Băng cướp tiệm vàng đối diện 3 án tử
Ba tên trong băng cướp tiệm vàng tại TPHCM và các tỉnh lân cận bị VKSND TPHCM đề nghị mức án cao nhất là tử hình, do ra tay quyết liệt và tàn ác với các chủ tiệm vàng.
Sau hai ngày xét xử, ngày 22/5 đại diện VKSND TPHCM đề nghị án tử hình cho cả ba bị cáo Huỳnh Văn Tiếm (SN 1959, quê Tây Ninh), Lê Anh Kiệt (SN 1964, TPHCM), Nguyễn Văn Nhãn (SN 1957, Tây Ninh) về các tội “Giết người”, “Cướp tài sản” và “Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.
Huỳnh Văn Tiếm (trái) và Lê Anh Kiệt tại tòa
Liên quan đến vụ án, bị cáo Phan Văn Tưởng (SN 1973, Tây Ninh) bị đề nghị tù chung thân cùng các tội danh như trên. Đặng Văn Phước (SN 1951, ngụ An Giang) bị đề nghị từ 17 đến 19 năm tù với tội danh Cướp tài sản và Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng.
Bị cáo Tiếm và Kiệt quen nhau tại trại giam Tống Lê Chân (tỉnh Bình Phước) trong thời gian thi hành án. Sau khi mãn hạn tù, cả hai bàn bạc kế hoạch cướp tiệm vàng rồi rủ các bị cáo còn lại tham gia. Trong 5 năm hoạt động, băng này đã chiếm đoạt 800 lượng vàng, nhiều ngoại tệ và tiền Việt.
Video đang HOT
Băng cướp do Huỳnh Văn Tiếm cầm đầu
Thủ đoạn của nhóm này là nắm bắt giờ giấc kinh doanh của các tiệm vàng rồi ra tay cướp. Tối 2/10/2004, vợ chồng ông Doãn Mỹ (chủ tiệm vàng Kim Thanh, chợ Phạm Thế Hiển, phường 4, quận 8) trên đường về nhà đã bị nhóm Tiếm bắn liên tiếp nhiều phát vào người khiến ông Mỹ tử vong, còn người vợ bị thương. Trong vụ này Tiếm khai cướp được khoảng 50 lượng vàng, 11.000 USD cùng 150 triệu đồng tiền mặt.
Bị cáo Nhãn trực tiếp bắn chết ông Doãn Mỹ
Chiều 8/10/2011, trong lúc tụ tập tại quán cà phê Thu Hồng (quận 7) để bàn bạc kế hoạch cướp tiệm vàng tiếp theo, băng nhóm này bị các trinh sát ập vào tóm gọn.
Tại phiên tòa, bị cáo Tiếm và Kiệt thừa nhận sau khi chiếm đoạt được vàng miếng và nữ trang, nhóm đem về nhà nấu chảy để mất ký hiệu rồi mang xuống TPHCM tiêu thụ.
Ngoài 8 vụ đã gây ra, các bị cáo còn lên kế hoạch tấn công hai tiệm vàng khác ở quận 4 nhưng do các tiệm này để vàng tại cửa hàng, không mang về nhà nên nhóm cướp không thể ra tay.
Kiệt trình bày: “Mục đích cao nhất của bị cáo là có vàng, có tiền và không có dã tâm giết người. Tuy nhiên nếu các bị hại và người đi đường chống cự, đuổi theo gây tổn hại cho bị cáo và đồng bọn thì bị cáo sẽ ra tay bắn ngay người đó”.
Theo 24h
"Khai quật" tội lỗi 10 năm của toán cướp hung hãn (2): Trả "món nợ" đằng đẵng
"Với phương thức, thủ đoạn, tính chất manh động nêu trên, nhóm cướp này có thể nói nguy hiểm nhất bị phát hiện từ sau ngày giải phóng trở lại đây. Có đối tượng trong nhóm cướp, khi lực lượng công an thi hành lệnh khám xét nơi ở, ngay cả hàng xóm của chúng cũng không tin rằng lâu nay, họ ở ngay cạnh kẻ vì tiền mà sẵn sàng giết người không ghê tay", điều tra viên Cục CSHS-Bộ Công an nói.
