Băng đảng ma túy Mexico nhăm nhe hoành hành Đông Nam Á
Các băng đảng ma túy Mexico coi châu Á là thị trường béo bở, do lợi nhuận thu được ở đây rất lớn và các hiệp định thương mại khu vực vô tình tạo điều kiện cho chúng dễ dàng buôn lậu.
Hong Kong thu giữ hơn 500 kg cocaine từ băng nhóm Mexico. Ảnh: Dickson Lee/ SCMP
Nạn buôn bán ma túy đang hoành hành ngày càng nhiều ở châu Á, khiến số lượng “hàng cấm” bị thu giữ vì thế mà tăng lên đáng kể. Chỉ tính riêng Đông Á và Đông Nam Á, các nhà chức trách đã thu giữ tổng cộng 254 viên methamphetamine trong năm 2013, tăng gấp 8 lần chỉ trong vòng 5 năm, tờFinancial Times đầu tuần này đưa tin.
Giới chức quốc tế cảnh báo rằng, các cơ quan thực thi pháp luật tại châu Á đang chưa được chuẩn bị tốt để đối phó với tình trạng buôn bán ma túy ngày càng gia tăng.
“Cảnh sát và quan chức hải quan tại châu Á thường không có nhiều mối quan hệ với châu Mỹ, và thường thiếu kiến thức về các băng đảng ở Mỹ Latin, họ không biết họ sắp phải đối mặt với điều gì”, Jeremy Douglas, đại diện của Văn phòng Liên Hợp Quốc về ma tuý và tội phạm nói. “Họ chưa hoạt động nhiều ở tầm quốc tế, nhưng họ sắp phải làm vậy”.
Đối với những kẻ buôn lậu bị bắt, rủi ro với chúng là rất lớn. Một số nước Đông Nam Á trừng trị tội liên quan đến ma túy bằng án tử hình.
Philippines, nước tranh luận về việc thi hành án tử hình đối với những tội danh liên quan đến ma túy, sẽ là nơi thí điểm cách xử lý một trường hợp vào tháng này. Horatio Hernandez Hernadez, người Mexico, sẽ phải ra hầu tòa với cáo buộc là thành viên cấp cao của băng đảng ma túy Sinaloa khét tiếng.
Tại một cuộc họp khu vực tại Bangkok hồi tháng 8, đại diện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đưa ra báo động đỏ về hoạt động buôn bán ma tuý nơi đây. Họ cho rằng, mặc dù khu vực có tiềm năng tăng trưởng kinh tế và thương mại, chính khả năng kết nối ngày càng dễ dàng giữa các nước đã khiến vùng biên giới dễ trở thành “trạm chung chuyển” để buôn lậu ma tuý.
“Vì vậy, các cơ quan an ninh kiểm soát biên giới và cảng biển cần phải tăng cường kỹ năng, năng lực và hợp tác xuyên biên giới, để đối phó với tội phạm xuyên quốc gia”, ông Jakkrit Srivali, một quan chức hàng đầu thuộc Bộ Ngoại giao Thái Lan, nói.
Đời sống của người dân châu Á ngày càng đi lên, dẫn tới sự gia tăng về nhu cầu về ma tuý. Nơi đây dần trở thành tụ điểm tiêu thụ, buôn bán và trao đổi các chất cấm, theo báo cáo được công bố năm ngoái của Văn phòng ma tuý và tội phạm của Liên Hợp Quốc.
Băng đảng Sinaloa được xác định là một đầu mối cung cấp ma tuý quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đây chính là băng có kẻ cầm đầu là Joaquin “El Chapo” Guzmán, vượt ngục ở Mexico hồi tháng 7.
Băng đảng The Jalisco New Generation, mới tham gia vào thị trường ma tuý của Mexico, là cái tên mới nổi trong thế giới ngầm vài tháng gần đây, sau khi bắn hạ một máy bay quân sự. Băng này đang nhắm đến thị trường Hong Kong và Nhật Bản, theo Canacintra, một tổ chức tại Mexico.
“Vì có nguy cơ đối mặt với những hình phạt nghiêm khắc, như tù chung thân hay thậm chí tử hình, những kẻ buôn lậu bán ma túy ở đó (châu Á) với giá cắt cổ”, Rodrigo Alpízar Vallejo, chủ tịch tổ chức trên nói với giới truyền thông tại Mexico.
Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương cung cấp nhiều lợi nhuận hơn cho các băng đảng so với thị trường truyền thống. Tại Hong Kong, một kg cocaine có thể bán với giá cao gấp 3 lần so với ở Mỹ. Thậm chí, ở Australia, giá của chúng còn có thể cao gấp 6 lần, theo cảnh sát và các chuyên gia.
Trong khi đó, theo các nhà điều tra tội phạm tài chính, các băng đảng sẽ nghiên cứu kỹ càng các thoả thuận thương mại khu vực, chẳng hạn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, để tìm hiểu về việc mở cửa một số tuyến đường cụ thể, hoặc chính sách giảm thuế quan đối với một số loại hàng hoá nhất định. Việc này giúp nhóm có thủ đoạn ẩn giấu ma tuý và chuyển lợi nhuận thu được về nước.
