Bang đầu tiên tại Mỹ quyết định kiểm lại toàn bộ phiếu bầu
Georgia hôm qua (11/11) trở thành bang đầu tiên của Mỹ quyết định kiểm lại toàn bộ số phiếu bầu tại bang này trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua.
Dù kết quả được dự báo sẽ không tạo ra nhiều thay đổi, song đây là dấu hiệu cho thấy tiến trình chuyển giao quyền lực tại nước Mỹ thời gian tới khó mà suôn sẻ. Cuộc chiến hậu bầu cử sẽ còn dài hơi, khi đương kim Tổng thống Donald Trump vẫn tăng cường các đòn tấn công pháp lý nhằm vào kết quả bầu cử tại các bang chiến trường. Do chênh lêch sô phiêu quá sit sao, bang Georgia vừa quyêt đinh kiêm đêm lai 5 triêu phiêu băng tay nhằm đảm bảo không con sư hoai nghi vê ngươi giành 16 phiêu đai cư tri tại bang nay.
Các nhân viên bầu cử Mỹ đang kiểm phiếu. Ảnh: NY Times.
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua (11/11), ông Brad Raffensperger, quan chức phụ trách đối ngoại bang Georgia, thông báo: “Về mặt toán học, thực sự phải đếm lại toàn bộ, bằng tay tất cả phiếu bầu vì chênh lệch quá ít. Hiện tại cách biệt chỉ hơn 14.000 phiếu. Cuộc đua này có ý nghĩa quan trọng ở tầm quốc gia. Chúng tôi hiểu rõ điều đó. Chúng tôi làm, tuân thủ theo quy trình và hơn ai hết chúng tôi hiểu rõ tầm quan trọng không chỉ đối với Georgia mà đối với mọi người dân Mỹ. Chúng ta phải đếm lại phiếu bằng tay để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho cuộc đua quan trọng này”.
Theo giới chuyên gia pháp lý, dù kiện tụng khó thay đổi kết quả, song điều này vẫn ít nhiều gia tăng thêm áp lực cho ông Joe Biden.
Đội ngũ tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến pháp lý bằng một vụ kiện ở bang Michigan. Đây là vụ kiện mới nhất trong chuỗi kiện cáo mà nhà lãnh đạo đương nhiệm Mỹ tuyên bố sẽ theo đuổi tới cùng với hi vọng có thể lật ngược thế cờ. Mặc dù vậy, các quan chức đại diện cho lưỡng đảng Mỹ ở hàng chục bang trên toàn quốc thời điểm này vẫn khẳng định không xảy ra gian lận hoặc điều bất thường nào ảnh hưởng đến kết quả bầu cử Tổng thống năm 2020.
Không chỉ tập trung vào tận dụng công cụ pháp lý để xoay đổi tình thế, ông Donald Trump còn cải tổ mạnh Lầu Năm Góc ngay sau khi các hãng truyền thông Mỹ xướng tên ứng viên Biden là người chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Đương kim Tổng thống Donald Trump đã sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và một loạt quan chức dưới quyền, thay thế bằng đội ngũ mới trung thành với ông. Tình hình nước Mỹ thời hậu bầu cử đang có nhiều xáo trộn. Cuộc đua vào Nhà Trắng chưa hoàn toàn ngã ngũ, lại chứng kiến thêm những diễn biến kịch tính hơn, khi đội ngũ của ông Biden đã bắt đầu có những hành động rõ ràng hơn.
Nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden ngày 11/11 (theo giờ Mỹ) thông báo, ông Biden đã chỉ định một trợ lý lâu năm của mình làm Chánh văn phòng Nhà Trắng. Đó là ông Ronald Klain. Ông Klain, 59 tuổi, sẽ làm cố vấn cấp cao cho ông Biden và giúp xây dựng đội ngũ lãnh đạo của chính quyền ông Biden.
Nhóm chuyển giao quyền lực của ứng viên Đảng Dân chủ cũng đang xem xét hành động pháp lý nhằm vào sự chậm trễ của Cơ quan Dịch vụ tổng hợp (GSA) trong việc công nhận ông thắng cử như dự đoán của truyền thông Mỹ. Trong lúc ông Donald Trump vẫn chưa thừa nhận thất bại, đội ngũ của ông Biden thúc giục người đứng đầu Cơ quan dịch vụ tổng hợp Mỹ thực hiện các bước khởi đầu của quá trình chuyển giao quyền lực chính thức./.
Video đang HOT
Trận đấu tay đôi có thể định hình chính sách của Biden
Cuộc đua vòng hai ở bang Georgia có thể quyết định đảng nào kiểm soát Thượng viện Mỹ, tác động đáng kể đến tham vọng chính sách của Joe Biden.
