Bảng điểm toàn 10 “đẹp như mơ” có được từ nguyên tắc tuyển sinh của Sở GDĐT Hà Nội
Mới đây mang xa hôi chia se bang điêm học bạ cấp tiểu học như trong mơ cua các thi sinh đăng ky dư thi vao lơp 6 trương THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Bang điêm toan điêm 10, hiếm hoi lắm mơi co điêm 9.
Theo tìm hiêu, đây là bảng điểm học tập cấp tiểu học của học sinh Hà Nội đăng ký dự tuyển vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam năm 2019-2020.
Tuy nhiên, theo quy đinh tuyên sinh vao lớp 6 chương trình thí điểm đào tạo song bằng và lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam năm 2020-2021 cua Sơ GDĐT Hà Nội thi co thê 1 bang điêm như vây sẽ lại xuất hiên.
Danh sách học sinh dự xét tuyển vào lớp 6 năm học 2019-2020, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (ảnh: laodong.vn)
Năm nay, theo quy định của Sở GDĐT Hà Nội, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam tuyển sinh 4 lớp với khoảng 180 học sinh (ít hơn năm trước 20 học sinh).
Đối tượng dự tuyển là học sinh hoặc bố, mẹ học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đã hoàn thành chương trình tiểu học.
Học sinh muốn đăng ký dự tuyển phải có học bạ lớp 1 với kết quả đánh giá định kỳ cuối năm về năng lực và phẩm chất xếp loại Đạt; cùng đó, học bạ các lớp 2, 3, 4, 5 học sinh phải đạt danh hiệu “Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện”.
Mà theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, danh hiệu “Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên”.
Cũng theo quy định, học sinh nộp hồ sơ dự tuyển tại Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam từ ngày 07/7 đến trước 17h ngày 09/7/2020.
Năm nay, phương thức tuyển sinh vào Trường kết hợp giữa xét tuyển và kiểm tra, đánh giá năng lực, tương tự như năm 2019.
Video đang HOT
Trong đó, vòng 1 xét tuyển đối với những thí sinh có đủ điều kiện dự tuyển, hồ sơ dự tuyển hợp lệ. Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam tổ chức sơ tuyển chậm nhất ngày 10/7. Đánh giá học sinh bằng điểm sơ tuyển với công thức: Điểm sơ tuyển = Điểm học tập cấp tiểu học Điểm ưu tiên.
Trong đó, điểm học tập cấp tiểu học là tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Toán, Tiếng Việt ở cả 5 năm tiểu học và điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 4, 5 môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Điểm ưu tiên, thí sinh được cộng từ 0,5 đến 1,5 điểm theo quy định của Bộ GDĐT.
Những học sinh có điểm sơ tuyển từ 137 điểm trở lên (giảm 2 điểm so với năm 2019) sẽ được tham gia kiểm tra Vòng 2. Theo mức điểm này, học sinh phải đạt điểm kiểm tra định kỳ cuối năm ở mức tuyệt đối (10 điểm) ở hầu hết các môn và cả năm học mới có thể được vào Vòng 2.
Vòng 2 là kiểm tra, đánh giá năng lực những học sinh đã qua sơ tuyển.
Ở vòng này, học sinh phải thực hiện 3 bài kiểm tra các môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh, với hình thức kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Nội dung nằm trong chương trình giáo dục tiểu học đã được tinh giản, chủ yếu trong chương trình lớp 5 hiện hành, đảm bảo yêu cầu 4 cấp độ nhận thức.
Ngày 24/7, thí sinh làm bài các bài kiểm tra, đánh giá năng lực, thời gian làm bài kiểm tra 45 phút/bài kiểm tra. Bài kiểm tra được tính theo thang điểm 10. Điểm tuyển sinh vào trường là tổng điểm 3 bài kiểm tra.
Trường thực hiện tuyển sinh theo nguyên tắc, chỉ xét tuyển thí sinh tham dự đủ bài kiểm tra, không vi phạm quy chế trong kỳ kiểm tra đến mức hủy kết quả và các bài đều đạt điểm lớn hơn 2,0 theo thang điểm 10.