Bất cứ chính sách nào có thể làm tăng khối lượng, hiệu quả giao dịch thương mại cũng sẽ có nguy cơ làm tăng cơ hội và mở đường cho tội phạm vận chuyển ma tuý và rửa tiền”, ông Bill Majcher, người từng làm việc với cảnh sát Liên bang của Mỹ và Canada nói.
“Trong vài thập kỷ qua, tôi đã chứng kiến nạn rửa tiền gia tăng nhanh chóng, do tội phạm biết cách lợi dụng các hiệp định mở cửa các vùng thương mại xuyên quốc gia và hiệp ước giữa các nước”, một điều tra viên giấu tên nói.
Robert Evan Ellis, giáo sư chuyên về khu vực Mỹ Latin, đồng thời cũng là chuyên gia về quan hệ của khu vực này với Trung Quốc, nói rằng các thoả thuận sẽ giúp tăng khối lượng hàng hóa trao đổi, tăng số lượng ngân hàng và công ty thực hiện giao dịch xuyên Thái Bình Dương. Điều này vô tình mở rộng cơ hội cho các tổ chức tội phạm buôn lậu ma tuý.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng, quan hệ thêm thắt chặt giữa các nước nhờ các thoả thuận đã ký sẽ “gián tiếp tăng cường hoạt động thực thi pháp luật và khuôn khổ pháp lý xuyên Thái Bình Dương, giúp chống lại các băng đảng ma tuý”.
Video đang HOT
Trọng Nghĩa
Theo VNE
10 công ty hùng mạnh nhất nước Mỹ
Thống kê dựa trên doanh thu, số nhân viên, tần suất xuất hiện trên báo chí, và ảnh hưởng trên các mạng xã hội...
10. IBM
Doanh thu năm 2014: 92,8 tỷ USD
Số nhân viên: 379.592
Dù phải vật lộn với lợi nhuận suy giảm trong năm 2014, IBM vẫn sở hữu một lực lượng hùng hậu các khách hàng trung thành và đối tác mạnh, bao gồm những tập đoàn lớn như Apple và Citigroup.
Ngoài ra, IBM đang tiến sâu vào lĩnh vực mạng Internet kết nối tất cả mọi thứ (Internet of Things) - lĩnh vực được dự báo sẽ trở thành thị trường quy mô 1,7 nghìn tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Tuy vậy, IBM là một công ty không có nhiều ảnh hưởng trên các mạng xã hội - Nguồn: Business Insider.
9. General Motors (GM)
Doanh thu năm 2014: 155,9 tỷ USD
Số nhân viên: 212.000
GM là một trong những hãng xe lớn nhất thế giới và đã có lịch sử hơn 100 năm. Sau một năm phải đương đầu với các vấn đề pháp lý, GM vẫn tăng được doanh số các thương hiệu xe phổ biến của hãng như Chevrolet, Buick, GMC và Cadillac.
Hãng xe có trụ sở ở Detroit có 21.000 nhà phân phối ở khắp 6 châu lục. Klout - công ty phân tích ảnh hưởng trên truyền thông và mạng xã hội - dành cho GM điểm số khá cao 91/100 về ảnh hưởng trên mạng xã hội, chỉ kém đối thủ Ford trong lĩnh vực ôtô - Nguồn: Business Insider.
8. UPS
Doanh thu năm 2014: 58,2 tỷ USD
Số nhân viên: 237.300
Công ty đóng gói-giao hàng lớn nhất thế giới đã giao 4,8 tỷ gói hàng và tài liệu tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm 2014. Sau khi bị chỉ trích vì không giao đúng hạn hàng triệu gói hàng trong mùa nghỉ lễ năm 2013, UPS đã thuê thêm nhân viên mùa vụ và mở các trung tâm vận chuyển mới.
Điểm số về ảnh hưởng trên mạng xã hội 80/100 mà Klout dành cho UPS không phải là cao, nhưng vẫn cao hơn điểm số 72/100 dành cho đối thủ FedEx - Nguồn: Business Insider.
7. Apple
Doanh thu năm 2014: 182,9 tỷ USD
Số nhân viên: 92.600
Là một trong những thương hiệu công nghệ dễ nhận biết nhất, Apple tiếp tục mang đến cho tín đồ công nghệ thế giới những sản phẩm sáng tạo như đồng hồ thông minh Apple Watch, điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad mới hàng năm.
Ảnh hưởng của Apple trên mạng xã hội bị hạn chế phần nào do hãng này không có một tài khoản Twitter trung tâm. Điểm ảnh hưởng trên mạng xã hội mà Klout dành cho Apple chỉ là 84/100.Tuy vậy, tài khoản Twitter của gian âm nhạc Apple Music có tới 7,73 triệu người theo dõi, còn tài khoản Twitter của gian ứng dụng App Store có 4,09 triệu người theo dõi - Nguồn: Business Insider.
