Bằng lái quốc tế của Việt Nam chỉ có giá trị trong 3 năm
Theo quy định bằng lái xe quốc tế do Việt Nam cấp có giá trị trong vòng 3 năm và người dân chỉ mất 155.000 đồng để đổi sang loại giấy phép lái xe này.
Liên quan đến thông tin đầu năm 2015 Việt Nam sẽ cấp bằng lái xe quốc tế có thể sử dụng ở hơn 70 quốc gia, sáng naytrao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Thắng Quân, Vụ trưởng Quản lý phương tiện – người lái, Tổng cục Đường bộ cho biết, Thông tư hướng dẫn cấp đổi bằng đang trong quá trình hoàn thiện, phải đến cuối quý I, đầu quý II/2015 mới có thể thực hiện việc cấp đổi cho người dân.
Giấy phép lái xe do Việt Nam cấp để sử dụng ở hơn 70 quốc gia sẽ giống bằng lái quốc tế do Hiệp hội vận tải quốc tế cấp.
Ông Quân cho biết thêm, theo quy định của Công ước, loại giấy phép lái xe này chỉ có thời hạn trong vòng 3 năm với chi phí cấp đổi có thể là 155.000 đồng. Bằng được thiết kế giống với mẫu của quốc tế và được thể hiện bằng 5 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.
Dự kiến, việc cấp đổi Giấy phép lái xe quốc tế sẽ được làm thí điểm ở Tổng cục Đường bộ và một số Sở giao thông địa phương có nhu cầu lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng.
Video đang HOT
Liên quan việc nhiều nước tham gia Công ước Vienna sử dụng tay lái nghịch, ông Quân khẳng định, công ước cho phép người có Giấy phép lái xe quốc tế không phải làm thêm bất kỳ thủ tục nào tại các nước đang sử dụng tay lái nghịch, nhưng phải có trách nhiệm tìm hiểu luật giao thông cũng như biển báo giao thông của nước sở tại để đảm bảo an toàn.
Người đứng đầu Vụ quản lý phương tiện – người lái cho biết, Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp có hiệu lực trên 70 nước, phần lớn là các nước Châu Âu và 5 nước khu vực Đông Nam Á là Việt Nam, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Indonesia.
Theo ghi nhận của VnExpress, một số công ty du lịch đã xây dựng dịch vụ và rao trên mạng, nhận đổi bằng lái xe quốc tế dùng được ở 192 nước, tuy nhiên bằng này được cấp tại Mỹ.
Một công ty có trụ sở ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: “Muốn đổi bằng quốc tế chỉ cần một số thủ tục đơn giản là mang bằng lái xe, bản sao chứng minh, chữ ký của người làm bằng, lệ phí 150 USD (khoảng 3 triệu đồng) và đợi từ 7, đến 10 ngày có thể nhận được bằng”.
Tuy nhiên, theo ông Quân, bằng này không có giá trị tại Việt Nam, nếu người nước ngoài muốn lái xe thì bắt buộc phải đổi sang bằng lái của Việt Nam. Còn Tổng Cục đường bộ chỉ cấp giấy lái xe quốc tế trong khuôn khổ Công ước Vienna mà Chính phủ đã ký kết.
Bá Đô
Theo VNE
Bằng lái xe do Việt Nam cấp có thể sử dụng ở hơn 70 quốc gia
Từ đầu năm 2015, Việt Nam sẽ cấp bằng lái xe quốc tế, được dịch ra nhiều thứ tiếng và có thể sử dụng ở hơn 70 nước trên thế giới.
Giấy phép lái xe quốc tế sẽ được dịch ra nhiều thứ tiếng và có thể sử dụng được trên 70 quốc gia. Ảnh minh họa.
Đây là một trong những nội dung nằm trong đề án hợp tác quốc tế Công ước Vienna về giao thông đường bộ (bao gồm các vấn đề như biển báo, tín hiệu giao thông đường bộ, giấy phép lái xe cơ giới đường bộ..) của Tổng Cục đường Bộ Việt Nam.
Theo đề án này, Việt Nam sẽ công nhận và cho sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước Vienna (hơn 70 nước) cấp, mà không phải đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam. Giấy phép lái xe quốc tế mà Việt Nam cấp sẽ gồm tiếng Việt và được dịch sang các tiếng thông dụng như Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.
Đối với người Việt Nam đi công tác, học tập và định cư ở nước ngoài đã có giấy phép lái xe quốc gia có nhu cầu sử dụng giấy phép lái xe này tại nước ngoài sẽ được các cơ quan chức năng của Việt Nam cấp giấy phép lái xe quốc tế.
Theo dự kiến đến 1/1/2015 việc cấp và công nhận giấy phép lái xe quốc tế ở Việt Nam sẽ có hiệu lực.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, để chuẩn bị cấp giấy phép, sắp tới đơn vị trình Bộ Giao thông ban hành Thông tư quy định trình tự cấp và sử dụng giấy phép lái xe quốc tế cho người Việt Nam có nhu cầu sử dụng này ở nước ngoài.
Yêu cầu về điều kiện để được cấp giấy phép lái xe quốc tế là người xin cấp phải có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn nộp cùng đơn xin cấp theo mẫu sẽ được hướng dẫn.
Trước đó, ngày 15/10 để sửa đổi một số nội dung liên quan đến việc cấp giấy phép lái xe, Bộ Giao thông đã ban hành Thông tư 48 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 46 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đường bộ, trong đó có việc công nhận giấy phép lái xe quốc tế của các nước đã tham gia Công ước Vienna được sử dụng tại Việt Nam.
Việc cấp giấy phép lái xe quốc tế sẽ giúp người dân sinh sống lao động, học tập ở nước ngoài không phải thi lại để lấy giấy phép lái xe nước sở tại khi đã có giấy phép lái xe tại Việt Nam, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí.
Bá Đô
Theo VNE
Bằng lái xe B1 có giá trị đến nghỉ hưu Thay vì có giá trị 10 năm như hiện nay, thì từ 1/12 năm nay, giấy phép lái xe ôtô con hạng B1 sẽ cấp cho người lái xe có thời hạn đến tuổi nghỉ hưu. Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng vừa ký, ban hành Thông tư 48, sửa đổi, bổ sung một số điều trong Thông tư số 46 về...