Bãng lãng sắc thu Tây Nguyên
Trong ý nghĩ võ đoán của nhiều người, Tây Nguyên chỉ có hai mùa: mùa mưa và mùa khô; nhưng nếu bạn có một tâm hồn tinh tế đang neo đậu, nếu bạn thực sự yêu xứ sở Tây Nguyên mênh mông này, bạn sẽ nhận ra, từ khoảng đầu tháng Tám, dáng thu Tây Nguyên hiện về khắp nẻo trong vẻ khoan thai, dịu dàng, đằm thắm…
Ấy là lúc Tây Nguyên bỏ nắng và gió vào trong chiếc túi càn khôn, chỉ giữ lại trên núi đồi, trên bờ vai cái se lạnh của trời sương mênh mang, bãng lãng lúc thu về.
Nói thu Tây Nguyên về, là bởi nó đã từng đến, rồi đi, rồi trở lại sau mùa nắng gió bời bời. Một chiều hay một sớm mai bất chợt, núi đồi bỗng nhiên đứng im, nắng và gió như dắt nhau đi vắng, và cõi không bỗng dịu mát lạ lùng. Ấy là thu đang về. Nửa đêm thức dậy, nhìn lên trời cao, thấy sương giăng xuống quanh mình, hơi lạnh như có thể đưa tay vốc lấy được. Cảm giác như đang trong hai tay có một vốc hương thu lạnh tê, như thể mùa thu đang chậm rãi thấm vào hồn qua đôi tay nâng niu ấy.
Ảnh minh họa/nguồn Internet
Cỏ cây, hoa lá bỗng mang mùi hương nhè nhẹ, đó chính là hương thu, như đang chuyển động khắp đó đây, ùa phả vào từng bản làng, từng chiếc lá, cánh hoa, trôi cả trên con suối róc rách, rồi đi ngược lên từng góc phố, hòa cùng âm thanh của một giai điệu núi rừng nào đó. Hương thu quyện với mùi thơm tinh khiết của đất trời lan tỏa dịu nhẹ đến vô cùng. Mùa thu Tây Nguyên thường đi kèm theo những ngày mưa phùn, như để ủ độ ẩm thấp toàn cõi, rồi sau đó triệu triệu nụ hoa rừng hoang dã bắt đầu cựa mình e ấp rồi nở bung khoe sắc. Hoa dại thôi, nhưng gom nhặt trong mình hơi sương, sắc nắng, vị gió Tây Nguyên để dệt nên cho mình những chiếc khăn voan đầy màu sắc quyến rũ. Mùa thu là mùa có nhiều loài hoa rừng nở rực rỡ nhất trong năm ở Tây Nguyên.
Chính vì thế có thể nói Tây Nguyên đẹp nhất là vào khoảng trời thu. Cao vọi tầng không một màu xanh ngắt sau cơn mưa, những áng mây biếng lười như những tấm khăn voan trắng bay nhè nhẹ giữa tầng không. Nắng không đi hẳn, còn ở lại với sắc màu như vàng hơn, trong hơn và hình như nắng cũng có màu xanh khi lọt vào giữa bạt ngàn rừng. Gió như cũng không đi hẳn, mà còn ở lại để nhè nhẹ đưa hương hoa tỏa đi khắp cõi. Những vạt rừng thấm đẫm hơi thu, hơi nắng và cả hơi gió nên lá sớm đổi thành nhiều màu sắc khác nhau: xanh, đỏ, vàng, tím… Những núi đồi tiếp nối dang tay tạo nên bức tranh đa màu sắc.
Mùa thu Tây Nguyên ghé đến đâu cũng thấy tâm hồn mình thư thái. Những con đường Buôn Ma Thuột nắng ngả vàng hơn. Có thể nhỏ một giọt nắng mật ong ấy vào tách cà phê Ban Mê trên góc phố, rồi nhấp một ngụm, nghe cà phê hương thu dìu dịu một cách đài cát trên chiếc lưỡi mơ hồ. Lúc này xuống hồ Lắk, sẽ thấy một dải lụa mềm vắt qua đại ngàn xanh thẳm, mặt nước phẳng lặng cho những cánh rừng soi bóng, tạo nên một bức tranh thiên nhiên trong trẻo và thơ mộng.
