Băng giang hồ “khét tiếng” Bạc Liêu lãnh án tù
Ngày 6.7, TAND tỉnh Bạc Liêu đã tuyên phạt 9 bị cáo trong băng giang hồ “khét tiếng” ở Bạc Liêu về các tội “tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng” và “cưỡng đoạt tài sản”.
Các bị cáo nghe đại diện Viện KSND luận tội
Theo đó, Thạch Quang (44 tuổi, ngụ ấp Tân Tạo, thị trấn Châu Hưng, H.Vĩnh Lợi) nhận án phạt 6 năm tù; Lý Phol (37 tuổi, ấp 15, xã Vĩnh Mỹ B, H.Hòa Bình) 3 năm tù; Nguyễn Nguyên (45 tuổi) 3 năm 9 tháng tù; Đinh Vũ Hưng (32 tuổi) 2 năm 6 tháng tù; Hồ Thế Anh (32 tuổi) 6 tháng tù, cả ba cùng ngụ P.1; Trịnh Hoàng Nghĩa (53 tuổi) bị xử 1 năm 6 tháng tù; Nguyễn Minh Trực (37 tuổi) 1 năm 6 tháng tù, cùng ngụ P.7; Phạm Hồng Thái (28 tuổi, P.3) 6 tháng tù và Trần Văn Hưng (35 tuổi, khóm Đầu Lộ, P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu) 3 năm tù.
Như Thanh Niên Online đã thông tin, phần lớn các bị cáo đều có nhiều tiền án, tiền sự. Đây được coi là băng nhóm hoạt động theo kiểu giang hồ nguy hiểm và khét tiếng nhất ở Bạc Liêu. Trong đó, Thạch Quang cầm đầu băng nhóm trên tập hợp một nhóm người thường tổ chức đánh bạc, đe dọa, cưỡng đoạt tiền của nhiều doanh nghiệp và hộ nuôi tôm công nghiệp. Quang thường mặc đồ rằn ri, đi xe đắt tiền, lúc nào cũng kè kè súng bên mình để thị uy.
Ngày 3.3.2011, thấy La Văn Hòa lấy điện thoại ra nghe tại điểm lắc bầu cua ăn tiền (ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu), Quang liền rút khẩu col 45 giấu trong người ra lên đạn và dọa sẽ bắn chết Hòa nhưng được nhiều người can ngăn.
Cùng thời gian trên, anh Lê Thanh Viêm, chủ đại lý kinh doanh thức ăn cho tôm (P.3, TP.Bạc Liêu) cũng làm đơn tố giác đã liên tiếp bị các đàn em của Thạch Quang đe dọa cưỡng đoạt tài sản.
Video đang HOT
Qua quá trình điều tra, từ ngày 17 – 26.5.2011, công an lần lượt bắt giữ các bị cáo trên. Qua khám xét nơi ở của các bị cáo, công an thu giữ 3 khẩu súng (AR-15, col 45 và một súng bắn đạn hoa cải), 1 lựu đạn, 74 viên đạn các loại, cùng hàng loạt mã tấu, búa, dao bấm, dao tự chế…
Theo Thanh Niên
Những cuộc truy sát kinh hoàng bằng súng hoa cải
Trào lưu các băng nhóm tội phạm sử dụng súng hoa cải gây ra những cuộc thanh toán đẫm máu xuất phát từ giới giang hồ Hải Phòng, Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc. Giờ đây, súng hoa cải đã trở thành nỗi khiếp sợ của những người dân lương thiện.
