Bang Mỹ đầu tiên bầu toàn phụ nữ da màu vào Hạ viện
New Mexico trở thành bang đầu tiên ở Mỹ có toàn bộ nhóm nghị sĩ ở Hạ viện là phụ nữ da màu.
Theo kết quả bầu cử được bang New Mexico công bố sáng 4/11, nghị sĩ Deb Haaland, một trong những phụ nữ Mỹ bản địa đầu tiên được bầu vào quốc hội năm 2018, đã tiếp tục tái đắc cử.
Ứng viên Dân chủ Teresa Leger Fernandez, một phụ nữ da màu khác, cũng giành được một ghế trong Hạ viện trước đối thủ Cộng hòa Alexis Johnson. Thành viên cuối cùng trong phái đoàn Hạ viện bang New Mexico là Yvette Herrell đến từ đảng Cộng hòa. Herrell là một thành viên bộ tộc Cherokee bản địa.
Cuộc bầu cử năm nay sẽ bầu lại toàn bộ 435 ghế Hạ viện. Trước thềm bầu cử, đảng Dân chủ chiếm ưu thế tại Hạ viện với 233 ghế, trong khi con số này của đảng Dân chủ là 201.
Hạ nghị sĩ Deb Haaland tại văn phòng ở Washington hồi tháng 1/2019. Ảnh: Reuters.
Theo dự đoán của Fox News hôm 3/11, đảng Dân chủ sẽ tiếp tục giành đa số ghế tại Hạ viện và kiểm soát cơ quan này. Fox News nhận định đây sẽ là chiến thắng lớn với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Chủ tịch Pelosi hôm 2/11 cho biết Hạ viện Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng để quyết định ai là tổng thống nếu phiếu đại cử tri “bất phân thắng bại”. Theo Tu chính án thứ 12 của Hiến pháp Mỹ, nếu các ứng viên trong cuộc bầu cử tổng thống không thể hội đủ 270 phiếu đại cử tri để giành chiến thắng rõ ràng, Hạ viện sẽ là nơi định đoạt ai là tổng thống Mỹ tiếp theo.
Tuy nhiên, với 264 phiếu đại cử tri, ứng viên Dân chủ Joe Biden đang tiến rất gần tới mục tiêu giành được 270 phiếu đại cử tri để chiến thắng cuộc đua vào Nhà Trắng. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thua ở nhiều bang chiến trường quan trọng và ngày càng hẹp cửa tái đắc cử.
Các lãnh đạo phe Dân chủ quỳ gần 9 phút tại quốc hội Mỹ
Các nghị sĩ hàng đầu đảng Dân chủ quỳ và mặc niệm trong 8 phút 46 giây trước khi bắt đầu phiên họp tại tòa nhà quốc hội Mỹ.
"Chúng tôi ở đây để tưởng niệm nỗi đau đó và thể hiện tôn trọng những người dân đã lên tiếng phản đối điều đó, đặc biệt là bạo lực của cảnh sát. Chúng tôi ở đây để tôn vinh George Floyd", Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phát biểu hôm 8/6 tại tòa nhà quốc hội Mỹ.
Bà Pelosi và nhiều lãnh đạo hàng đầu của đảng Dân chủ tại quốc hội cùng quỳ và mặc niệm trong 8 phút 46 giây, bằng thời gian sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì trên cổ người da màu George Floyd hôm 25/5. Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ Jerry Nadler không quỳ vì lý do sức khỏe.
Chủ tịch Pelosi (áo đỏ) mặc niệm cùng các lãnh đạo đảng Dân chủ hôm 8/6. Ảnh: Reuters.
Các nghị sĩ Dân chủ tại quốc hội Mỹ hôm nay công bố dự luật đối phó tình trạng bạo lực của cảnh sát và phân biệt chủng tộc, trong đó đề xuất cấm lực lượng hành pháp khống chế nghi phạm bằng cách kẹp hoặc ghì cổ, ngừng lập hồ sơ theo chủng tộc, yêu cầu cảnh sát khắp nước Mỹ trang bị máy quay gắn trên người khi làm nhiệm vụ.
Dự luật cũng kêu gọi phi quân sự hóa lực lượng cảnh sát bằng cách hạn chế số khí tài quân dụng được Lầu Năm Góc chuyển cho các sở cảnh sát. Báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy cảnh sát trên khắp nước Mỹ đang sở hữu lượng trang bị quân dụng trị giá 1,8 tỷ USD, dù nhiều chuyên gia cho rằng chúng không giúp ích khi đối phó tội phạm thông thường.
Chủ tịch Pelosi, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer, thượng nghị sĩ Kamala Harris và chủ tịch Nhóm nghị sĩ da màu tại quốc hội Mỹ Karen Bass sẽ thảo luận về dự luật này sau khi công bố. Hiện chưa rõ đề xuất có được phe Cộng hòa đang kiểm soát Thượng viện ủng hộ hay không. Dự luật sẽ cần sự phê chuẩn của Thượng viện và Tổng thống Donald Trump trước khi có hiệu lực.
Các cuộc biểu tình đã xảy ra khắp nước Mỹ gần hai tuần qua để phản đối bạo lực của cảnh sát, dẫn đến cái chết của George Floyd ở Minneapolis, bang Minnesota. Floyd bị Chauvin ghì chết khi bị khống chế dù đã nhiều lần cầu xin "tôi không thể thở". Biểu tình cũng đã lan đến nhiều quốc gia để đòi công lý cho Floyd và đấu tranh bình đẳng chủng tộc.
George Floyd chết trong lúc bị cảnh sát ghì cổ như thế nào. Video: NY Times.
Ba mục tiêu khác nhau của cuộc đấu tranh vì người da màu Mỹ Biểu tình 'tôi không thể thở' khác gì cuộc bạo loạn 1992? Nỗi tuyệt vọng của phong trào biểu tình vì George Floyd 22
Nhiều người Mỹ đi săn vì lo thiếu thịt do dịch COVID-19 Do Mỹ đứng trước nguy cơ thiếu thịt nghiêm trọng vì dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) lan rộng, nhiều người dân nước này đã đi săn bắn để tìm nguồn thức ăn thay thế. Hai giáo viên trung học cơ sở Brian Van Nevel và Nathaniel Evans đi săn tại rừng quốc gia gần hạt Taos, bang New Mexico. Ảnh: REUTERS...