Từ hồ Lắk, vượt qua những con đèo dựng ngược, là đến với Đà Lạt, xứ sở ngàn hoa huyền thoại. Mùa thu Đà Lạt đắm mình trong cơn mưa chiều khiến lòng ta mềm lại, nhưng lại khiến đôi chân ta rong ruổi xuống phố, xuôi với cuộc đi dạo quanh hồ Xuân Hương thơ mộng. Ngồi trên bãi cỏ ven hồ, ngắm nhìn xung quanh, ta nhận ra dường như đã thấy mùa thu đã ghé thăm trên những ngọn gió vô hình, đang rong đùa trên thảm cỏ. Đà Lạt mùa thu nhộn nhịp nhưng không hối hả, rực rỡ nhưng không đa kỳ, nhưng lại làm nhân gian đắm đuối.
Hãy chậm lại. Mùa thu Tây Nguyên nói. Ta dừng lại theo lời thu và nhận ra mùi hương đang phảng phất cùng điệu valse của núi rừng. Những ngày thu, đến Tây Nguyên thấy nhịp đời chậm lại. Nhịp phố núi nhẹ nhàng qua những vòng xe như vòng quay dệt sợi tơ, nhịp chậm rãi như bước chân trì níu đất đai của người lên nương lên rẫy. Hình như có nụ cười mỉm thoáng gợn trong chiếc gùi trên nương rẫy, trên dòng phố, những nụ cười hoa nở trong làn hơi thu se sẽ. Bấy giờ ta hãy tìm một con đường xuyên rừng nào đó, mở rộng lồng ngực hít thở khí trời vô lượng trong lành, rồi dang rộng đôi tay ôm hết không gian. Dang thật rộng vòng tay, hít thật đầy lồng ngực, để nhắc nhủ với trái tim ta rằng, ta đang ở trong mùa thu Tây Nguyên tuyệt vời bất tận…
Măng Đen - 'Đà Lạt thứ hai' giữa núi rừng Tây Nguyên
Nằm ở độ cao 1200m so với mực nước biển, Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, Kon Tum được ví như 'Đà Lạt thứ hai' giữa núi rừng Tây Nguyên.
Với không gian gần...
Măng Đen
Thời điểm ghé thăm Măng Đen
Khí hậu ở Măng Đen quanh năm mát mẻ, thời tiết ôn hòa nên bạn có thể đi tới đây vào bất cứ mùa nào trong năm.
Video đang HOT
Nếu đến vào tháng 1-3 bạn sẽ được thưởng thức hoa mai, hoa anh đào, hoa Mimosa, hoa ban nở rộ, khoe sắc khắp núi rừng, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp khiến bạn lưu luyến không muốn rời đi.
Tháng 4-6: Đây là khoảng thời gian lý thú nhất bởi bạn sẽ cảm nhận được thời tiết se se lạnh, không khí trong lành, thoáng đãng với mùi thơm dịu nhẹ của hoa mua, hoa sim tím nở rộ trên khắp nẻo đường, tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn khiến bạn có cảm giác như đang ở giữa Đà Lạt thật sự vậy.
Tháng 6 - 7 là thời điểm những cánh đồng lúa chín vàng, người dân nơi đây bắt đầu gặt lúa tạo nên một bức tranh vô cùng ấm no và trù phú.
Nếu yêu thích hoa mâm xôi, phúc bồn tử, bạn hãy đến Măng Đen vào tháng 8. Yêu hoa dã quỳ thì đến vào tháng 11 và tháng 12. Vào thời điểm này trải dài khắp núi rừng hoa dã quỳ nở vàng rực rỡ, bạn sẽ ngỡ như mình lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh vậy.
Măng Đen
Phương tiện đi lại
Để đến được Măng Đen bạn có thể dễ dàng chọn cho mình phương tiện phù hợp như máy bay, ô tô hay tàu hỏa. Từ trung tâm TP. Kon Tum, bạn có thể đi ôtô hoặc xe máy trên quốc lộ 24 về phía Đông Bắc 54 km sẽ đến được Măng Đen. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn phương án đi xe buýt, sẽ an toàn và tiện lợi hơn cho bạn.
Khi đến Măng Đen, bạn nên thuê xe máy tại các địa điểm lưu trú để được tận hưởng cảm giác lang thang trên những cung đường xanh mát, bình yên tuyệt đẹp của vùng đất này.
