Bang Mỹ tổ chức cầu nguyện chống Covid-19
Bang Nam Dakota và Iowa kêu gọi dân chúng tham gia các buổi cầu nguyện tập thể để chống lại Covid-19 thay vì ban lệnh cách biệt cộng đồng.
Phần lớn các bang ở Mỹ đã ban hành các lệnh hạn chế đi lại ở mức độ khác nhau để ngăn Covid-19 lây lan, trong bối cảnh số ca nhiễm ở nước này đã vượt 500.000, mức cao nhất thế giới. Dù vậy, chính quyền một số bang vẫn kiên quyết từ chối ban hành chỉ thị cách biệt cộng đồng, trong đó hai bang Nam Dakota và Iowa thậm chí còn kêu gọi người dân cầu nguyện tập thể trước Lễ Phục sinh để chống nCoV.
Kristi Noem, thống đốc bang Nam Dakota, cho rằng bà không ra lệnh cho người dân ở nhà để ngăn Covid-19 lây lan bởi “người dân tự chịu trách nhiệm chính cho an toàn của mình”. Nữ thống đốc 48 tuổi này còn ví lệnh cách biệt cộng đồng giống “các biện pháp hà khắc” mà giới chức Trung Quốc ban hành để ngăn đại dịch. Thay vào đó, bà tuyên bố 8/4 là “ngày cầu nguyện toàn bang để chấm dứt đại dịch”.
Bang Iowa cũng tổ chức những buổi cầu nguyện tập thể vào hôm 9/4. Kim Reynold, thống đốc bang Iowa, đảng viên Cộng hòa, chủ trì các sự kiện này, dù trước đó đã ban lệnh đóng cửa trường học, nhiều doanh nghiệp và địa điểm công cộng, cấm các cuộc tụ họp hơn 10 người tham gia.
“Trong suốt lịch sử của chúng tôi, người Iowa tìm thấy bình an, sức mạnh và đoàn kết thông qua cầu nguyện trước Chúa với lòng khiêm nhường để xin sức mạnh của ngài trong thời khắc khó khăn”, Reynold cho biết trong một thông cáo.
Giới chức y tế Iowa hồi tuần trước kêu gọi ban hành các biện pháp ngăn chặn nCoV quyết liệt hơn, tương tự những gì 95% dân số Mỹ đang chịu. Thống đốc Reynold nói các hạn chế như vậy không cần thiết với những khu vực chưa có báo cáo ca nhiễm, dù các chuyên gia cảnh báo nhiều người nhiễm nCoV có thể không biểu hiện triệu chứng trong thời gian dài.
Một tín đồ cầu nguyện tại Nhà thờ St. Anthony ở thành phố Des Monies, bang Iowa, Mỹ ngày 27/3. Ảnh: AP.
Nebraska và Bắc Dakota là hai bang khác phản đối chính sách hạn chế đi lại. “Điều này không phụ thuộc nhiều vào những gì chính quyền thông báo mà vào những gì mỗi cá nhân làm”, Thống đốc Bắc Dakota Doug Burgum nói.
Thống đốc bang Arkansas Asa Hutchinson nói các yếu tố tại địa phương như mật độ dân số thấp cho thấy không cần áp lệnh hạn chế rộng rãi. Hutchinson cho rằng các biện pháp hạn chế đi lại tại Arkansas sẽ có hiệu quả thấp, bởi việc miễn thi hành với các dịch vụ thiết yếu sẽ đồng nghĩa với việc “700.000 dân Arkansas thức dậy vào sáng hôm sau và đi làm”.
Video đang HOT
Dù Louisiana đã ban hành một số biện pháp hạn chế đi lại, một số người tại bang này viện dẫn các quyền tự do tôn giáo trong Hiến pháp Mỹ để phản đối quyết định của giới chức. Hàng trăm tín đồ vẫn đổ xô về nhà thờ Life Tabernacle tại thành phố Central hôm 5/4, bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người.
“Họ thà đến nhà thờ và thể hiện lòng tôn kính như những người tự do hơn là sống như tù nhân trong ngôi nhà của mình suốt 22 ngày”, mục sư Tony Spell nói.
Spell sau đó bị bắt với cáo buộc vi phạm các quy tắc cách biệt cộng đồng, song cho biết sẽ tiếp tục thuyết giáo. Một tín đồ của nhà thờ Life Tabernacle nói các loại virus được nỗi sợ hãi nuôi dưỡng, khẳng định bản thân không sợ hãi vì có niềm tin.
Tại bang Ohio, các cơ sở thờ tự được Thống đốc Mike DeWine đưa vào diện miễn trừ với lệnh cấm tụ tập đông người. Khi được hỏi tại sao không sợ lây nCoV khi tham gia cầu nguyện, một tín đồ của nhà thờ Solid Rock ở thành phố Monroe nói “tôi được máu của Chúa Jesus bao phủ”.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 1,7 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 102.000 người chết và gần 376.000 người đã hồi phục. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn nửa triệu ca nhiễm, trong đó hơn 18.000 người chết và hơn 29.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến
Lễ phục sinh buồn khắp thế giới năm 2020 vì COVID-19
Theo AFP, các địa điểm hành hương trong mùa Phục sinh ở Trung Đông, châu Âu và châu Á đều vắng bóng người trong ngày thứ sáu Tuần Thánh 10-4, dù hằng năm không khí ở những nơi này đông vui, hối hả.
