Bằng giả chỉ lọt được vào… cơ quan nhà nước
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tại phiên họp ngày 25/2 của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011 – 2015, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Mỗi năm cơ quan chức năng phát hiện hàng chục vụ sản xuất, tiêu thụ văn bằng, chứng chỉ giả.
Bộ trưởng Bộ GDĐT đề nghị Bộ Nội vụ cần nhanh chóng có đề án đổi mới tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức. “Thực tế những người có bằng giả, hay bằng thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể “chui” vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân” – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.
Tuyển dụng quá nặng về bằng cấp
Vấn đề “đào tạo gắn với tuyển dụng” đã được các thành viên Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực mổ xẻ, khi bàn về dự thảo “Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, đây là chủ trương rất quan trọng. Ông quan ngại về thực tế xã hội hiện nay, khi mọi gia đình đều phấn đấu để con mình phải có bằng đại học. Trong lúc đó, nhiều nước đã xã hội hóa giáo dục, đào tạo tín chỉ theo hướng “cần gì học nấy”, chứ không nhất quyết phải vào đại học. Ông cho rằng, để có thể gắn đào tạo với sử dụng nhân lực, ngoài vấn đề hướng nghiệp, thì việc tuyển dụng trong các cơ quan không nhất thiết phải yêu cầu bằng cấp đại học.
Theo Thứ trưởng Dĩnh, vấn đề là phải xác định cơ cấu công chức, cơ cấu nghề và bậc học trong mỗi cơ quan để sử dụng nhân lực cho phù hợp. Nếu không, xu hướng người người vào đại học vẫn tiếp tục. “Nhiều cơ quan nhà nước còn phấn đấu đưa ra tiêu chí chỉ nhận bằng cấp trên đại học như thạc sĩ, tiến sĩ. Ta vẫn còn quá nặng về bằng cấp” – ông đề cập.
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp thì băn khoăn khi đề án hành động còn “mờ nhạt” về những chủ đề lớn như phân luồng giáo dục hay đào tạo gắn với tuyển dụng. Ông nêu ví dụ, ở một số địa phương, số học sinh theo học nghề chỉ bằng 1/10 so với cao đẳng và đại học. Đơn cử Hà Tĩnh chỉ có 800 em học nghề, so với 9.000 người theo đại học, cao đẳng. Theo ông Diệp, tại nhiều nước, hằng năm đều tổ chức các vòng điều tra về nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong năm tới hay 5 năm tiếp theo. Từ đây, ngành giáo dục đào tạo sẽ căn cứ để phân bổ và phân phối chỉ tiêu tuyển sinh.
Tuyển dụng đổi mới thì giáo dục cũng phải theo!
Video đang HOT
Ông Nguyễn Minh Đường – thành viên Hội đồng Quốc gia – nêu thực tiễn của việc đào tạo không gắn sử dụng, khi mỗi năm có hàng vạn sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm. Ngay cả các trường dạy nghề cũng vậy, trong lúc các DN cần công nhân lại không tuyển được. “Rõ ràng, ta đang đào tạo một đằng, sử dụng một nẻo”. Ông đề xuất Nhà nước, mà cụ thể cơ quan quản lý lao động, cần xây dựng được kế hoạch phát triển nhân lực hằng năm. Như vậy đào tạo mới gắn được với tuyển dụng. “Nếu không, sự bất cập về đào tạo này sẽ còn gây lãng phí lớn cho nhà nước và xã hội, lãng phí lớn cho thế hệ trẻ” – ông nói.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cho biết, sẽ cân chỉnh lại đề án chương trình hành động, theo hướng giảm bớt các đầu mục công việc của Bộ GDĐT, và đề nghị bổ sung thêm phần việc của các bộ khác. Đơn cử, ông đề nghị Bộ Nội vụ nhanh chóng có đề án đổi mới tuyển dụng CCVC. “Những người học giả, nhưng bằng thật không vào được DN nước ngoài đã đành, song ngay cả các DN tư nhân không có đội ngũ cán bộ tổ chức chuyên nghiệp như cơ quan nhà nước, nhưng họ lại “lọc” được các thành phần này, còn nhà nước thì không! Mà đã không lọc được, nạn bằng giả hay học giả, bằng thật sẽ vẫn tồn tại” – ông nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thì nêu ý kiến rằng “nếu cơ chế tuyển người, sử dụng người trong DNNN và các cơ quan nhà nước mà đổi mới, thì chất lượng giáo dục sẽ phải đổi mới theo”.
Tránh “vừa chạy, vừa xếp hàng”
Liên quan đến dự thảo đề án “Xây dựng, triển khai chương trình, SGK về giáo dục phổ thông sau 2015″, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định: Phải thống nhất về cách sắp xếp, cơ cấu giáo dục như thế nào, rồi từ đó mới định được chương trình chuẩn, chương trình khung và đổi mới SGK, đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo, kiểm tra, thi cử… Song, Việt Nam không thể cứ đợi đủ chu kỳ rồi mới làm. Mà theo đề án, phải làm SGK trước chương trình. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GDĐT phải khẩn trương xác định rõ về hệ thống giáo dục, còn nếu không cứ lao ngay vào viết lại SGK thì sẽ trục trặc, như bài học “cải cách – cải lùi” đã được các chuyên gia đúc kết từ trước đến nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực ngày 25/2.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định sẽ dứt khoát theo nguyên tắc làm chương trình trước, sau mới làm sách và hiện Bộ GDĐT đang làm theo hướng này. Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT, việc xây dựng SGK lần này sẽ theo cách mới là thiết kế các môn học theo hướng tích hợp cao hơn. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh “điểm yếu” của Việt Nam khi chưa có lực lượng chuyên trách về viết chương trình SGK. “Những lần biên soạn trước vẫn là do các thầy giáo, nhà khoa học viết. Có người tham gia vài ba lần thì có kinh nghiệm. Còn lại là đều tay ngang cả” – ông nói.
