Băng Nam Cực chưa bao giờ nhỏ như bây giờ
Diện tích băng nổi ở Nam Cực đang ở mức nhỏ nhất, nhiều khả năng phá kỉ lục của năm 1997.
Băng ở Nam Cực đang ở mức nhỏ kỉ lục
Băng xung quanh Nam Cực đang ở mức nhỏ nhất sau nhiều năm chống chọi với sự ấm lên toàn cầu, theo dữ liệu ban đầu từ vệ tinh của Mỹ.
Băng nổi ở Nam Cực thường tan và có kích thước nhỏ nhất năm vào cuối tháng 2 (mùa hè của bán cầu Nam). Sau đó, nó sẽ tăng kích cỡ trở lại khi mùa thu lạnh đến.
Tuy nhiên, năm nay, băng ở Nam Cực chỉ rộng 2,28 triệu km vuông vào ngày 13.2, theo dữ liệu từ Trung tâm Băng tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC). Con số này đã phá kỉ lục 2,29 triệu km vuông ghi nhận vào ngày 27.2.1997.
Mark Serreze, giám đốc NSIDC, cho biết ông sẽ chờ đợi thêm kết quả đo trong vài ngày tới để xác nhận kỷ lục mới.
“Trừ khi một có một điều gì đó bất ngờ xảy ra, nếu không, chúng ta sẽ có kỉ lục băng nhỏ nhất ở Nam Cực”, ông nói với Reuters. “Một số người nói rằng chuyện này thực tế đã xảy ra rồi. Tuy nhiên, chúng tôi muốn cẩn thận hơn bằng cách đợi còn số trung bình của 5 ngày rồi mới đưa ra kết luận”.
Video đang HOT
“Trừ khi một có một điều gì đó bất ngờ xảy ra, nếu không, chúng ta sẽ có kỉ lục băng nhỏ nhất ở Nam Cực”, giám đốc NSIDC cho biết
Trong những năm gần đây, diện tích trung bình của băng quanh Nam Cực có xu hướng mở rộng mặc cho sự ấm lên toàn cầu.
Nhiều người hoài nghi sự ấm lên toàn cầu thường lấy băng Nam Cực ra làm ví dụ bảo vệ luận điểm của họ. Một số nhà khoa học khí hậu khác lại cho rằng sự mở rộng của băng Nam Cực là do thay đổi gió và dòng hải lưu.
“Chúng tôi luôn nghĩ Nam Cực như một con voi đang ngủ chỉ mới bắt đầu tỉnh dậy”, Serreze nói. “Có lẽ giờ nó đã thức tỉnh”.
Nhiệt độ trung bình trên thế giới tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2016 – năm thứ ba liên tiếp. Các nhà khoa học khí hậu cho rằng sự ấm lên toàn cầu đã gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, mưa lớn và làm tăng mực nước biển.
Theo Danviet
Ảnh: Hồ nước lớn gấp đôi Los Angeles biến thành sa mạc
Những bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hồ nước lớn thứ 2 ở Bolivia và lớn gấp 2 lần thành phố Los Angeles (Mỹ) đã bị biến thành sa mạc do biến đổi khí hậu.
Những bức ảnh từ Trạm quan sát Trái Đất của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy hồ nước mặn Poopo này đã trở thành một đồng bằng đầy cát bụi.
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy hồ Poopo nhanh chóng khô cạn sau vài năm. Theo các nhà khoa học, nước tại đây bốc hơi nhanh gấp ba lần - một hậu quả của biến đổi khí hậu
Một chiếc thuyền úp trơ trọi trên lòng hồ khô cạn
Nắng nóng cực độ, hạn hán kéo dài và dòng chảy bị chuyển hướng phục vụ khai mỏ và nông nghiệp được cho là những nguyên nhân chính khiến hồ nước rộng 30.000 mét vuông này bốc hơi nhanh chóng.
Theo giáo sư Milton Perez từ Đại học Kĩ thuật Oruno, hồ Poopo đã được theo dõi trong khoảng 60 năm, và đã có những bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng lên hồ trong thập kỉ qua.
Một cư dân đang lang thang trên lòng hồ cạn kiệt
Hồ Poopo đã từng khô cạn vào năm 1994, và các nhà nghiên cứu cho biết phải mất vài năm hồ mới đầy nước trở lại và hệ sinh thái phục hồi hoàn toàn.
Trước đây cứ khoảng 8 năm hồ nước này lại có thay đổi mạnh mẽ do biến đổi khí hậu, song gần đây do hiện tượng nóng lên toàn cầu, thời gian bị rút ngắn lại còn 3 năm.
Các nhà khoa học lo ngại lần này hồ Poopo sẽ khó phục hồi.
"Đây là lời cảnh báo về tương lai của biến đổi khí hậu," Dirk Hoffman, nhà băng hà học người Đức cho biết. Hoffman nghiên cứu hiện tượng nhiệt độ tăng lên do đốt nhiên liệu hóa thạch đã đẩy mạng quá trình băng tan ở Bolivia như thế nào.
Một ngư dân bên chiếc lưới đánh cá bỏ lâu không dùng
Trong 3 năm qua hơn 100 gia đình đã bán cừu, lạc đà, bỏ lại lưới đánh cá và bỏ ngôi làng Untavi nằm ven hồ đi, khiến dân số ở đây giảm hơn một nửa.
Ngôi làng Untavi hiu quạnh sau khi một nửa cư dân bỏ đi
"Ở đây không có tương lai," Juvenal Gutierrez, một cư dân Untavi cho biết. Anh này hiện đã chuyển đến một thị trấn gần đó hành nghề lái xe ôm.
Thjeo Danviet
Vật thể đường kính 243km ở Nam Cực gây đại tuyệt chủng? Các nhà khoa học tin rằng, một vật thể bí ẩn dưới lớp băng dày ở Nam Cực làm thay đổi sự hiểu biết của con người về lịch sử. Vật thể được cho là thiên thạch ẩn dưới lớp băng Nam Cực có đường kính 243 km. Theo The Sun (Anh), vật thể bất thường có đường kính 243 km, được vệ...