Căn cứ Điểm chuẩn xét tuyển vào trường sẽ xét từ cao đến thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao.
Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau, trường sẽ tiếp tục chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên, có Điểm sơ tuyển cao hơn; có tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm học lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt cao hơn; có hộ khẩu thường trú trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ứng tuyển vị trí giám đốc của công ty lớn, anh thanh niên nhận được 1 yêu cầu lạ, ngay khi làm xong liền khóc sướt mướt xin lỗi mẹ
Đọc xong thành tích của học tập của anh thành niên này, Tổng giám đốc tỏ ra rất bất ngờ. Ông này sau đó liền đưa ra một yêu cầu thử việc lạ lùng.
Một anh thanh niên nộp đơn xin làm giám đốc quản trị của một công ty lớn. Tổng giám đốc công ty trực tiếp phỏng vấn thấy học bạ của anh ta từ nhỏ tới lớn năm nào cũng được xếp vào lọai giỏi và xuất sắc. Quá bất ngờ trước thành tích này, ông tò mò hỏi: "Từ nhỏ đến lớn anh đã nhận được bao nhiêu học bổng?"
"Thưa ngài, tôi không nhận được bất cứ một học bổng nào", anh thanh niên trả lời. Tổng giám đốc lúc này ngỡ ngàng: "Vậy bố anh phải trả học phí hằng năm cho anh à?".
Anh thanh niên đáp: "Bố tôi mất khi tôi mới được một tuổi. Mẹ tôi mới là người trả học phí cho tôi. Mẹ tôi làm công việc giặt quần áo thuê cho khách hàng". Tổng giám đốc nghe xong liền yêu cầu anh ta giơ hai bàn tay của mình cho ông xem. Thấy hai bàn tay của anh trắng trẻo mịn màng, ông lại hỏi: "Vậy anh đã bao giờ phụ mẹ giặt quần áo cho khách hàng chưa?".
"Tôi chưa. Mẹ chỉ yêu cầu tôi phải chăm chỉ học tập. Vả lại bà làm việc nhanh và thạo hơn tôi", anh này đáp lời.Tổng giám đốc ngẩn người một lúc. Cuối cùng ông đưa ra 1 yêu cầu lạ: "Thế này nhé, tối nay anh hãy về nhà, giúp mẹ lau rửa tay. Sau khi làm xong thì đến báo cáo với tôi vào ngày mai".
Vị Tổng giám đốc bất ngờ khi đọc thành tích học tập của anh thanh niên - Ảnh minh họa.
Khi về đến nhà, anh thanh niên đã yêu cầu mẹ cho anh được lau sạch đôi bàn tay của bà. Bà mẹ cảm thấy khác thường nhưng vẫn vui mừng và dè dặt đưa đôi tay cho con trai lau rửa. Ngay khi cầm đôi bàn tay của mẹ, anh ta bỗng trào nước mắt, đôi vai run rẩy vì xúc động. Bởi bao năm qua, đây là lần đầu tiên anh ta tận mắt thấy đôi bàn tay gầy guộc, nhăn nheo và nhiều vết thương của mẹ. Đôi bàn tay thương tổn đến mức, nhiều lần người mẹ rùng mình khi con chạm vào.
Lần đầu tiên trong đời, người con mới suy nghĩ đến công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ. Bao năm qua, anh ta chỉ lo đến việc học mà không hề mảy may để ý mẹ đã vất vả vì mình như nào. Chính đôi tay nhăn nheo của mẹ đã nuôi anh ta ăn học nên người.
Những vết chai sạn trên hai bàn tay của mẹ chính là học phí cho 10 mấy năm ăn học, cho những điểm điểm số xuất sắc trong học bạ, cho tương lai của anh ta. Sau khi rửa tay cho mẹ, anh thanh niên lặng lẽ giặt hết số áo quần còn lại của khách hàng. Tối hôm ấy, hai mẹ con đã khóc lóc, tâm sự rất lâu mới đi ngủ.
Người con đã nhận ra sự vất vả bao năm nay của mẹ.
