Bằng chứng sốc về vùng đất chưa từng biết nối liền châu Á và… Bắc Mỹ?
Những người đầu tiên khai phá Châu Mỹ có thể là người châu Á, đi bộ qua một vùng đất hẹp, giống như một cây cầu khổng lồ, nối liền 2 châu lục từ 33.000 năm trước.
Gần 2.000 công cụ bằng đá đã được tìm thấy trong hang động Chiquihuite ở Mexico, và kết quả tính toán niên đại bằng cách đo phóng xạ đồng vị carbon thật sự gây sốc: chúng được con người tạo nên từ 27.000 năm về trước.
2 con đường mà người Homo sapiens 33.000 năm về trước có thể đã đi để tìm đến “vùng đất hứa” tại Trung Mỹ ngày nay – ảnh: MAIL ONLINE/CHRIS WAYNE
Các bằng chứng tiếp tục dẫn đến một sự thật khó tin. Trước khi di chuyển đến tận Mexico, những con người cổ đại từ 33.000 năm trước đã đặt chân đến vùng đất xa xôi hơi về phương Bắc, sau một chuyến hành trình dài… đi bộ từ châu lục khác. Phát hiện trên, được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu quốc tế, đã lật đổ các nghiên cứu trước đó cho rằng con người khai phá châu Mỹ vào thời điểm 16.000 năm về trước.
Các nhà nghiên cứu đang làm việc trong hang động ở Mexico – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Video đang HOT
Giáo sư Ruth Gruhn từ Đại học Alberta, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết nhóm người bí ẩn trên đã di chuyển trên một cây cầu đất nối liên vùng Đông Bắc của châu Á đến châu Mỹ, trước khi kỷ băng hà ngăn cách 2 lục địa bằng một “bức tường băng”, rồi sau kỷ băng hà, đại dương dâng lên và cây cầu đất đã biến mất không còn vết tích như tình trạng chúng ta thấy ngày nay..
Chiquihuite là một hang động vĩ đại, nơi rất nhiều người đã sinh sống – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Một công cụ đá – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Vùng đất bí ẩn nối liền châu Á và châu Mỹ 33.000 năm trước có thể nằm ngay vị trí eo biển Bering ngày nay. Chắc chắn họ đã đi bộ, vì 33.000 năm trước không tồn tại những con thuyền.
Như vậy, lịch sử “bá chủ thế giới” của Homo sapiens có thể tóm tắt như sau: rời châu Phi lấn lướt người Neanderthals và người Denisovans ở Âu – Á, khiến họ phải tuyệt chủng. Làn sóng Homo sapiens tiếp tục biến Đông Nam Á, Indonesia và Úc thành thuộc địa vào 20.000 năm trước. Một nhóm khác lại “khai hoang” vùng Đông Bắc Á khoảng 35.000 năm trước, vốn là những lãnh nguyên khắc nghiệt. Một số đã từ vùng đất hoang vu này tiến thẳng sang châu Mỹ tìm “đất hứa”.
Các nhà khảo cổ học tìm thấy cung điện nơi hoàng đế Aztec bị ám sát
Những tàn tích của cung điện Aztec nơi hoàng đế Moctezuma II bị người Tây Ban Nha bắt giữ và xử tử vào năm 1520 vừa được phát hiện ở thành phố Mexico, Mexico.
Các nhà khảo cổ học tìm thấy tàn tích của sàn đá basalt lấy đi từ cung điện Aztec.
Sử sách ghi rằng chinh tướng người Tây Ban Nha Hernan Cortes đã bắt hoàng đế Moctozuma II làm con tin và giam ông trong cung điện để buộc ông phải ra lệnh cho dân chúng đầu hàng.
Nhưng người dân đã nổi dậy và nhanh chóng bao vây người Tây Ban Nha trong lâu đài. Người Tây Ban Nha đã cố gắng dập tắt cuộc nổi loạn bằng cách bắt hoàng đế Moctezuma II ra lệnh cho người dân từ một ban công của lâu đài, nhưng những người nổi dậy đã từ chối, tiếp tục vây hãm lâu đài và vị hoàng đế của họ đã bị chết bởi những viên đạn lạc trong cuộc chiến đấu đó.
Cuối cùng, chinh tướng người Tây Ban Nha đã đập tan các lực lượng nổi dậy cùng với việc phá hủy kinh đô Tenochtitlan của Aztec (ngày nay là thành phố Mexico). Những người Aztec sống sót buộc phải xây dựng thành phố mới trên đống đổ nát của Tenochtitlan. Một ngôi nhà của chinh tướng Cortes đã được xây đè lên nền của cung điện cũ. Ngôi nhà này cũng được các nhà khảo cổ học tìm thấy trong cuộc khai quật vừa qua.
Cung điện này được xây từ những mảnh vỡ của lâu đài Aztec.
Các đồ vật điêu khắc lấy từ cung điện Aztec và được tái sử dụng để xây nhà cho chinh tướng Hernan Cortes.
Di tích của ngôi nhà của tướng Cortes được các nhà khảo cổ học tìm thấy trong cuộc khai quật.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bên dưới một cửa hàng cầm đồ xây từ thế kỷ XIIX, nhiều tàn tích của cung điện, bao gồm cả nền lát bằng các tấm đá basalt mà có thể xưa kia là một quảng trường. Họ còn tìm thấy nhiều đồ vật điêu khắc của cung điện đã được tái sử dụng làm gạch xây nhà cho tướng Hernan Cortes.
Một trong số những vật điêu khắc đó thể hiện hình ảnh con rắn có cánh, biểu tượng của thần Quetzalcóatl - một vị thần được tôn sùng khắp vùng Trung Bộ châu Mỹ trong suốt thiên niên kỷ trước khi người Tây Ban Nha xâm lược vùng đất này. Một đồ vật khác khắc hình chiếc mũ lông có khả năng cũng được lấy đi khỏi lâu đài xưa kia và đem làm gạch xây nhà cho tướng Cortes.
Việc phát hiện ra cung điện Moctezuma và ngôi nhà của Cortes đã làm sống lại ký ức về những sự kiện lịch sử cách đây 5 thế kỷ. Các nhà khảo cổ học đã tìm ra những di tích này trong cuộc khai quật dưới nền của hiệu cầm đồ Nacional monte de Piedad được thành lập vào năm 1775 với mục đích giúp người nghèo được vay tiền.
Công việc đào bới được tiến hành trước khi cải tạo tòa nhà này. Ngày nay, Nacional monte de Piedad là một quỹ phi lợi nhuận dành cho công tác từ thiện trên khắp đất nước Mexico.
Cây sồi 1.000 tuổi bị phá hoại Mảnh vỏ dài khoảng một mét và rộng 0,3 mét bong khỏi thân cây sồi cổ thụ, nhiều khả năng do người leo trèo trái phép. Cây sồi Vĩ Đại đã sống khoảng 1.000 năm, ước tính nặng 23 tấn. Ảnh: BBC. Cây sồi Vĩ Đại (Major Oak) trong rừng Sherwood, Nottinghamshire, bị tróc vỏ, BBC hôm 22/7 đưa tin. Cây cổ thụ...