Măng Đen
Địa điểm lưu trú
Ở Măng Đen có rất nhiều homestay đẹp cho bạn lựa chọn như: Sum Villa Homestay Mang Den, Hoa Gió Home Măng Đen, Shabbat Home Măng Đen, HeniSi Homestay Măng Đen, Angels Homestay,...Hay các khách sạn như: Khách sạn KonKlor Hotel, Khách sạn Đồi Thông, khách sạn Hoa Sim... Đây đều là các homestay, khách sạn nằm gần trung tâm thị trấn và xung quanh các địa điểm du lịch nổi tiếng rất thuận lợi cho việc di chuyển và tham quan của bạn.
Những điểm tham quan nổi tiếng tại Măng Đen
Chùa Khánh Lâm
Nằm trên một ngọn đồi nguyên sinh, cao trên 1.200m so với mực nước biển, để đến được chùa Khánh Lâm bạn cần bước qua hơn 200 bậc đá. Ngôi chùa bề thế, tôn nghiêm ẩn hiện dưới tán cây rừng xanh mát. Đây là ngôi chùa mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên, là điểm lựa chọn đầu tiên của nhiều du khách trong hành trình đến với Măng Đen.
Làng văn hóa du lịch Kon Bring
Là một trong bốn làng văn hóa du lịch cộng đồng của huyện Kon Plông, làng Văn hóa du lịch cộng đồng Kon Bring là ngôi làng của người Mơ Nâm (thuộc dân tộc Xơ Đăng). Làng nổi bật với mái nhà Rông cao chọc trời giữa rừng xanh đại ngàn. Bao bọc xung quanh nhà Rông là những ngôi nhà sàn nhỏ xinh của dân tộc Xơ Đăng nằm nối tiếp nhau.
Đến với làng Kon Bring, bạn sẽ được tìm hiểu về phong tục tập quán và hòa nhập cùng đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây với các lễ hội như: Lễ hội gieo mạ, lễ ăn lúa mới, lễ hội máng nước, lễ hội mừng nhà Rông, lễ đóng cửa kho lúa...và những nghi lễ vòng người như: cưới hỏi, sinh đẻ, trưởng thành, qua đời...
Làng văn hóa du lịch Kon Bring
Hồ Đắk Ke
Hồ Đắk Ke có tên gốc là Hồ Toong Rơ Poong diện tích khoảng 3ha. Hồ sở hữu không gian hoang sơ, mặt hồ trong xanh được bao bọc bởi những ngọn núi, phủ xanh bằng những cánh rừng bạt ngàn. Ở khu du lịch hồ Đắk Ke còn có rất nhiều loại hình dịch vụ vui chơi giúp bạn giải trí thoải mái như chèo thuyền, đạp xe nước, cắm trại...
Thác Pa Sỹ
Thác được tạo thành từ 3 ngọn suối lớn nhất Măng Đen, nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Tuy vậy, nhưng thác lại không ầm ào mà dịu dàng với dòng chảy trắng xóa giữa đại ngàn Tây Nguyên.
Trên đường di chuyển đến thác Pa Sỹ, bạn sẽ đi qua khu Vườn Tượng Gỗ là một địa điểm độc đáo được rất nhiều du khách yêu thích. Các nghệ nhân tại Măng Đen đã thổi hồn vào những bức tượng gỗ, tái hiện sống động đời sống sinh hoạt văn hóa của người nơi đây với tượng mẹ địu con, mọi người quây quần uống rượu cần, lên rẫy, dệt vải hay các lễ hội đặc sắc....
Vườn Tượng Gỗ
Tượng Đức Mẹ ở Măng Đen
Tượng Đức Mẹ Măng Đen là một di tích, điểm hành hương công giáo của giáo phận Kon Tum. Đây là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng tại Măng Đen. Được phát hiện vào năm 2004, tượng đức mẹ hiện diện giữa khung cảnh núi rừng, thiên nhiên hoang sơ, thu hút hàng chục nghìn người hành hương mỗi năm.
Cầu treo Kon Klor
Điểm xuyết giữa những cánh rừng Tây Nguyên hùng vĩ là cầu treo Kon Klor đang in bóng uy nghi trên dòng sông Đắk Bla phẳng lặng. Không chỉ là cầu nối đôi bờ sông mà nơi đây còn là địa điểm check in siêu "hot" với giới trẻ.