Trinh sát Cục CSHS dẫn giải 1 trong số 4 tên cướp về CQĐT
Tháng 7-2009, thời gian cao điểm của công tác truy xét, Ban chuyên án nhận được thông tin, khoảng 18h30, một toán cướp bịt mặt táo tợn xông vào hiệu vàng Quốc Thắng, ở thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên, An Giang, dùng súng uy hiếp chủ hiệu, cướp đi khoảng 300 cây vàng. Trước khi bỏ chạy, bọn cướp bắn nhiều phát súng để uy hiếp người dân định đuổi theo, và vứt lại hiện trường chiếc xe máy bọn cướp dùng gây án có gắn biển số Campuchia. Sự "sơ ý" của toán cướp thực chất là trò "nghi binh" chúng tạo dựng để nhằm đánh lạc hướng công tác điều tra của Ban chuyên án. Song tình tiết này đã giúp Ban chuyên án khoanh vùng được chặt hơn về toán cướp. Chúng có khoảng 6 tên và đều là người miền Nam. Nhận dạng của các nhân chứng ở nhiều vụ việc cho thấy, tuổi đời của nhóm cướp này không còn trẻ.
Hàng trăm cán bộ có kinh nghiệm của Cục CSHS được tung vào cuộc. Cần mẫn, trách nhiệm, khoa học, từ đó, ban chuyên án đã dựng được chân dung sơ bộ về nhóm đối tượng nghi vấn, gồm Lê Anh Kiệt (SN 1964), quê Long An, tạm trú ở huyện Nhà Bè- TP.HCM; đối tượng này có một tiền án về tội giết người. Đối tượng thứ 2, Huỳnh Văn Tiếm (SN 1959), HKTT ở huyện Hòa Thành, Tây Ninh. Tên này có tiền án về tội danh chế tạo, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Nghi can thứ 3 là Nguyễn Văn Nhãn (SN 1957), nhà ở Tây Ninh, có 3 tiền án về các tội danh như cướp tài sản, đe dọa giết người. Nghi can thứ 4 là Phan Văn Tưởng (SN 1973), nhà ở huyện Châu Thành, Tây Ninh. Nơi ở xa nhau nhưng thi thoảng, các đối tượng này lại bỏ nhà và tụ tập, sống với nhau hàng tháng trời. Điểm đến của chúng là TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phố giáp ranh. Nguồn tin cho biết, nhóm nghi can này luôn mang theo hàng "nóng".
Trinh sát nắm được trong tháng 10-2011, các đối tượng này sẽ tổ chức "đánh" một số cửa hàng vàng, trong đó có một cửa hàng vàng ở quận 4-TP.HCM Ban chuyên án quyết định, sẽ bắt nóng ngay trước giờ chúng đi gây án.
Khoảng 18h30 ngày 8-10, Kiệt, Tiếm và Nhãn gặp nhau ở quán cà phê T.H trên đường Lê Văn Lương, phường Tân Phong, quận 7 TP.HCM. Đúng lúc các đối tượng đang giao cho nhau 1 khẩu súng cùng 3 viên đạn, lực lượng công an ập vào. Phan Văn Tưởng bị bắt sau đó 1 ngày. Qua khai thác, bọn chúng khai nhận đang chuẩn bị cướp một cửa hàng vàng, nhưng tên Kiệt chưa ưng ý vì chê cửa hàng vàng đó nhỏ. Tuy vậy, do hết tiền nên Tiếm và Nhãn bảo Kiệt đưa súng để đi cướp. Ngoài vụ cướp "hụt" này, nhóm đối tượng khai nhận chính là tác giả hàng loạt vụ cướp từ năm 2001 đến khi bị bắt, ở các tỉnh, TP.HCM, An Giang, Tây Ninh...