6. AT&T
Doanh thu năm 2014: 131,6 tỷ USD
Số nhân viên: 250.730
Tập đoàn viễn thông AT&T hiện là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền lớn nhất ở Mỹ nhờ vụ sáp nhập 48,5 tỷ USD mới đây với Direct TV. Mạng LTE 4G của AT&T có hơn 300 triệu người sử dụng.AT&T được Klout dành cho điểm số 91/100 về ảnh hưởng trên truyền thông xã hội, nhờ có 691.000 người theo dõi trên Twitter và 5,7 triệu lượt "thích" (like) trên Facebook.
AT&T cũng là công ty viễn thông duy nhất lọt vào danh sách những công ty được ngưỡng mộ nhất của tạp chí Fortune - Nguồn: Business Insider.
5. Microsoft
Doanh thu năm 2014: 86,83 tỷ USD
Số nhân viên: 118.000
Doanh thu của Microsoft năm 2014 tăng 11%. Doanh số máy tính bảng của hãng đang tiếp tục tăng trưởng. Riêng trong quý 4/2014, máy tính bảng Surface mang về doanh thu 1 tỷ USD, tạo nguồn lợi nhuận đáng kể.
Về ảnh hưởng trên truyền thông xã hội, Microsoft đạt điểm số gần tuyệt đối 99/100, ngang bằng với đối thủ Amazon - Nguồn: Business Insider.
4. Amazon
Doanh thu năm 2014: 88,99 tỷ USD
Số nhân viên: 154.100
Là trang thương mại điện tử lớn nhất ở Mỹ, Amazon mới đây đã vượt qua chuỗi siêu thị Wal-Mart để trở thành bán lẻ có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất ở Mỹ.
Ngoài ra, Amazon cũng đã mạnh dạn nhảy vào những lĩnh vực mới như sách điện tử, máy tính bảng và dịch vụ Amazon Instant Video. Amazon được Klout dành cho 99/100 điểm về ảnh hưởng trên mạng xã hội - Nguồn: Business Insider.
3. General Electric (GE)
Doanh thu năm 2014: 72,61 tỷ USD
Số nhân viên: 347.000
Với hơn 16 bộ phận và hàng trăm nghìn nhân viên trên toàn cầu, GE có ảnh hưởng tới hầu như mọi phương diện của cuộc sống thường nhật. Từ thiết bị chiếu sáng cho tới đồ gia dụng và động cơ máy bay, GE không ngừng sáng tạo. Điểm về ảnh hưởng của GE trên truyền thông xã hội cũng khá cao, 91/100 điểm - Nguồn: Business Insider.
2. Target
Doanh thu năm 2014: 72,61 tỷ USD
Số nhân viên: 347.000
Hãng bán lẻ Target đã đo sự hài lòng của khách hàng thông qua hàng triệu người theo dõi trên truyền thông xã hội, và đạt điểm số 90/100 về ảnh hưởng trên mạng xã hội. Sau một "cơn bão" phản đối trên các mạng xã hội, cách đây ít lâu Target tuyên bố sẽ bắt đầu loại bỏ dần các ký hiệu về giới tính trong các cửa hiệu của mình.
Ngoài ra, Target cũng không ngần ngại bày tỏ sự ủng hộ đối với các quyền bình đẳng và hôn nhân đồng giới. Đến nay, công ty này đã ủng hộ 1 tỷ USD cho các hoạt động giáo dục - Nguồn: Business Insider.
1. Wal-Mart
Doanh thu năm 2014: 485,62 tỷ USD
Số nhân viên: 2,2 triệu
Với 11.500 cửa hiệu ở 28 quốc gia, quy mô "khủng" của Wal-Mart là điều không ai có thể phủ nhận. Tập đoàn bán lẻ này được 90/100 điểm về ảnh hưởng trên mạng xã hội và là một trong những thương hiệu bán lẻ đắt giá nhất sau hai "đế chế" thương mại điện tử Alibaba và Amazon.Wal-Mart cũng là nhà sử dụng lao động lớn nhất ở Mỹ. Năm nay, hãng này tuyên bố sẽ tăng lương cho 500.000 người trong tổng số 1,4 triệu nhân viên của hãng ở Mỹ.Wal-Mart đứng ở vị trí số 1 trong xếp hạng 500 công ty lớn nhất thế giới của tạp chí Fortune.
Theo Diệp Vũ (Vneconomy)
Điều tồi tệ nhất với kinh tế Nga đã qua Sự suy yếu trong đầu tư ở Nga giảm bớt và 'nỗi đau' kinh tế nước này đang dần lắng dịu. Đó là nhận định của Bank of America và giám đốc tài chính ở nhà mạng lớn nhất nước Nga. Điều tồi tệ nhất đã đi qua với nền kinh tế Nga - Ảnh: Bloomberg Theo Russia Today, Vladimir Osakovskiy, nhà kinh...