Mùa bầu cử 2020 đã kết thúc, nhưng nước Mỹ tới nay vẫn chưa xác định được đảng nào sẽ kiểm soát Thượng viện. Đảng Dân chủ tới nay đã giành được 48 ghế thượng nghị sĩ, còn đảng Cộng hòa giành được 50 ghế, trong khi phe kiểm soát Thượng viện cần tối thiểu 51 ghế.
Bởi vậy, mọi ánh mắt đều hướng tới cuộc cạnh tranh hai ghế Thượng viện ở bang Georgia, nơi hai ứng viên đảng Dân chủ Jon Ossoff và Raphael G. Warnock sẽ thách thức hai thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa là David Perdue và Kelly Loeffler.
Do các ứng viên đều không đạt tối thiểu 50% số phiếu trong Ngày Bầu cử, họ sẽ phải tổ chức bỏ phiếu vòng hai vào ngày 5/1/2021 để xác định ai là hai thượng nghị sĩ tiếp theo của bang Georgia, cũng như xác định đảng nào sẽ kiểm soát Thượng viện.
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Joe Biden đang chuẩn bị nhiều đề xuất chính sách khác nhau về kinh tế, y tế, biến đổi khí hậu cùng các vấn đề nội địa khác, bao gồm cả chương trình nghị sự đầy tham vọng mà Biden đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, khả năng hiện thực hóa chúng còn phụ thuộc rất lớn vào việc Thượng viện do phe nào kiểm soát.
Joe Biden phát biểu tại Wilmington, Delaware, ngày 7/11. Ảnh: AP.
Nếu hai ứng viên đảng Dân chủ đều chiến thắng trong vòng "đấu tay đôi" ở Georgia vào tháng 1/2021, đảng của Biden sẽ giành quyền kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện. Lúc đó, Biden sẽ có cơ hội thúc đẩy một kế hoạch kích thích mạnh mẽ nhằm phục hồi nền kinh tế, chủ yếu dựa trên gói cứu trợ 2,2 nghìn tỷ USD mà phe Dân chủ tại Hạ viện đã phê chuẩn hồi mùa thu.
Gói kích thích kinh tế của Biden theo kịch bản này sẽ cấp hàng trăm tỷ USD cho các chính quyền bang và địa phương bị thất thu thuế vì suy thoái do đại dịch Covid-19, gia hạn trợ cấp thất nghiệp cho những người mất việc trong khủng hoảng và mang đến một khoản cứu trợ mới cho các doanh nghiệp nhỏ.
Đội ngũ của Biden còn đang phát triển một chương trình việc làm của chính phủ, được gọi là Public Health Jobs Corps, sẽ đưa thêm 100.000 người Mỹ vào làm các công việc liên quan đến xét nghiệm và truy vết nguồn lây Covid-19.
Biden còn muốn thông qua một dự luật về cơ sở hạ tầng bao gồm đưa Internet băng thông rộng đến vùng nông thôn và tăng chi tiêu liên bang cho nghiên cứu năng lượng sạch.
Ông sẽ tăng cường phúc lợi An sinh Xã hội và mở rộng ân hạn thuế cho bảo hiểm y tế. Biden còn đề xuất tăng mức lương tối thiểu liên bang từ 7,25 USD lên 15 USD và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có thể thành lập liên đoàn lao động.
Việc phe Dân chủ chiếm thế đa số tại Thượng viện, dù với cách biệt nhỏ, cũng sẽ mang đến cho Biden cơ hội thúc đẩy thông qua đề xuất tăng thuế đối với các tập đoàn lớn và người giàu nhằm bù đắp cho những khoản chi tiêu thêm kể trên. Ông có thể xin quốc hội phê chuẩn kế hoạch tăng thuế lên doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia và những cá nhân có thu nhập trên 400.000 USD/năm.
Số tiền thu về từ động thái này sẽ được dùng để tài trợ cho những kế hoạch tham vọng hơn của ông như xây dựng lại cầu đường, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi sang lĩnh vực năng lượng sạch hay giúp người dân Mỹ đủ khả năng đáp ứng chi phí chăm sóc y tế.
"Phe Dân chủ giành thế đa số tại Thượng viện sẽ tạo ra khác biệt lớn nhất giúp Tổng thống đắc cử Biden mang đến thay đổi cho các gia đình lao động trên khắp nước Mỹ", thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer nhận xét.
Việc kiểm soát Thượng viện sẽ mang lại cho phe Dân chủ khả năng thông qua một số đạo luật nhất định mà không sợ bị đảng Cộng hòa chặn lại. Nó gần như chắc chắn là phương tiện hữu hiệu để Biden đạt được những tham vọng của mình trong hàng loạt lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, giáo dục và biến đổi khí hậu.