Hôm sau, Tổng giám đốc thấy những giọt nước mắt chưa ráo hết trên đôi mắt thâm quầng của anh thanh niên. Ông này liền mỉm cười hỏi: "Sau khi rửa tay cho mẹ, anh cảm thấy thế nào?".
"Thứ nhất, bây giờ tôi mới thấm thía về công ơn trời bể của mẹ. Nếu không có mẹ, chắc chắn tôi sẽ không có được kết quả học tập như hiện nay. Thứ hai, bình thường tôi cứ nghĩ việc giặt quần áo không có gì vất vả nhưng đến khi trải nghiệm rồi mới biết không hề nhẹ nhàng chút nào. Thứ ba, tôi ý thức mình phải làm gì để đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ. Sau tất cả, tôi đã học được lòng biết ơn", anh thanh niên bình tĩnh trả lời.
Bấy giờ ông Tổng giám đốc mới bảo: "Tôi muốn tuyển dụng một con người có lòng biết ơn các nhân viên dưới quyền, kiên nhẫn chịu đựng thử thách để hoàn thành nhiệm vụ được trao, và nhất là phải làm việc vì ích lợi của công ty hơn chỉ vì lợi ích riêng của mình. Sau khi xem thành tích của anh, tôi rất ưng ý nhưng còn nhân cách thì tôi phải làm một phép thử. Khi thấy anh trả lời dửng dưng về sự vất vả của mẹ, tôi đã khá đắn đo. Nhưng giờ thì tôi yên tâm bởi anh đã học được lòng biết ơn. Nên nhớ, sự biết ơn, lòng hiếu thảo cũng là một bí quyết giúp con người ta thành công trong cuộc sống".
Sau buổi nói chuyện đó, anh thanh niên đã được nhận vị trí giám đốc. Trên cương vị giám đốc mới, chàng đã làm việc rất nhiệt tình và hiệu quả. Không chỉ vậy, anh còn được các nhân viên dưới quyền kính trọng. Sau khi thành đạt, anh đủ tài chính để lo cho mẹ và bà không còn phải làm công việc giặt quần áo thuê nữa. Nhưng tối nào, anh cũng rửa tay cho mẹ. Bởi đó là đôi bàn tay anh trân trọng suốt một đời - đôi bàn tay đã nuôi nấng anh nên người.
Phải làm gì để nuôi dưỡng lòng hiếu thảo của con?
Đức tính hiếu thảo không phải bẩm sinh mà còn cần thông qua quá trình giáo dục, bồi dưỡng nhân cách. Để con có lòng hiếu thảo, các bậc cha mẹ có thể cần chú ý những điều sau:
- Hãy cho con biết bố mẹ đã hy sinh nhiều như thế nào: Nhiều bậc cha mẹ thường không thích "kể công" với con. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Hãy cho con biết, bố mẹ đã hy sinh những gì để tạo cho con lòng biết ơn.
- Dạy con biết chia sẻ, quan tâm đến tất cả mọi người, không chỉ các thành viên trong gia đình mà còn cả bạn bè, đồng nghiệp, biết giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn.
- Làm tấm gương cho con: Khi bố mẹ cư xử hiếu thảo với ông bà thì tự khắc con cái cũng nhìn theo và học tập.
- Hãy cho con biết hiếu thảo là bổn phận: Nhiều người thường quan niệm "nước mắt chảy xuôi" - Ý nói cha mẹ có trách nhiệm lo cho con cái và con cái lại có trách nhiệm với con của chúng. Điều này là sai vì như vậy sẽ cho khiến con nghĩ rằng, chúng chỉ cần có trách nhiệm với thế hệ kế tiếp còn việc thiếu quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ là chuyện thường.
6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là "về nước ăn bám và lánh nạn" "Ở trong trại, hiện giờ mình thấy vui, vì cuộc sống cách ly làm mình nhớ thời thơ ấu của mình. Sống trong đây, mình như đang sống lại cái thời trẻ thơ ở Hà Nội." Vừa qua, cộng đồng mạng đã có những phen bức xúc không tưởng đến từ bộ phận những du học sinh về nước và đang chịu cách...