Lê Anh Kiệt - đối tượng đầu vụ tại cơ quan công an
Tìm hiểu hoạt động cũng như đặc thù của toán cướp này có nhiều điều kỳ quái. Trước khi gây án, chúng sẽ vào rừng hay khu vực xa khu dân cư nào đó để... tập bắn. Ngoài khẩu súng quân dụng cơ quan công an thu tại quán cà phê hôm 8-10, nhóm cướp này còn có "kỹ sư chế tạo súng" là Huỳnh Văn Tiếm. Không "hổ danh" từng có tiền án về tội danh chế tạo, tàng trữ và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, tên Tiếm có thể chế súng tự tạo với báng bằng gỗ và nòng súng từ... ống nước. Ngay cả khẩu súng quân dụng, những khi tập bắn hăng quá, Tiếm có thể thửa đạn của loại súng khác để dành cho khẩu súng ngắn này.
Mỗi lần gây án, ngoài việc dùng số đông để uy hiếp "con mồi", phương tiện gây án không thể thiếu của bọn cướp là gậy sắt và súng. Trinh sát Cục CSHS cho biết, việc trang bị hàng "nóng" và hàng "lạnh" của toán cướp này không phải để "diễu võ, dương oai". Ngay cả khi bị hại chấp nhận bị mất tài sản, chúng sẵn sàng tấn công để triệt hạ mọi sự phản kháng. Trong trường hợp bị truy đuổi, súng và gậy sắt sẽ được sử dụng để chống trả lại.
Trong 8 vụ cướp tài sản của chủ hàng vàng, duy nhất cửa hàng Long Thành (tỉnh Đồng Nai) thoát "nạn". Vụ này, chỉ có 2 tên thực hiện. Quy luật sinh hoạt của chủ cửa hàng vàng Long Thành nắm được, chúng bám theo xe ông chủ cửa hàng, và tên ngồi sau dùng gậy sắt đánh thẳng vào đầu bị hại. Theo phản xạ tự nhiên, người chủ hàng vàng Long Thành né được và hô hoán. Phát hiện sự việc, một số người dân lên xe truy đuổi khiến 2 tên cướp phải phóng xe bạt mạng bỏ chạy, sau khi đã bắn mấy phát súng chỉ thiên.
Điều tra viên Cục CSHS cho biết, tính chất chuyên nghiệp của toán cướp này còn thể hiện ở chỗ, nhiều lần sau khi trúng quả đậm, chúng phi tang súng. Khi nào chuẩn bị thực hiện phi vụ mới, chúng sẽ tìm "kênh" để mua súng. Khác với những ổ nhóm khác, nhóm cướp Lê Anh Kiệt, Huỳnh Văn Tiếm chỉ gặp nhau trước khi chuẩn bị gây án. Và khi cướp được vàng, chúng không nhậu nhẹt, ăn chơi mà chia đều "sản phẩm" rồi mỗi đứa lại về quê.
Tiền, vàng lấy được, toán cướp sử dụng vào việc gì? Duy nhất tên Tưởng "đầu tư" vào một gara ô tô kiêm kinh doanh máy ủi, san lấp mặt bằng ở huyện Châu Thành, Tây Ninh. Tên Tiếm cũng từng mua 2 chiếc máy ủi để nhận san lấp mặt bằng. Nhưng y không sống được bằng nghề này. Bao nhiêu tiền phi pháp có được, Tiếm nướng vào cờ bạc và bản thân vợ Tiếm đã phải 2 lần sang Campuchia... chuộc chồng từ sới bạc ra. Kẻ đầu vụ Lê Anh Kiệt cũng chẳng khá khẩm gì. Tại địa phương, Kiệt đóng khá tròn vai một người buôn bán chăm chỉ. Song thực chất, y cũng "mê" cờ bạc nặng. Quá trình khám xét nơi ở của các đối tượng sau này, CQĐT chỉ thu được 1 đầu ống đèn khò và 3 chiếc xe máy phục vụ gây án...
Theo ANTD
Băng cướp tiệm vàng và kỳ án 10 năm - Kỳ cuối: Hành trình truy bắt Trong khi theo dõi hoạt động của Lê Anh Kiệt và Huỳnh Văn Tiếm, các tổ trinh sát đã phát hiện Kiệt và Tiếm đều "nướng" hết số tiền đã cướp được từ nhiều năm trước vào các trò đỏ đen như đánh đề, cá độ bóng đá. Cả hai đang nợ chồng chất. Nguyễn Văn Nhãn (còn gọi là "Chó lửa") tại...