Khi súng săn trong tay tội phạm
Súng bắn đạn hoa cải (hay còn gọi là súng hoa cải) nguyên dạng dài 70-80cm, có loại bắn đạn mạt sắt, có loại bắn đạn chì hoặc những viên bi sắt nhỏ. Khi bắn, đạn trong nòng súng tỏa ra theo chùm như hoa cải nên giới giang hồ đặt tên là "súng hoa cải", hay còn gọi là súng bắn đạn ghém. Do chiều dài của súng bất tiện, dân giang hồ thường cưa nòng súng chỉ còn 30-40cm cho dễ cất giấu và cự ly bắn gần hơn. Vào những năm 2004 trở về trước, người dân Hải Phòng thường bắt gặp cánh thợ săn từng tốp 3-5 người, mặc quần áo rằn ri vai đeo súng săn đến khu vực đảo Đình Vũ để săn chim muông. Vào thời điểm đó, các băng nhóm tội phạm thường chỉ sử dụng dao kiếm, giáo chổi để giải quyết mâu thuẫn, tuy nhiên huyết chiến theo kiểu đánh giáp lá cà với vũ khí thô sơ không hiệu quả mà lại dễ tổn hại lực lượng nên bọn tội phạm đã tìm đến súng hoa cải. Vừa gây được tiếng nổ chấn áp đối thủ mà độ sát thương lại cao.
Theo tài liệu của Công an TP Hải Phòng, trong các năm từ 2006 đến nay, tình trạng sử dụng súng bắn đạn hoa cải, súng tự chế trong giới giang hồ để gây án đã trở thành vấn đề nổi cộm, bức xúc, ám ảnh trong xã hội, gây nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, làm mất ANTT, gây khó khăn cho công tác điều tra phá án. Trường "ăn cắp" (Lê Xuân Trường, SN 1982, ở Minh Đức, Thủy Nguyên, Hải Phòng) được coi là kẻ "khai hỏa" súng bắn đạn hoa cải để phạm tội. Súng bắn đạn hoa cải được biết đến lần đầu tiên cũng chính từ Trường "ăn cắp" cùng đồng bọn gây ra hàng loạt các vụ trọng án giết người cướp tài sản, giết người do mâu thuẫn, cố ý gây thương tích, đòi nợ thuê... Khẩu súng gây án được Trường mua tại khu vực biên giới Móng Cái với giá 2 triệu đồng đã thực sự trở thành nỗi kinh hoàng với nhiều người lương thiện và cả giới giang hồ đất cảng và đất mỏ. Đó là thời điểm năm 2005, và có thể nói từ đó đã mở ra một "trào lưu" sử dụng súng bắn đạn hoa cải không chỉ trong giới tội phạm mà cả với dân buôn bán làm ăn thích "thửa" một vài khẩu để phòng thân. Liên tiếp sau đó đã có rất nhiều vụ án mà các đối tượng sử dụng súng hoa cải.
Điển hình là vụ giải quyết mâu thuẫn trong hoạt động cho vay cầm cố giữa nhóm của Nguyễn Quốc Huy (tức Hiếu "nhom"), SN 1980, ĐKHKTT số 70C/199, ở tại số 61/380 Tô Hiệu, quận Lê Chân, Hải Phòng và nhóm của Đào Duy Tuấn, SN 1978, ĐKHKTT số 31, tầng 2 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, ở số 45/16 Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Vào hồi 8h30' ngày
17-2-2012, Tuấn rủ một số đồng bọn, đi 3 xe máy, đeo BKS giả, bịt mặt, mang theo súng hoa cải đi tìm để thanh toán mâu thuẫn với Hiếu "nhom". Lúc này, tại tiệm cầm đồ Mạnh Tường (số 85A Đình Đông, quận Lê Chân, Hải Phòng), Hiếu "nhom" cùng Tạ Văn Thắng (tức Thắng "nghé"), SN 1989, ở số 1/25/199 Tô Hiệu; Hoàng Duy Vinh (tức Vinh "chim"), SN 1990, ở số 5A/32/143 Tôn Đức Thắng; Phạm Tuấn Nghĩa, SN 1984, ở số 29/299 Hàng Kênh; Phạm Minh Trang, SN 1991, ở số72/72 Hồ Sen, cùng quận Lê Chân; Đào Tuấn Anh, SN 1981, ở số 110, tổ 3, thị trấn An Dương và Vũ Thị Bích Ngọc, SN 1986, ở tổ 40A cụm 7 Đông Khê, quận Ngô Quyền, Hải Phòng, đứng ở cửa tiệm chuẩn bị đi ăn cơm tối. Bất ngờ, Tuấn cùng 4 đồng bọn xách súng, dao kiếm lao vào tiệm đuổi nhóm Hiếu "nhom". Hiếu "nhom" bị chém tới tấp nhiều nhát vào đầu và chân tay. Hậu quả đã giảm 42% sức lao động, một số đồ đạc bị nhóm của Tuấn nổ súng bắn hỏng. Vụ truy sát diễn ra trong khoảng vài phút, sau đó các hung thủ lên xe tẩu thoát.