"Nó dường như quyết định mọi thứ", Heidi Shierholz, chuyên gia kinh tế tại Bộ Lao động Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama, hiện là giám đốc chính sách tại Viện Chính sách Kinh tế ở Washington, bình luận.
Nhưng nếu đảng Cộng hòa thắng dù chỉ một ghế Thượng viện ở Georgia , qua đó giành thế đa số tại Thượng viện, chắc chắn chương trình nghị sự của Biden sẽ bị hạn chế đáng kể, giới chuyên gia đánh giá.
Kế hoạch tăng thuế, ngay cả với giới siêu giàu, nhiều khả năng sẽ bị loại khỏi bàn thảo luận, cùng với kế hoạch mở rộng Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Giá cả phải chăng (Obamacare) nhằm giúp người Mỹ có thể sở hữu một chương trình bảo hiểm nào đó của chính phủ, như Medicare.
Biden sẽ tiếp tục thúc đẩy các dự luật về y tế và cơ sở hạ tầng, theo các cố vấn kinh tế của ông, nhưng khó giành được ủng hộ từ Thượng viện cho toàn bộ chương trình nghị sự của mình trong các lĩnh vực đó.
Các trợ lý cho hay đội ngũ chuyển giao quyền lực của Biden đang lên hàng loạt kế hoạch dự phòng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện nền kinh tế, bao gồm cả kịch bản số ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng đột biến làm đóng băng chi tiêu tiêu dùng hay kịch bản đảng Dân chủ không thể kiểm soát Thượng viện.
Phần lớn chương trình nghị sự về chính sách đối nội của Biden đều cần được sự phê chuẩn từ quốc hội, đặc biệt là Thượng viện, trong đó có nhiều chính sách kinh tế mà nhóm chuyển giao quyền lực đã nêu bật trong những ngày gần đây.
Nhiều phần của chương trình nghị sự này vẫn có thể thực hiện được mà không cần đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện. Các nhóm doanh nghiệp đang hy vọng rằng Biden và Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, có thể đạt được thỏa thuận về một gói kích thích kinh tế nhỏ hơn và một gói cơ sở hạ tầng mang tính thỏa hiệp hơn.
Chiến dịch tranh cử của Biden đã nêu ra một loạt hành động tiềm năng của chính phủ, như đặt ra những yêu cầu mới đối với các công ty đấu thầu hợp đồng liên bang nhằm thúc đẩy mức lương cao hơn và bình đẳng sắc tộc. Nó cũng bao gồm một kế hoạch dùng 400 tỷ USD ngân sách mua sắm liên bang mua các sản phẩm được sản xuất tại Mỹ và áp đặt các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu nghiêm ngặt mới để chống biến đổi khí hậu.
Các nhà kinh tế tự do và nhiều nhà hoạt động tiến bộ lo ngại phương hướng trên sẽ khiến nền kinh tế có nguy cơ phục hồi chậm chạp trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ của Biden.
"Hãy thực tế và trung thực, tham vọng đó quá lớn", Michael Linden, giám đốc điều hành Groundwork Collaborative, tổ chức chuyên thúc đẩy các chính sách tiến bộ, nhận xét, đề cập tới chương trình nghị sự dự kiến của Biden. "Nếu đảng Dân chủ giành được Thượng viện, không có nghĩa là mọi giấc mơ ngông cuồng nhất của họ đều thành hiện thực".
Các nhóm doanh nghiệp và nhiều chuyên gia tư vấn ở Washington lại đang hoan nghênh khả năng đảng Dân chủ không thể kiểm soát Thượng viện, khiến chính quyền Biden ít có khả năng tăng thuế doanh nghiệp.
"Chúng ta phải hạ thấp trần kỳ vọng về chương trình nghị sự của Biden", John Gimigliano, cựu nhân viên chính sách thuế của đảng Cộng hòa tại Hạ viện, nói. "Chúng ta cần hướng đến những thứ khiêm tốn hơn, mang tính lưỡng đảng hơn".
Chiến dịch Trump tố '4 người chết' bỏ phiếu ở Georgia Phe Cộng hòa trưng cáo phó, cáo buộc 4 người chết "bỏ phiếu" bầu cử ở Georgia, khiến giới chức bang mở cuộc điều tra và kiểm lại phiếu. Các thành viên đảng Cộng hòa ở bang Georgia ngày 11/11 công bố các bản cáo phó của 4 cư dân đã qua đời mà họ cho rằng danh tính của những người này...