Bằng lái xe do Việt Nam cấp có thể sử dụng ở hơn 70 quốc gia
Từ đầu năm 2015, Việt Nam sẽ cấp bằng lái xe quốc tế, được dịch ra nhiều thứ tiếng và có thể sử dụng ở hơn 70 nước trên thế giới.
Giấy phép lái xe quốc tế sẽ được dịch ra nhiều thứ tiếng và có thể sử dụng được trên 70 quốc gia. Ảnh minh họa.
Đây là một trong những nội dung nằm trong đề án hợp tác quốc tế Công ước Vienna về giao thông đường bộ (bao gồm các vấn đề như biển báo, tín hiệu giao thông đường bộ, giấy phép lái xe cơ giới đường bộ..) của Tổng Cục đường Bộ Việt Nam.
Theo đề án này, Việt Nam sẽ công nhận và cho sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước Vienna (hơn 70 nước) cấp, mà không phải đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam. Giấy phép lái xe quốc tế mà Việt Nam cấp sẽ gồm tiếng Việt và được dịch sang các tiếng thông dụng như Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.
Đối với người Việt Nam đi công tác, học tập và định cư ở nước ngoài đã có giấy phép lái xe quốc gia có nhu cầu sử dụng giấy phép lái xe này tại nước ngoài sẽ được các cơ quan chức năng của Việt Nam cấp giấy phép lái xe quốc tế.
Video đang HOT
Theo dự kiến đến 1/1/2015 việc cấp và công nhận giấy phép lái xe quốc tế ở Việt Nam sẽ có hiệu lực.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, để chuẩn bị cấp giấy phép, sắp tới đơn vị trình Bộ Giao thông ban hành Thông tư quy định trình tự cấp và sử dụng giấy phép lái xe quốc tế cho người Việt Nam có nhu cầu sử dụng này ở nước ngoài.
Yêu cầu về điều kiện để được cấp giấy phép lái xe quốc tế là người xin cấp phải có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn nộp cùng đơn xin cấp theo mẫu sẽ được hướng dẫn.
Trước đó, ngày 15/10 để sửa đổi một số nội dung liên quan đến việc cấp giấy phép lái xe, Bộ Giao thông đã ban hành Thông tư 48 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 46 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đường bộ, trong đó có việc công nhận giấy phép lái xe quốc tế của các nước đã tham gia Công ước Vienna được sử dụng tại Việt Nam.
Việc cấp giấy phép lái xe quốc tế sẽ giúp người dân sinh sống lao động, học tập ở nước ngoài không phải thi lại để lấy giấy phép lái xe nước sở tại khi đã có giấy phép lái xe tại Việt Nam, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí.
Bá Đô
Theo VNE
Bằng lái xe B1 có giá trị đến nghỉ hưu
Thay vì có giá trị 10 năm như hiện nay, thì từ 1/12 năm nay, giấy phép lái xe ôtô con hạng B1 sẽ cấp cho người lái xe có thời hạn đến tuổi nghỉ hưu.
Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng vừa ký, ban hành Thông tư 48, sửa đổi, bổ sung một số điều trong Thông tư số 46 về quy định về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ, theo đó sửa đổi hàng loạt điều khoản liên quan đến thời hạn cấp, GPLX với người nước ngoài, xác minh thông tin và cấp đổi lại bằng lái xe.
Giấy phép lái xe hạng B1 (ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, ôtô tải dưới 3,5 tấn không kinh doanh vận tải) sẽ có giá trị đến tuổi nghỉ hưu, với nam là 60 tuổi và nữ là 55 tuổi. Ảnh: NH
Cụ thể, theo thông tư sửa đổi này thì giấy phép lái xe hạng B1 (ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, ôtô tải dưới 3,5 tấn không kinh doanh vận tải) cấp cho người lái xe có thời hạn đến đủ 55 tuổi đối với nữ và đến đủ 60 tuổi đối với nam; trong trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. Như hiện nay, loại giấp phép lái xe này chỉ có giá trị 10 năm, kể từ ngày cấp.
Ngoài ra loại GPLX hạng A1, A2, A3 không có thời hạn. GPLX hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. GPLX hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 5 năm, kể từ ngày cấp (giữ nguyên như thông tư cũ).
Thông tư sửa đổi cũng quy định, người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam, nếu có GPLX quốc gia phải làm thủ tục đổi sang GPLX tương ứng của Việt Nam; nếu có GPLX quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp, còn thời hạn sử dụng thì được lái loại xe quy định đã ghi trong GPLX mà không phải đổi sang GPLX Việt Nam.
Trường hợp điều ước quốc tế về GPLX mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Liên quan đến nội dung xác minh GPLX, Thông tư mới ban hành quy định rõ: việc xác minh GPLX phải thực hiện ngay qua điện thoại hoặc thư điện tử hoặc fax và sau đó gửi bằng văn bản... Và thời gian đổi GPLX không quá 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Khi đổi GPLX, cơ quan cấp GPLX cắt góc GPLX cũ (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp).
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/12/2014.
Bá Đô
Theo VNE
Từ tháng 12 sẽ đổi giấy phép lái xe qua mạng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, từ đầu tháng 12 tới, sẽ tiến hành cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) qua mạng cho người dân. Theo đó, người dân có nhu cầu cấp đổi GPLX sẽ đăng ký, gửi các thông tin và nhận được lịch hẹn của cơ quan cấp đổi GPLX qua mạng điện tử. Tới ngày hẹn,...