Theo ông Phạm Vũ Luận, Bộ GDĐT hoàn toàn ý thức được điều này nên đã tổ chức tuyển người để cử đi các nước học để đào tạo cho tương lai. Còn hiện tại chưa có và “lần làm sách này cũng thế thôi” – ông nêu. Theo Bộ trưởng Luận, Bộ GDĐT phải tính toán để học bước đi bài bản của quốc tế, nhưng vẫn làm theo cách của VN. Ông mong các thành viên của hội đồng chia sẻ, vì “đòi hỏi hết điều kiện quốc tế để làm thì không có”.
Theo Phương Thủy
Lao Động
"Chúng ta phải có lời xin lỗi với các giáo viên ở lại miền núi..."
Nhân dịp năm mới 2014, PV báo Dân trí đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận về những vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Đặc biệt, Bộ trưởng đã có những chia sẻ riêng về học sinh dân tộc thiểu số và giáo viên miền núi.
"Chúng ta phải có lời xin lỗi với các giáo viên ở lại miền núi..."
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận.
Thưa Bộ trưởng, xin ông kể ra những quyết định của Chính phủ mà ông tâm đắc đối với học sinh dân tộc thiểu số và giáo viên miền núi?
Mới đây, sau một thời gian chúng tôi cùng các bộ, ngành khảo sát, phân tích, kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học, theo đó, các em học sinh dân tộc thiểu số thi đỗ đại học được hưởng chế độ như sinh viên cử tuyển, giúp các em có thêm điều kiện thuận lợi để theo học và sau đó trở về phục vụ quê hương.
Một quyết định khác cũng khiến tôi rất mừng là Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ bổ sung chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo quy định trước đây, giáo viên miền xuôi tình nguyện lên miền núi dạy học được hưởng phụ cấp thu hút trong 5 năm, sau thời gian này các thầy cô sẽ được trở về miền xuôi. Trên thực tế có phát sinh vấn đề: sau 5 năm, nhiều thầy cô ở lại miền núi công tác với nhiều lý do khác nhau như không tìm được chỗ làm việc dưới xuôi; có thầy cô đã lập gia đình, tạo dựng cuộc sống mới và gắn bó với các cháu và đồng bào nên không trở về xuôi... Nhưng dù với lý do gì, phải ở lại hay tự nguyện, thì những thầy cô này bị cắt phụ cấp thu hút sau 5 năm được hưởng. Điều này dẫn đến nghịch lý là người có thâm niên dạy học ở miền núi lại có thu nhập thấp hơn những giáo viên trẻ mới lên vùng núi nhận công tác.
Trong quá trình xây dựng Nghị định mới này, Bộ GD-ĐT đã phải giải trình rất nhiều. Tôi đã từng nói: Chúng ta phải có lời xin lỗi đối với các giáo viên ở lại miền núi, khi các thầy cô đã cống hiến cả tuổi thanh xuân và cả cuộc đời công tác của mình cho sự nghiệp giáo dục ở những nơi xa xôi này, trong khi chúng ta không thể bố trí "trả" cho các thầy cô một chỗ dạy ở quê hương dưới xuôi. Với các thầy cô, chúng ta đã không thể tăng thêm thu nhập thì thôi, không nên cắt giảm.
Với Nghị định 19 được ban hành, các đồng nghiệp của chúng tôi là người miền xuôi làm việc ở vùng cao có thêm nguồn thu nhập, nhưng quan trọng hơn là họ nhận được sự ghi nhận và tôn vinh của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, và chắc chắn họ sẽ có thêm động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đến thăm thôn Can Hồ A (xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, Lào Cai), nơi cơn lũ dữ đãcuốn trôi nhiều khu tập thể giáo viên tối 4/9/2013.
Được biết, trong năm 2013, Bộ trưởng đã có mặt kịp thời ở trận lũ quét kinh hoàng ở Bản Khoang - Lào Cai. Sau chuyến đi đó, Bộ trưởng rút ra được điều gì?
Những năm qua, tôi đã đến nhiều vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa để kiểm tra, khảo sát, nắm tình hình. Có nhiều chuyến đi với tư cách đoàn công tác của Bộ, và cũng có những chuyến đi "riêng" với trách nhiệm của người đứng đầu ngành để nắm thông tin thực tế trực tiếp từ cơ sở.
Xin nói thêm là sau đó, Bộ GD-ĐT cùng với Công đoàn Giáo dục Việt Nam và các tổ chức khác đã đóng góp (không phải bằng tiền ngân sách Nhà nước) để xây cho các thầy cô giáo ở bản Khoang một nhà công vụ mới. Tôi nghiệm ra rằng mình đã, đang và sẽ nên đến những vùng khó khăn nhiều hơn nữa.
Trân trọng cám ơn Bộ trưởng!
Hồng Hạnh (thực hiện)
Theo Dantri
Các đại học 'né' tổ chức tuyển sinh riêng năm 2014 Dù được phép tự chủ trong tuyển sinh nhưng nhiều lãnh đạo đại học vẫn dè dặt và tỏ ý muốn tiếp tục "thi nhờ" 3 chung thêm 3 năm nữa. Bộ trưởng Giáo dục cho rằng, trong đầu lãnh đạo các đại học đang có một chiếc phanh vô hình. Tại Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học tổ chức ngày...