Bằng chứng về thằn lằn khổng lồ, quái vật thống trị đại dương 66 triệu năm trước
Con thằn lằn biển dài khoảng hơn 9 mét, có ngoại hình trông giống rồng Komodo nhưng có răng giống cá voi sát thủ và vây đuôi giống cá mập thống trị đại dương 66 triệu năm trước.
Các nhà nghiên cứu phát hiện hóa thạch của một loài thằn lằn biển khổng lồ từng là sát thủ biển cả thống trị đại dương 66 triệu năm trước.
Bằng chứng về thằn lằn khổng lồ, quái vật thống trị đại dương 66 triệu năm trước
Thằn lằn biển khổng lồ có tên là Thalassotitan atrox, từng đứng đầu chuỗi thức ăn dưới biển với ngoại hình tựa như những sinh vật ghê sợ nhất trên hành tinh.
Nghiên cứu hóa thạch cho thấy con thằn lằn khổng lồ có kích thước khoảng 9 mét, ngoại hình giống rồng Komodo, răng sắc như cá voi sát thủ có thể xé toạc những loài bò sát to lớn khác và đuôi giống như loài cá mập.
Thằn lằn biển khổng lồ sống vào cuối kỷ Phấn trắng, ngay trước thời điểm tiểu hành tinh va vào Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bath xem xét phân tích hóa thạch tìm thấy dấu vết về nạn nhân của thằn lằn biển bao gồm cá săn mồi lớn và một con rùa biển có chiếc đầu dài.
Bằng chứng về thằn lằn khổng lồ, quái vật thống trị đại dương 66 triệu năm trước
Nick Longrich, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: ‘Thalassotitan là một loài động vật đáng kinh ngạc, đáng sợ. Bạn hãy tưởng tượng rằng một con rồng Komodo lai với một con cá voi sát thủ và một con cá mập trắng lớn, chính là thằn lằn biển khổng lồ. Con trưởng thành có thể dài đến 12 mét”.
Hóa thạch Thalassotitan mang bằng chứng về những vết thương trên mặt, chứng tỏ những cuộc chiến bạo lực với nhiều đối thủ có kích thước tương xứng hoặc với những con cùng loài.
Những vết thương dày đặc trên cơ thể cho thấy thằn lằn biển phải đối mặt với nhiều trận đánh nhau, khá thường xuyên và rất dữ dội để tìm kiếm thức ăn, cũng như tranh giành bạn tình.
Qua hóa thạch mới phát hiện đã chứng minh khả năng săn mồi tiên tiến của Thalassotitan. Bản thân nó có hộp sọ dài 1,4 mét, một cái mõm ngắn, rộng và những chiếc răng hình nón khổng lồ giúp nó tóm lấy và xé xác con mồi to lớn.
Đây cũng là bằng chứng cho thấy Thalassotitan đứng đầu chuỗi thức ăn trong môi trường sống của nó.
Một số hóa thạch Thalassotitans cho thấy răng bị gãy và mòn gần hết chân răng. Theo các chuyên gia, điều này là do thằn lằn biển khổng lồ thường có thói quen nghiền nát xương của các loài bò sát biển khác chứ không chỉ là những loài cá nhỏ mỏng manh.
Clip: Rắn hổ mang chúa đánh nhau với rồng Komodo và cái kết gay cấn
Bị rồng Komodo ngoạm ngang thân, con rắn hổ mang chúa liền quay người cắn thẳng vào lưng kẻ thù.
Khi đang lang thang kiếm ăn, con rồng Komodo bất ngờ bắt gặp một con rắn hổ mang chúa. Ngay lập tức, con rồng lao nhanh tới chỗ đối phương rồi dùng hàm răng chắc khỏe của mình ngoạm chặt vào thân con rắn.
Gặp phải đối thủ to lớn, rắn hổ mang cũng chứng minh mình không phải dạng vừa. Dù dính đòn hiểm, nó vẫn cố trườn ra phía sau và cắn vào lưng con rồng.
Đáng tiếc cú đớp này lại không hề hấn gì với lớp da của con rồng Komodo. Cuối cùng, con rồng đã quật mạnh con rắn trên mặt đất đến chết rồi ăn thịt nó.
Rồng Komodo là một loài thằn lằn lớn thường được tìm thấy trên các đảo của Indonesia. Chúng là thành viên của Chi Kỳ đà thuộc họ Varanidae, và là loài thằn lằn lớn nhất còn sống sót, với chiều dài cơ thể có thể đạt tối đa 3m, và nặng khoảng 70kg.
Mặc dù có thân hình to lớn, nhưng chúng chạy khá nhanh, có thể đạt đến vận tốc khoảng 20km/h. Ngoài ra, chúng còn có thể lặn dưới nước sâu 5m và trèo cây như các loài thằn lằn khác.
Rồng Komodo là loài ăn thịt, với con mồi ưa thích là động vật không xương sống, chim, động vật ăn cỏ và cả động vật có vú. Nó có thể tiêu diệt nhiều loài động vật có kích cỡ lớn hơn mình rất nhiều như trâu nước, lợn rừng hay hươu Timor chỉ với một cú đớp kinh hoàng.
Nọc trong miệng rồng Komodo có độc lực rất mạnh, giống như chất độc của nhiều loài rắn. Khi chúng cắn, chất độc sẽ theo nước bọt ngấm vào cơ thể con mồi. Chất độc khiến con mồi choáng váng vì tê liệt thần kinh, làm giãn mạch máu và ngăn chặn sự đông máu.
Xem thường khả năng của rồng Komodo, con dơi ăn quả nhận cái kết bi thảm! Rồng Komodo đã cho thấy kỹ năng săn mồi tuyệt vời của nó. Một con rồng Komodo (tên khoa học là Varanus komodoensis) đã phát hiện ra một con dơi ăn quả mũi ngắn Indonesia (tên khoa học là Cynopterus titthaecheilus) - một loài dơi lớn, đặc hữu của Indonesia. Rồng Komodo là sinh vật ăn thịt đầu bảng nên có thể ăn...