Bằng chứng vợ chồng mắc Covid-19 ở Center Point khai báo y tế gian dối
Khi đến cổng bệnh viện, vợ chồng ông T. và lái xe đều khai không có triệu chứng, không đi qua các tỉnh thành khác.
Sáng 13/5, Bộ Y tế chính thức công bố ca bệnh 3633 và 3634 là cặp vợ chồng sống tại chung cư Center Point, 27 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 2 bệnh nhân này từng đi Đà Nẵng từ ngày 30/4-2/5.
Từ chiều qua đến nay, thông tin cặp vợ chồng bệnh nhân khai báo y tế không trung thực khi vào Bệnh viện Hữu Nghị có nhiều ý kiến trái chiều. Sáng 13/5, trả lời trên báo chí, ông T. (bệnh nhân 3634) khẳng định vợ chồng ông đã khai báo y tế 2 lần, lần đầu ở cổng ra vào, lần thứ hai ở trong Khoa Xét nghiệm.
2 tờ khai của vợ chồng ông T. khi mới vào Bệnh viện Hữu Nghị sáng 12/5.
“Cả hai lần tôi đều khai lịch sử dịch tễ là đi Đà Nẵng, có cả mã chuyến bay, ngày giờ cụ thể. Tôi nghĩ hệ thống camera bệnh viện có ghi lại việc tôi khai báo ở đây”, ông T. khẳng định.
Tuy nhiên đến trưa nay, PGS.TS Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị vẫn khẳng định, vợ chồng ông T. khai báo không trung thực.
PGS Hà cho biết, bệnh viện yêu cầu 100% bệnh nhân qua cổng phải khai báo y tế. Tuy nhiên khi vào cổng, vợ chồng ông T. và lái xe đều khai báo không trung thực. Bệnh viện đã tìm thấy cả 3 tờ khai này.
Cụ thể, cả 3 người đều khai không có triệu chứng ho, sốt, đau họng, khó thở và không ra khỏi Hà Nội trong 14 ngày qua.
Tờ khai y tế của lái xe
Khi vào Khoa Cấp cứu, nhân viên y tế phát hiện bệnh nhân có ho, đau họng, có yếu tố nghi ngờ nên đưa thẳng vào khu sàng lọc, test nhanh kháng nguyên tại chỗ.
Video đang HOT
“Chỉ đến khi có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2, bệnh nhân mới khai với bác sĩ khám cấp cứu vừa trở về từ Đà Nẵng”, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị thông tin.
Ngay sau đó, bệnh viện mời Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng đến điều tra, lấy mẫu thêm, khi đó vợ chồng bệnh nhân mới khai báo lại có về từ vùng dịch Đà Nẵng.
Vợ chồng ông T. có khai báo y tế khi lên máy bay (đây là quy định bắt buộc của các hãng hàng không với tất cả hành khách).
Sau khi trở về Hà Nội từ ngày 2/5, vợ chồng ông T. di chuyển nhiều nơi như đi Thanh Oai làm lễ, đi đánh golf ở Sơn Tây, đi Bắc Ninh xem đất, tham dự nhiều cuộc họp đông người…
Ngày 9/5, vợ ông T. đến khám tại phòng khám Thu Cúc ở Trần Duy Hưng do có biểu hiện đau rát họng, tuy nhiên nơi này không tiếp nhận, hướng dẫn bệnh nhân về trạm y tế phường theo dõi sức khỏe.
Tuy nhiên, sau đó vợ chồng ông T. cũng không đến khai báo, lấy mẫu tại Trạm y tế. Chỉ đến 10h30 ngày 12/5, khi ông T. xuất hiện các triệu chứng tương tự vợ, 2 vợ chồng mới đến Bệnh viện Hữu nghị thăm khám. Kết quả xét nghiện Gen Expert vào trưa 12/5 dương tính, và kết quả PCR chiều cùng ngày khẳng định mắc Covid-19.