Tương tự, một vụ án đình đám khác là vụ truy sát giữa 2 nhóm giang hồ đất cảng mà một bên là nhóm do Nguyễn Công Tư (tức Tư "càng"), SN 1987, ở tổ 47B khu 5, Nghĩa Xá, Lê Chân cầm đầu và một bên do Đỗ Anh Tú (tức Tú "tiêu"), SN 1976, ở tổ 18, Văn Đẩu, Kiến An cầm đầu. Do mâu thuẫn trong việc bảo kê sòng bạc nên hai băng đã hẹn nhau "quyết phen sống mái" tại khu vực cống hồ bơi, phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân. Hậu quả: Tư "càng" bị nhóm Tú dùng súng bắn đạn hoa cải bắn chết. Khi anh Nguyễn Ngọc Anh, SN 1987, ở 13/75 Chợ Con, Trại Cau, Lê Chân, đi xe máy chở vợ đến trước số nhà 69 Nguyễn Công Trứ, Dư Hàng Kênh, dừng xe nghe điện thoại, thì bị 4 đối tượng đi 2 xe máy cùng chiều dùng súng bắn đạn hoa cải bắn 1 phát vào người. Anh Ngọc Anh hoảng hốt phóng xe máy về nhà, 4 đối tượng tiếp tục đuổi theo bắn vào nhà làm vỡ cửa kính.
Theo đánh giá, phân tích của cơ quan điều tra thì phần lớn đối tượng sử dụng súng gây án đều bắt nguồn từ việc tranh chấp giữa các ổ nhóm tội phạm liên quan đến đến các hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá, tín dụng đen, buôn bán ma túy... Như vụ án sát hại Long "tuýp" là do mâu thuẫn nợ tiền giữa Long với nhóm Trần Thị Phú Xuân, SN 1973, ở 21/186 Hai Bà Trưng, Lê Chân, nên 2 nhóm đối tượng đã nhiều lần tìm nhau "giải quyết" và gây nên thảm cảnh trên. Hoặc vụ do mâu thuẫn từ việc đòi nợ trong làm ăn kinh doanh giữa anh Nguyễn Đức Bằng, ở số 29/55 Nguyễn Đức Cảnh, An Biên, Lê Chân. Một đêm khuya, có 2 đối tượng đến gõ cửa gọi anh Bằng ra "nói chuyện".
Biết có sự chẳng lành, anh Bằng kiên quyết không mở cửa thì bị chúng dùng súng bắn đạn hoa cải bắn 1 phát vỡ cửa kính nhà rồi bỏ đi và sau đó còn gọi điện hỗn xược chửi thách thức: "Bố vừa bắn vào nhà mày đấy!". Đặc biệt nghiêm trọng phải kể đến vụ xả súng hoa cải khiến 6 người thiệt mạng ở cảng Làng Khánh, Quảng Ninh làm chấn động dư luận. Vào thời điểm đó, "tầm ngắm" là các đối tượng người Hải Phòng, tuy nhiên, trong quá trình điều tra làm rõ đã cho thấy, các đối tượng giang hồ ở Quảng Ninh đã kịp "du nhập" loại hung khí nóng này làm phương tiên gây án. Cũng chính vì vậy, Tổng cục Cảnh sát đã phải xác lập chuyên án để phối hợp, tổ chức, chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ của Công an 3 tỉnh, thành phố (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương) để đấu tranh triệt phá các băng nhóm tội phạm sử dụng loại "hàng nóng" này.
