Bằng chứng sốc về tia vũ trụ làm biến đổi sự sống Trái Đất
Nghiên cứu mới từ 2 trường đại học danh tiếng của Mỹ đã liên kết các tia vũ trụ trong quá khứ với DNA thuận tay phải trong các sinh vật sống của Trái Đất.
Bài công bố mới đây trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters phân tích rằng trước khi những con vi khuẩn đầu tiên xuất hiện, khi các phân tử đang dần chuyển từ trạng thái vật chất sang sự sống, cũng là giai đoạn Trái Đất non trẻ bị bắn phá liên tục bởi các tia vũ trụ.
Tia vũ trụ đã từng bắn phá Trái Đất sơ khai liên tục – ảnh minh họa từ Internet
Các tác giả, đứng đầu bởi giáo sư Roger Blanford của Đại học Stanford và nhà vật lý thiên văn Noemie Globus của Đại học New York (Mỹ) cho biết bằng chứng rõ ràng nhất về sự tiến hóa thiên vị về bên phải chính là các DNA – nếu bạn bước đi trên chuỗi xoắn kép này, bạn sẽ thấy mình luôn rẽ về bên phải. Ngoài ra, hầu hết sinh vật trên Trái Đất đều phát triển theo hướng thuận bên phải – số thuận tay trái là có, rất ít.
Video đang HOT
Có những bằng chứng cho thấy các phân tử tiền sự sống trên Trái Đất có sự đồng đều hơn – với 2 “dạng sống gương” thuận bên trái và bên phải.
Nhưng những hạt trong tia vũ trụ phân cực theo một hướng cố định. Trái Đất của chúng ta đã hưởng những tia “yêu bên phải” nhiều hơn. Chúng không làm gì nhiều hơn việc đánh bật một electron khỏi các phân tử tiền sự sống. Nhưng trải qua nhiều bước tiến hóa, các phân tử đã phải thích nghi để tồn tại trong “cơn mưa” hạt năng lượng từ vũ trụ, đôi khi lợi dụng chính hoàn cảnh này để chống lại các dạng vật chất có hại cho sự sống.
Dần dà, dạng sống “thuận tay phải” đã chiếm ưu thế hơn và sự sống Trái Đất đã tiến hóa theo hướng luôn có nhiều sinh vật thuận về bên phải hơn trong mỗi loài.
Tia vũ trụ vẫn không ngừng đến với Trái Đất, nhưng các tác động với sự sống sơ khai vẫn luôn dễ gây đột biến hơn, vì bất cứ dạng sống non nớt nào đều đơn đơn giản và dễ vỡ hơn dạng sống đã tiến hóa cao. Đồng thời sự tiến hóa của hành tinh cũng giúp Trái Đất ngày nay được bảo vệ tốt hơn bởi từ trường của chính nó.
Nghiên cứu mới này là một bước khẳng định thêm lý thuyết mà Louis Pasteur đã đưa ra vào những năm 1840 khi ông phát hiện ra sự thuận tay trong DNA.
Ngoài ra, nó cũng phù hợp với các nhiều nghiên cứu cho thấy sự sống của một hành tinh đều bị can thiệp bởi các tác động bên ngoài: các “khối xây dựng sự sống” sơ khai nhất thường được các tiểu hành tinh và sao chổi mang đến, để rồi nếu may mắn, các tác động từ chính hành tinh đó phối hợp với tác động từ các tia vũ trụ sẽ khởi động chuỗi phản ứng tạo ra sự sống. Một nghiên cứu công bố trên Nature Communications tháng 10-2018 từ Mỹ, Pháp, Đài Loan đã tái tạo các hạt băng giá lang thang giữa các vì sao và chứng minh chúng chính là “mầm sống” từng đến với Trái Đất non trẻ.
Con người sẽ bắt gặp gì khi đặt chân lên sao Hỏa?
Chuyên gia Nga cho rằng những người Trái đất đầu tiên có thể đặt chân lên sao Hỏa nên chuẩn bị cho những gì mà họ có thể bắt gặp trên hành tinh Đỏ.
Theo Giám đốc Viện các vấn đề y sinh thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Nga Oleg Orlov, loài người tùy theo trình độ khám phá không gian vũ trụ có thể bắt gặp các dạng thức sống mới trên sao Hỏa. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể chạm mặt những sinh vật được các thiết bị đưa lên hành tinh Đỏ trước đây và dần biến đổi dưới tác động trên sao Hỏa.
"Không loại trừ khả năng như vậy. Ngoài ra, cũng có khả năng gặp gỡ những sinh vật được loài người đưa lên sao Hỏa trước đây, ví dụ như các sinh vật từng sống ở Trái Đất đã biến đổi để thích nghi với điều kiện sống mới", ông Orlov nói.
Con người có thể bắt gặp những dạng thức sống ngoài hình tinh trên sao Hỏa. (Ảnh: CCO)
Theo ông này, những người Trái đất đầu tiên có thể đặt chân lên bề mặt sao Hỏa không nên ngạc nhiên nếu bắt gặp những dạng thức sống ngoài hành tinh.
"Các kịch bản này đang được nghiên cứu theo chương trình phòng thủ hành tinh, vốn là chủ đề rất được quan tâm của nhóm liên ngành được đặc biệt thành lập theo sáng kiến của chúng tôi trong Hội đồng khoa học vũ trụ trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga", ông nói thêm.
Thời điểm con người có thể đặt chân lên sao Hỏa cho tới nay vẫn là vấn đề thu hút sự chú ý lớn.
Hồi năm 2019, NASA tuyên bố rằng cơ quan này đang nhắm tới mục tiêu đưa con người lên sao Hỏa vào khoảng những năm 2030 và sớm nhất là vào năm 2035.
NASA tìm thấy nơi lý tưởng cho sự sống trong Hệ Mặt trời Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học NASA đã tìm thấy một nơi ngay trong Hệ Mặt trời có khả năng hỗ trợ các sinh vật sống. Nơi đó chính là Europa, mặt trăng của sao Mộc. Các phát hiện này đã được trình bày tại Hội nghị Goldschimidt năm 2020, cho thấy có một số dấu hiệu xảy ra trong...