Sau khi phát hiện 2 vợ chồng ông T. dương tính, Bệnh viện Hữu Nghị đã phải phong tỏa Khoa Cấp cứu để khử khuẩn, cách ly 2 nhân viên y tế là F1 tiếp xúc gần.
Trao đổi với VietNamNet , một thành viên tổ truy vết cho biết, hiện tờ khai y tế là một trong những công cụ hữu hiệu nhất phục vụ truy vết Covid-19. Hiện Việt Nam có hơn 40 triệu bản khai y tế.
'Tôi du học nhưng không khác gì ở Việt Nam vì mắc kẹt trong ký túc xá'
Không thể tới trường, giao lưu bạn bè hay trải nghiệm văn hóa bản xứ, nhiều sinh viên Việt Nam ở nước ngoài không nén nổi cảm giác chán nản, tiếc nuối vì đi du học mùa dịch.
"Mình quyết tâm đi du học vì muốn nâng cao kiến thức và trải nghiệm văn hóa. Ai ngờ, dịch Covid-19 ập đến và phá hủy mọi dự định ban đầu", Ngọc Chi, du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, nói với Zing .
Cô gái 25 tuổi này chia sẻ rằng chỉ 2 tuần sau khi bước vào năm học mới, mọi sinh viên của trường đều phải học trực tuyến ở nhà vì số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng.
Dịch Covid-19 khiến đời sống sinh hoạt và học tập của các du học sinh bị ảnh hưởng. Ảnh: SCMP.
Bị hạn chế tới trường, không có cơ hội giao lưu bạn bè hay thăm thú nước Nhật, cô cảm thấy thất vọng khi trải nghiệm du học không trọn vẹn như mong đợi.
Thực tế, Ngọc Chi không phải du học sinh người Việt duy nhất phải chật vật sinh hoạt và học tập ở nước ngoài trong bối cảnh đại dịch kéo dài.
Không ít học sinh, sinh viên phải đối diện với nguy cơ mắc Covid-19 nơi đất khách, sống cùng cảm giác cô đơn, thất vọng khi "mắc kẹt" ở ký túc xá và tự hỏi rằng quyết định du học vào lúc này có đúng hay không.
Đi du học mà chẳng khác ở nhà
Với Ngọc Chi, khi nhận tin chính phủ Nhật Bản ban bố lệnh khẩn cấp và trường học đóng cửa vào tháng 4/2020, cô bạn rơi vào trạng thái vô cùng hoang mang.
Thay vì cuộc sống sinh viên với nhiều trải nghiệm mới mẻ, cô buộc phải đối diện với hiện thực khắc nghiệt rằng mình buộc phải học trực tuyến, hạn chế di chuyển và sống cùng nỗi lo mang tên "Covid-19".
"Tại thời điểm ấy, số ca nhiễm mỗi ngày ở Nhật không ngừng gia tăng. Ai cũng đổ xô tới siêu thị tích trữ đồ ăn khiến mình buộc phải làm theo số đông, đề phòng tình huống xấu nhất", Chi kể lại.
Ngọc Chi (25 tuổi) cảm thấy tiếc nuối vì trải nghiệm học tập ở Nhật Bản không được trọn vẹn do Covid-19. Ảnh: NVCC.
Thậm chí, cô bạn từng cố gắng liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để đăng ký về nước trên chuyến bay giải cứu. Song do không được hồi âm, nữ sinh chấp nhận ở lại xứ hoa anh đào học tập, sinh hoạt.
Nhiều tháng qua, tương tự nhiều du học sinh Việt Nam tại Nhật, Ngọc Chi dành phần lớn thời gian ở trong ký túc xá học trực tuyến.
Cô bạn cho biết bản thân cảm thấy "vô cùng tiếc nuối" vì đi du học nhưng không quen được bạn mới hay đi thăm thú nhiều nơi như kỳ vọng.
"Mình chỉ dám ở nhà học online, gọi điện cho người thân ở Việt Nam để bớt buồn chán. Mình tự tìm niềm vui bằng cách học chơi ukulele, luyện tiếng Nhật và tâm sự với bạn bè qua mạng xã hội, nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy tủi thân", Ngọc Chi giãi bày.
