Bang đông dân nhất Australia áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế phòng dịch
Bang New South Wales, bang đông dân nhất của Australia, thông báo sẽ siết chặt các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca mắc mới liên tục tăng lên những mức cao chưa từng thấy.
Các phương tiện xếp hàng tại điểm xét nghiệm COVID-19 tại Sydney, Australia, ngày 16/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Báo Sydney Morning Herald dẫn các nguồn tin từ chính quyền bang cho biết các biện pháp mới sẽ được thông qua trong ngày 7/1. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm kiềm chế số ca mắc mới và nhập viện vì COVID-19 để giảm tải cho các bệnh viện. Theo đó, chính quyền yêu cầu tạm hoãn các lịch phẫu thuật không cấp bách, các câu lạc bộ đêm sẽ đóng cửa, các nhà hàng và quán cafe hoạt động với công suất hạn chế, các quán rượu không tổ chức các hoạt động nhảy và hát. Đây là các biện pháp an toàn, không phải phong tỏa.
Bang New South Wales, với 25 triệu dân, là địa phương chịu tác động mạnh nhất khi biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh chóng ở Australia. Trong những ngày gần đây, số ca mắc mới tại bang liên tục lập kỷ lục mới, đẩy hệ thống xét nghiệm, dịch vụ khẩn cấp và các bệnh viện vào tình trạng quá tải. Số ca nhập viện vì COVID-19 tại New South Wales cũng tăng gần gấp đôi chỉ trong một tuần, lên mức 1.609 ca. Hồi cuối tháng 11/2021, khi biến thể Omicron được ghi nhận lần đầu tiên tại đây, số ca mắc mới là 150 ca/ngày. Tuy nhiên, đến ngày 6/1, con số trên là 35.000 ca/ngày.
Trước đó một ngày, bang Victoria lân cận cũng đã áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế, qua đó giới hạn số người đến các quán rượu và câu lạc bộ.
Sau thời gian kiểm soát khá tốt dịch COVID-19 nhờ áp dụng các biện pháp phong tỏa trong thời gian ngắn, kiểm soát biên giới chặt chẽ và giãn cách nghiêm ngặt, hiện Australia lại đang chứng kiến tỷ lệ lây nhiễm cao nhất tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Giới chức cảnh báo con số trên có thể tiếp tục tăng trong vài tuần tới. Kể từ khi dịch bùng phát vào đầu năm 2020 đến nay, Australia ghi nhận hơn 684.000 ca mắc, trong đó có 2.301 ca tử vong. Hơn một nửa số ca mắc được ghi nhận chỉ trong 2 tuần qua.
Tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 6/1 ra lệnh cho giới chức địa phương tạm giữ những người chưa tiêm vaccine phòng bệnh nhưng cố tình ra khỏi nhà, vi phạm quy định nhằm kiềm chế tình trạng lây nhiễm COVID-19 tăng “phi mã” do biến thể Omicron tại quốc gia Đông Nam Á này. Trong tuần này, chính phủ Phillipines đã thắt chặt các quy định chống dịch ở thủ đô Manila và một số tỉnh, thành phố lân cận. Những người chưa tiêm vaccine tại Manila được yêu cầu ở trong nhà, sau khi số ca nhiễm mới tăng gấp 3 lần trong 2 ngày qua. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Philippines là hơn 2,88 triệu người với hơn 51.000 ca tử vong.
Israel nới lỏng một số biện pháp hạn chế dù số ca mắc mới COVID-19 tăng mạnh
Trong 2 ngày qua, số ca mắc mới COVID-19 tại Israel đã tiến sát mức 3.000 ca/ngày, mức cao nhất trong nhiều tháng qua, đồng thời tỷ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính tiếp tục tăng.
Tuy nhiên, chính phủ nước này vẫn quyết định nới lỏng một số biện pháp hạn chế.
Nhân viên y tế Israel lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Jerusalem. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống kê của Bộ Y tế Israel cho thấy trong ngày 28/12, quốc gia Trung Đông đã có thêm 2.967 ca mắc mới COVID-19, tương đương mức ghi nhận một ngày trước đó và là mức cao nhất trong 3 tháng. Tỷ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính tăng lên 2,48%, chủ yếu do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Hiện số ca COVID-19 đang điều trị tại Israel là 17.260 ca, tăng gấp đôi so với tuần trước. Hệ số lây nhiễm cũng tăng từ 1,47 lên 1,53 - cho thấy dịch bệnh có xu hướng lan rộng.
Tuy nhiên, tại cuộc họp nội các về công tác phòng chống dịch COVID-19 đêm 28/12, Chính phủ Israel đã quyết định đưa hầu hết các nước ra khỏi danh sách "Đỏ" có nguy cơ cao lây nhiễm dịch COVID-19 và cấm nhập cảnh, chỉ giữ lại 14 nước; đồng thời cho phép công dân Israel trở về từ các nước này có thể tự cách ly tại nhà. Chính phủ cũng nhất trí điều chỉnh quy định phòng chống biến thể Omicron tại trường học, theo đó học sinh tiểu học tại các địa phương "Đỏ" sẽ không phải học trực tuyến, trừ khi trong lớp phát hiện có ca mắc COVID-19.
Việc điều chỉnh chính sách chống dịch được Israel đưa ra trong bối cảnh lần đầu tiên số ca nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng tại Israel đã vượt số ca nhập cảnh hoặc lây nhiễm từ các ca nhập cảnh. Mặc dù số ca COVID-19 tăng mạnh nhưng các ca nặng hoặc phải nhập viện trong tuần qua hầu như không tăng. Hiện Israel có 88 ca nghiêm trọng, trong đó 39 ca phải dùng máy trợ thở và 18 ca thở ECMO và trong 8 ngày qua mới có thêm 3 ca tử vong. Bệnh viện Sheba lớn nhất nước thông báo ngày 29/12 đã không còn bệnh nhân COVID-19 nặng.
Trước những thay đổi về tình trạng dịch bệnh, kênh truyền hình địa phương Channel 12 dẫn lời một số chuyên gia ngành y tế nhận định Israel đang đứng trước lựa chọn chuyển sang giai đoạn cho phép "lây nhiễm đại trà", nhằm tránh phải áp dụng các biện pháp hạn chế xã hội và dần tiến tới miễn dịch cộng đồng.
Anh không áp dụng biện pháp hạn chế COVID-19 trước Năm mới Ngày 27/12, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid xác nhận chính phủ nước này sẽ không đưa ra các biện pháp hạn chế mới ở vùng England cho đến trước Năm mới 2022. Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid phát biểu tại London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu với các phosgn viên, Bộ trưởng Javid cho biết giới chức y tế...