Nạn nhân của súng hoa cải càng ngày càng nhiều
Có một thực tế là nạn nhân của súng hoa cải có thể là bất cứ ai, không chỉ bọn tội phạm dính đạn khi thanh toán nhau mà ngay cả những người dân lương thiện hay lực lượng công an, quân đội khi đang thi hành nhiệm vụ. Gần đây nhất là vụ Trung sỹ Đỗ Đăng Long, thuộc phòng Cảnh sát Bảo vệ và Cơ Động-CATP Hải Phòng trong khi truy bắt tội phạm đã bị hai tên côn đồ Đỗ Văn Sơn, sinh 1984, ở thôn 2, xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên và tên Hoàng Văn Nam, SN 1986, ở Hồng Thái Tây, Đông Triều, Quảng Ninh sử dụng súng bắn đạn hoa cải sát hại tại Cầu Bính, Hồng Bàng, Hải Phòng. Điều đáng nói, khi đó, Trung sỹ Long mặc áo giáp nhưng anh vẫn "dính" tới 35 viên đạn chì vào người. Khi dư luận còn chưa hết bàng hoàng thì chỉ sau đó 3 ngày (ngày 5-1), trong quá trình cưỡng chế khu đầm nuôi trồng thủy sản của Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng, 6 CBCS công an, quân đội đã bị Đoàn Văn Quý (em trai Vươn) và hai đối tượng khác xả súng bắn bị thương.
Từ 5 năm trước, Công an Hải Phòng đã cảnh báo về loại vũ khí này được đưa từ Trung Quốc vào Việt Nam nhưng công tác ngăn chặn sự xâm nhập chưa kịp thời, dẫn đến hàng loạt vụ án nghiêm trọng trong thời gian gần đây. Theo Đại tá Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an TP Hải Phòng, năm 2006 Công an Hải Phòng phá một số vụ án, phát hiện loại súng này và cảnh báo. Một thời gian sau, hàng loạt vụ trọng án xảy ra liên quan đến súng hoa cải. Đại tá Đỗ Hữu Ca khẳng định: "Súng hoa cải chủ yếu đưa từ biên giới về nội địa nước ta. Việc tìm mua súng hoa cải ở những nơi giáp biên giới Trung Quốc cũng không khó, dễ như mua dao kiếm. Khu vực Đồng Đăng và cửa khẩu Chi Ma (đều ở Lạng Sơn và Móng Cái, Quảng Ninh) là những nơi có nhiều đối tượng tàng trữ súng hoa cải.
Vào thời điểm mới xuất hiện loại súng này, giá mỗi khẩu súng là 3-4 triệu đồng, sau đó tăng lên 6-7 triệu/khẩu. Tuy nhiên, để mua được loại súng này phải có mối quan hệ, quen biết với dân "lái súng" hoặc dân cửu vạn vận chuyển hàng lậu từ Trung Quốc qua biên giới về Việt Nam. Không chỉ nhập súng từ biên giới, các tay giang hồ còn sản xuất súng ngay trong nước.
Đại tá Dương Tự Trọng - Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng cho biết, đối tượng trong nước còn tự chế ra loại súng này để sử dụng. Chỉ cần một ống sắt loại tốt là chúng có thể chế được một khẩu súng hoa cải mà không cần kỹ thuật cao siêu gì. Còn đạn thì chúng cũng có thể dễ dàng chế được bằng cách mua kíp sau đó về nhồi mạt sắt hoặc chì hoặc những viên bi sắt li ti. Công an Hải Phòng cũng đã từng phá một ổ nhóm chuyên sản xuất súng hoa cải do Phạm Cao Sơn (Sơn "súng", 42 tuổi, trú tại gác 2, số 146 đường Quang Trung, phường Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng) cầm đầu. Khi bắt giữ Sơn "súng", cơ quan công an phát hiện một kho súng lên đến 35 khẩu, trong đó có 14 khẩu súng hoa cải thành phẩm và một số súng bút (dạng súng ám sát). Ngoài ra, cơ quan công an còn thu được nhiều phương tiện sản xuất như máy dập đạn, máy dập thuốc nổ để làm đạn ghém cho loại súng hoa cải này. Sau đó, tháng 11-2011, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hà Nội khám phá một vụ sản xuất năm khẩu súng bắn đạn hoa cải do các đối tượng tại Lạng Sơn đặt hàng một người ở Sơn La sản xuất.