Cuối năm 2019, Hoàng Đăng (17 tuổi, Hà Nội) được gia đình tạo điều kiện sang Vienna, Áo du học từ khi còn là học sinh cấp 3.
Song, chưa kịp làm quen với cuộc sống và trường học mới, Đăng sớm nhận được thông báo học trực tuyến ở nhà.
Đi du học từ sớm, sống tại khu vực ít người Việt, nam sinh khó lòng tránh khỏi cảm giác chán nản, thất vọng khi "mắc kẹt" trong nhà suốt nhiều tháng qua.
"Hơn một năm qua, mình không được tới trường, cũng chẳng được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè bản xứ. Mình thấy đó là thiệt thòi rất lớn của du học sinh vì trải nghiệm học tập ở xứ người chẳng khác ngồi ở nhà là bao", cậu nói.
Chỉ tiếc nuối, không hối hận
Khác với Ngọc Chi và Hoàng Đăng, Hiền Anh (25 tuổi, Hà Nội) quyết định lên đường du học khi tình hình dịch bệnh tại Anh, điểm đến cô lựa chọn, diễn biến căng thẳng nhất. Lúc đó, số ca nhiễm mỗi ngày ở xứ sương mù có thể lên tới 50.000 ca.
Dù biết quyết định này vô cùng mạo hiểm, Hiền Anh vẫn chấp nhận vì "không thể trì hoãn lâu hơn nữa".
"Mình hiểu việc sang Anh vào thời điểm đó rất nguy hiểm. Trước đó, mình từng hoãn một kỳ học để theo dõi tình hình dịch bệnh. Mình sợ Covid-19 lắm, nhưng cứ trì hoãn thì dự định du học sẽ đổ bể mất", Hiền Anh chia sẻ.
Dù dịch bệnh kéo dài, nhiều người trẻ vấn quyết định ra nước ngoài du học vì sợ bỏ lỡ cơ hội. Ảnh: Getty.
Ngày ra sân bay, cô vẫn nhận được tin nhắn khuyên nhủ từ bạn bè. Song, cô bạn vẫn quyết tâm lên đường, đảm bảo tuân thủ 100% các biện pháp phòng dịch như mặc áo bảo hộ, đeo khẩu trang và găng tay, khai báo y tế... để tránh lây nhiễm.
Gần 8 tháng qua, Hiền Anh vẫn chưa được tới trường. Tất cả sinh viên đều học online, cần tới thư viện hay gặp giáo viên hướng dẫn thì phải đăng ký theo từng ngày.
"Mình hoàn toàn hiểu yêu cầu học trực tuyến và quy định phòng ngừa dịch bệnh từ chính phủ Anh. May thay, mình qua đây cùng bạn trai, vẫn trò chuyện với bạn cùng lớp qua Internet nên cũng bớt cô đơn", Hiền Anh nói.
Dù năm đầu tiên học tập ở nước ngoài không như ý muốn, cô bạn cho biết mình hoàn toàn không hối hận khi đưa ra quyết định mạo hiểm như vậy.
"Nói thật, mình thấy tiếc vì không thể tận hưởng cuộc sống ở Anh quốc một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, mình không hối hận khi quyết tâm hiện thực hóa ước mơ từ lâu. Trải nghiệm đã mất thì sẽ tìm lại được, nhưng cơ hội thì khó có lại lần thứ 2", Hiền Anh nói.
30 ca nghi mắc COVID-19, Đà Nẵng phong tỏa khẩn cấp khu công nghiệp trong đêm Phát hiện hơn 30 ca nghi nhiễm COVID-19 liên quan nữ nhân viên Công ty Tường Minh, Đà Nẵng phong tỏa khẩn cấp Khu công nghiệp An Đồn, lấy mẫu xét nghiệm xuyên đêm. Ngày 12/5, lãnh đạo UBND quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng cho biết, mẫu bệnh phẩm của hơn 30 trường hợp là F1 liên quan đến ca nghi mắc...