Băng Nam Cực tan chảy trơ trọi mặt đất do nhiệt độ tăng kỷ lục
Chúng ta thường quên mất rằng Nam Cực vốn là một sa mạc, nhưng giờ bạn sẽ được thức tỉnh khi nhìn thấy hai bức ảnh này.
Những bức ảnh mới đây được NASA chia sẻ cho thấy một sự thật phũ phàng nhưng rõ như ban ngày. Trong hai ngày, 4/2 và 13/2 vừa qua, vệ tinh Landsat-8 của NASA đã chụp được 2 bức ảnh của đảo Đại bàng (một đảo nhỏ nằm ngoài khơi lục địa Nam Cực về phía Tây Bắc) đánh dấu một giai đoạn nhiệt độ tăng kỷ lục ở lục địa nằm ở cực nam Trái Đất.
Đảo Đại bàng ở Nam Cực vào ngày 4/2 và 13/2/2020.
Trong thời gian giữa 2 lần chụp, một lượng băng vĩnh cửu của hòn đảo này đã biến mất, để lộ ra những dải đất chỉ toàn là đá màu nâu trơ trọi.
Theo giáo sư khoa học môi trường Mauri Pelto, đồng thời là nhà băng hà học ở Trường đại học Nichols, Massachusetts, Mỹ, chỉ trong vài ngày hòn đảo này đã mất khoảng 20% lượng băng tuyết trong mùa. Hiện tượng băng tuyết tan như này có thể xảy ra ở Alaska và Greenland, nhưng xảy ra ở đây thì thật là bất thường.
Video đang HOT
Băng tuyết tan lần này trùng hợp với không chỉ một mà là hai thời điểm nhiệt độ tăng kỉ lục trong tháng 2 ở Nam Cực. Ngày 6/2, một trạm nghiên cứu ở rìa Bắc bán đảo Nam Cực đã ghi được mức nhiệt 18,30C, phá kỉ lục 17,50C hồi tháng 3 năm 2015.
Vài ngày sau, ngày 9/2, các nhà nghiên cứu ở gần đảo Seymour ghi nhận mức nhiệt 20,750C, xác nhận thêm một kỷ lục mới từ trước đến nay chưa từng có.
Hai bức ảnh cho thấy các mức nhiệt cao như vậy đã làm các dòng sông băng ở đây tan chảy đáng kể. Theo giáo sư Pelto, đảo Đại bàng đã mất gần 1,5 km2 diện tích băng tuyết chỉ trong 1 tuần, và hình thành nên một số hồ nước lớn màu xanh ở giữa đảo.
Trong khi mùa nào cũng có những thời điểm nhiệt độ tăng cao thì riêng mua hè này là mùa hè ấm đỉnh điểm của Nam Cực. Ở đây đã trải qua 2 đợt sóng nhiệt trong mùa, đó là vào tháng 11/2019 và tháng 1/2020. Điều đó nhắc nhở chúng ta rằng sự kiện băng tan chảy nhiều như vậy ngày càng xảy ra thường xuyên hơn và sự ấm lên toàn cầu tiếp tục không được kiểm soát.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/Live Science
Nam Cực tăng nhiệt, chim cánh cụt vùng vẫy trong bùn đất
Hình ảnh chim cánh cụt vùng vẫy trong bùn tại Nam Cực của nhiếp ảnh gia Frans Lanting khiến nhiều người lo lắng cho khả năng tồn tài của loài chim này khi Trái Đất nóng lên.
Ngày 18/2, trên trang Instagram của mình nhiếp ảnh gia Frans Lanting của National Geographic có đăng tải lời cầu cứu tới những tổ chức, cá nhân quan tâm đến đời sống của các loài động vật ở Nam Cực. Theo ông, chúng đang trong tình trạng nguy cấp do ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu.
"Chim cánh cụt Adelie còn được gọi là chim cánh cụt băng vì chúng phát triển mạnh trong cái lạnh cực độ của Nam Cực. Cùng với chim cánh cụt Hoàng đế, Adelies dành nhiều thời gian cho băng và tuyết hơn so với các loài khác trong họ chim cánh cụt. Tuy nhiên, giờ đây chúng phải học cách đối phó khi môi trường sống của chúng đang nóng lên đáng kể.
Những hình ảnh Frans Lanting ghi lại trong chuyến công tác ở Nam Cực. Tấm hình bên phải được ông nhắc đến trong bài viết. (Ảnh: Frans Lanting)
Trong chuyến đi gần đây của tôi đến Nam Cực, nhiệt độ hiếm khi giảm xuống dưới mức đóng băng trong gần hai tuần. Điều này rất bất thường. Nếu vẫn tiếp tục xảy ra, chúng ta có thể phải bắt đầu nghĩ về Adelies như loài chim cánh cụt ướp bùn.
Đây là hai cái nhìn từ một phía. Hình ảnh đầu tiên cho thấy một con chim bị vùi trong bùn. Nó mất dần phần phía dưới, đồng thời chưa sẵn sàng để đi xuống biển. Ảnh thứ hai cho thấy một cái nhìn tổng quan về Nam Cực.
Những hình ảnh thương tâm tại Nam Cực, khi chim cánh cụt bị huỷ hoại môi trường sống do sự nóng lên toàn cầu. (Ảnh: Frans Lanting)
Những con cánh cụt trưởng thành, trắng trẻo vừa lên bờ để chăm con, chúng phải đứng chen chúc trên bùn. Những con cánh cụt này không có chỗ khác để đi, bởi chúng sẽ chỉ cho con ăn ở gần nơi làm tổ ban đầu. Khi cánh cụt con bị bẩn, chúng sẽ mất khả năng cách nhiệt và có nguy cơ chết vì hạ thân nhiệt khi trời mưa hoặc lạnh trở lại.
Nếu bạn quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Nam Cực, làm ơn hãy xem các tổ chức hỗ trợ có thể làm điều gì đó giải quyết vấn đề này, bởi vì thay đổi bắt đầu từ chúng ta", Frans Lanting viết.
Bài viết của của Frans Lanting nhận được hơn 17 nghìn lượt tương tác của cộng đồng mạng. Đồng thời những hình ảnh của ông cũng được truyền đi và đăng tải trên nhiều diễn đàn yêu động vật trên toàn thế giới.
HẠ VŨ
Theo vtc.vn
Xuất hiện băng tuyết có màu đỏ như máu tươi ở châu Nam Cực Hiện tượng tuyết đỏ như máu có thể được quan sát ở Bắc Cực, Nam Cực cũng như trên dãy Alps. Hình ảnh được các nhà khoa học của Ukraine công bố. Thông tấn Ria Novosti dẫn thông tin từ tài khoản Facebook chính thức của Bộ Giáo dục và Khoa học Ukraine, cho biết, các nhà khoa học của nước này đã...