Sẽ có chế tài đủ mạnh
Có một thực tế là nếu tội phạm sử dụng loại súng trên nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng thì cơ quan chức năng cũng rất khó khăn trong việc xử lý đối tượng với hình phạt nghiêm khắc nhất. Khi các đối tượng sử dụng để gây án, cơ quan công an cũng không thể giám định được đầu đạn và kích cỡ nòng súng. Mặc dù lực lượng công an bắt giữ được khá nhiều vụ tàng trữ, sử dụng súng bắn đạn gém nhưng việc xử lý rất khó khăn và hình phạt dành cho các đối tượng còn quá nhẹ. Điển hình là vụ án "ông trùm" lái súng Phạm Cao Sơn (tức Sơn "súng") 42 tuổi, trú tại gác 2, số 146 đường Quang Trung, phường Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng, nghiêm trọng là vậy nhưng Sơn chỉ phải nhận mức án 24 tháng tù giam. Còn nếu bắt giữ đối tượng mang theo súng trong người, chưa kịp gây án thì cũng chỉ xử lý được hành chính.
Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng, Dương Tự Trọng khẳng định lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh chống tội phạm đã chứng minh được rằng, phòng ngừa bằng pháp luật là một trong những biện pháp phòng ngừa chính. Phòng ngừa tội phạm, trước hết, phải phòng ngừa bằng các quy định của pháp luật. Chế tài xử lý phải đủ mạnh thì mới có tác dụng trừng trị, răn đe, phòng ngừa tội phạm. Nguy hiểm là vậy nhưng hiện súng hoa cải không nằm trong danh mục vũ khí quân dụng theo Nghị định 47/CP. Bộ Luật Hình sự hiện hành thì điều 230 chỉ áp dụng đối với các hành vi tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Hậu quả của thứ vũ khí gây ra là quá lớn, tuy nhiên vấn đề kiểm soát và xử lý những đối tượng sử dụng nó lại quá nhẹ không tương xứng với hành vi phạm tội cũng như mức độ nguy hiểm mà tội phạm gây ra. Chính vì vậy các cơ quan ban hành pháp luật, cơ quan bảo vệ pháp luật cần có cái nhìn đúng đắn về tác hại của súng hoa cải. Rất cần thiết bổ sung những quy định pháp luật cũng như những chế tài cụ thể đối với hành vi sử dụng súng hoa cải đồng thời có biện pháp xử lý mạnh tay hơn. Có như vậy, mới đủ sức răn đe tội phạm, hạn chế được các vụ trọng án từ súng bắn đạn gém!
Bắt đầu từ ngày 1-1-2012, pháp lệnh về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ mới có hiệu lực, chỉ những vụ việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ súng hoa cải phát hiện sau thời điểm này mới có thể xử lý hình sự.
Theo ANTD
Hà Nội: Rùng mình vụ vào quán ăn, "trả lựu đạn" Vụ án xảy ra vào rạng sáng ngày 12/3 tại một quán ăn trên địa bàn xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội). Theo đó, vụ việc xảy ra vào khoảng 2h ngày 12/3, tại quán ăn của anh Trần Mạnh Hải (SN 1980, ở thôn Đa Phúc, Sài Sơn, Quốc Oai). Theo các nhân chứng, vào thời điểm trên, 1 nhóm đối...