Một người đàn ông đứng trước cánh cổng đóng kín của nhà thờ Holy Sepulchre ở thành phố cổ Jerusalem trong ngày 10-4 - Ảnh: REUTERS
Lễ Phục sinh năm 2020 là một lễ Phục sinh buồn, do người dân nhiều nước đang bị cấm tụ tập để tuân thủ các biện pháp hạn chế để kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
Theo Vatican, Tuần Thánh và Lễ Phục sinh, từ ngày 5 đến 12-4, sẽ diễn ra bên trong Vương cung thánh đường Thánh Phero nhưng không có sự tham gia của công chúng.
Hơn 35 năm qua, vào dịp lễ Phục sinh, quảng trường thánh Phero ở Vatican được trang hoàng với hoa tulip, hoa thủy tiên, hoa hồng, hoa lan do các chuyên gia trang trí hoa của Hà Lan thực hiện. Năm nay, do dịch bệnh COVID-19 diễn ra nghiêm trọng ở Ý, việc trang trí hoa cho quảng trường thánh Phero vào lễ Phục sinh bị hủy.
Lễ Phục sinh năm 2019 có hơn 70.000 người đến Vatican để nghe Giáo hoàng đọc thông điệp Phục sinh và ban phép lành cho toàn thế giới. Tuy nhiên, truyền thống như thông điệp của Giáo hoàng cũng phải thay đổi, Giáo hoàng sẽ đọc thông điệp được tường thuật trực tiếp từ phòng thư viện.
Ý đang cân nhắc về quyết định kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc đến ngày 3-5.
Ở Anh, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cảnh báo đỉnh dịch COVID-19 ở nước này có thể sẽ rơi vào ngày lễ Phục sinh.
Hãng Reuters đưa tin tình huống xấu nhất mà Chính phủ Anh đưa ra là số trường hợp tử vong do COVID-19 có thể lên tới 50.000 người, nếu người dân không tuân thủ nghiêm túc các biện pháp tự cách ly.
Tại Thuỵ Điển, Vua Carl XVI Gustaf kêu gọi người dân hạn chế đi thăm người thân trong mùa lễ Phục sinh nhằm ngăn ngừa COVID-19 lây lan.
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc cho đến hết 19-4. Bà cũng khuyến cáo người dân tránh đi thăm người thân trong kỳ nghỉ Lễ Phục sinh.
Tổng thống Romania Klaus Iohannis kêu gọi công dân ở nước ngoài không nên trở về trong dịp lễ Phục sinh năm nay.
Tại Bỉ, những nhà sản xuất chocolate nổi tiếng của nước này đang có một mùa Phục Sinh ảm đạm, không có không khí hối hả bán mua trứng chocolate, thỏ chocolate hay các hộp quà chocolate như mọi năm. Một cửa hàng cho biết doanh số kinh doanh mùa Phục sinh ở Bỉ giảm 90% do người dân phải ở nhà và ngành du lịch hiện đang án binh bất động.
Một người đàn ông đứng trước cánh cổng đóng kín của nhà thờ e Holy Sepulchre ở thành phố cổ Jerusalem trong ngày 10-4 - Ảnh: REUTERS
Tại Mỹ, theo Reuters, một số ít nhà thờ dự định tổ chức lễ "một cách cá nhân" và cho rằng họ có quyền cầu nguyện riêng lẻ dù đa số nhà thờ ở Mỹ sẽ đóng cửa vào chủ nhật, 12-4.
Tony Spell, một mục sư ở nhà thờ Life Tabernacle ở Louisiana cho biết "Quỷ Satan và virus sẽ không ngăn được việc cử hành thánh lễ. Ông Spell hi vọng sẽ có hơn 2.000 người dự lễ tại nhà thờ của mình vào chủ nhật tới.
"Chúa sẽ bảo vệ tất cả chúng ta khỏi hiểm nguy và bệnh tật", mục sư Spell trả lời phỏng vấn Reuters.
Một nhà thờ khác, nhà thờ phúc âm Cross Culture Center ở Lodi, California, cũng khẳng định sẽ tổ chức thánh lễ Phục sinh. Giảng sư Jon Duncan của nhà thờ cho biết: "Chúa yêu cầu anh chị em gặp gỡ và chúng ta sẽ làm thế vào lễ Phục sinh".
Dù vậy, phần lớn người Mỹ dự kiến sẽ tuân thủ khuyến cáo của nhà chức trách và ở nhà.
Tại Philippines, quốc gia Thiên chúa giáo lớn ở Đông Nam Á, theo Reuters, ngày 10-4 một số tín đồ mộ đạo đã thực hiện nghi thức hành xác để tưởng nhớ khổ nạn của Chúa hoặc tụ tập cầu nguyện bên ngoài nhà thờ đóng kín bất chấp quy định của chính quyền về việc giãn cách xã hội.
Người Philippines tại Manila chịu đánh roi để hiểu khổ nạn của chúa trong ngày 10-4 - Ảnh: REUTERS
Nhiều tín đồ giải thích họ đến nhà thờ vì muốn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 sớm kết thúc và cầu nguyện để đất nước trở lại bình thường.
HỒNG VÂN
Thủ tướng Đức kêu gọi công dân tiếp tục tuân thủ hạn chế để phòng dịch Thủ tướng Merkel nói rằng đã có những dấu hiệu cho thấy hiệu quả từ các biện pháp hạn chế, sự lây lan virus SARS-CoV-2 đã chậm lại, nhưng bà chưa thể đưa ra thời hạn kết thúc đối với các hạn chế. Trẻ em chơi đùa trong công viên tại Berlin, Đức. (Ảnh: THX/TTXVN) Truyền thông Đức tối 3/4 (giờ Đức) đăng...