Băng qua bên kia cầu là bạn có thể đến với làng dân tộc Ba Na Kon, một ngôi làng nhỏ vẫn giữ được những nét truyền thống của dân tộc Ba Na. Cùng nhâm nhi một chút rượu cần nồng ấm bên bếp lửa bập bùng với người dân nơi đây sẽ là một trải nghiệm khó quên đối với bạn.
Đặc sản Măng Đen
Đến Măng Đen, bạn không nên bỏ qua các món ăn đặc sắc như: Gà nướng, gà tầm Măng đen, cơm lam, bánh canh cá lóc Akay, lẩu xuyên tiêu Măng Đen, lẩu cá tầm Măng Đen, Phở khô miền Trung ...
Ngoài ra, bạn có thể mua sâm Ngọc Linh Kon Tum, cà phê Đăk Hà, chuối hột rừng, tiêu rừng, rượu vang sim rừng Măng Đen, sâm dây, măng chua...về làm quà cho bạn bè và người thân.
Gà nướng, gà tầm Măng đen, cơm lam, bánh canh cá lóc Akay, lẩu xuyên tiêu Măng Đen, lẩu cá tầm Măng Đen, Phở khô miền Trung ...
Bạn cần chuẩn bị những gì khi đến Măng Đen ?
Hãy kiểm tra thời tiết trước khi đến với Măng Đen.
Để hạn chế tia cực tím tới mức thấp nhất bạn nhớ mang theo kem chống nắng, áo khoác, nón... chọn những đôi giày thể thao, trekking có độ bám dính tốt; đồng thời mang theo kem chống côn trùng, vớ cao cổ khi đi vào rừng. Đừng quên mang thêm áo bông, bao tay,...khi đi vào dịp mùa Đông.
Một chuyến du lịch tới Măng Đen sẽ thật hoàn hảo khi bạn nắm thật chắc những thông tin ở trên. Chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến với Măng Đen nhé.
Thị trấn Măng Đen có diện tích 148,07 km, dân số năm 2018 là 6.913 người [1] , mật độ dân số đạt 47 người/km.
Nằm ở độ cao 1200 mét so với mực nước biển, được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng nguyên sinh bao quanh, thị trấn có nền khí hậu miền núi ôn hòa mát dịu quanh năm. Bên cạnh thảm rừng nguyên sinh, cảnh quan thiên nhiên nơi đây còn thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và nông nghiệp cây xứ lạnh, cây dược liệu do độ ẩm cao, thổ nhưỡng phù hợp, địa hình đa phần gò đồi thấp, cùng hệ thống sông, suối và nhiều hồ, thác nước.
Từ những thập niên đầu thế kỷ 20, người Pháp đã đến Măng Đen khảo sát, đưa cây thông vào trồng với ý định xây dựng một trạm nghỉ dưỡng trên vùng đất này. Vì khí hậu và cảnh quan đặc biệt, có nhiều nét tương đồng với Đà Lạt nên nơi đây được ví như là Đà Lạt của vùng Bắc Tây Nguyên, và hiện được quy hoạch để trở thành Khu du lịch sinh thái quốc gia .
Măng Đen là vùng đất cổ có cấu tạo địa chất lâu dài và phức tạp, được hình thành từ thời kỳ Tiền Cambri cách đây khoảng 2.500 triệu năm. Cùng với quá trình vận động của vỏ Trái Đất vào cuối Kỷ Đệ Tam , Măng Đen chịu ảnh hưởng từ sức dội của vận động uốn nếp dãy Himalaya . Sang Kỷ Đệ Tứ , một mặt dung nham bazan tràn ra, mặt khác các hoạt động nâng lên theo các nếp oằn đứt gãy từ trước, các khối tảng Ngọc Linh , Pleiku tiếp tục ổn định, còn Măng Đen không thuộc hệ núi Ngọc Linh mà nó là khúc đuôi về phía Đông Bắc của cao nguyên Pleiku, với một địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa mát mẻ của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, với dải đất đỏ bazan trù phú.
17 Tháng 08, 2022 | 10:10
Hòn đảo hình con chim ở Phú Yên Mang hình thù giống một chú chim với chiếc mỏ dài màu trắng cùng thân hình béo tròn, đảo hòn Chùa (TP Tuy Hòa, Phú Yên) mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt khách tới khám phá. Nằm cách TP Tuy Hòa khoảng 10 km về phía bắc, cụm đảo hòn Chùa thuộc xã An Phú (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên)...