Bằng chứng mới về tàu Noah vượt đại hồng thủy ở Thổ Nhĩ Kỳ?
Tàu Noah huyền thoại cứu rỗi nhân loại trong ghi chép của Kinh Thánh được cho là nằm lại trên đỉnh núi Ararat của Thổ Nhĩ Kỳ, trong sự kiện đại hồng thủy cách đây 4.800 năm.
Nhà nghiên cứu Mỹ khẳng định tàu Noah nằm lại trên đỉnh núi Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Daily Mail, hơn 100 các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới gần đây đổ về ngọn núi Ararat để tham gia hội nghị chuyên đề quốc tế và cũng nhằm tìm kiếm thêm bằng chứng về con tàu Noah huyền thoại.
Một chuyên gia đến từ California nói ông đã tìm thấy bằng chứng mới, khẳng định sự tồn tại của tàu Noah trong Kinh Thánh.
“Mục đích của tôi đến đây là nhằm tìm kiếm bằng chứng về thảm họa hủy diệt nhân loại trong quá khứ”, Giáo sư Raul Esperante đến từ Viện Nghiên cứu Khoa học địa chất ở Mỹ nói.
“Phát hiện của tôi sẽ được công bố trên tạp chí, tài liệu, sách báo, nhưng ở thời điểm này vẫn còn quá sớm để đi đến kết luận”, Giáo sư Esperante nói. “Một khi cộng đồng khoa học xác nhận sự tồn tại của tàu Noah trên đỉnh núi Ararat, tôi sẽ công bố phát hiện trước công chúng”.
Nicholas Purcell, một giảng viên lịch sử tại Đại học Oxford của Anh bác bỏ tuyên bố mới nhất về tàu Noah. “Nếu một trận đại hồng thủy bao trùm khu vực Âu-Á ở độ cao 3.700 mét, trong giai đoạn năm 2.800 trước Công nguyên thì các nền văn minh Ai Cập hay Mesopotamia tồn tại như thế nào trong hàng thế kỷ?”
Video đang HOT
Đỉnh núi Ararat là nơi thu hút các nhà khoa học đến tìm hiểu về trận đại hồng thủy trong Kinh Thánh.
Tuyên bố của Giáo sư Esperante càng khoét sâu thêm bí ẩn về tàu Noah huyền thoại. Năm 2010, một nhóm nhà thám hiểm Trung Quốc và Thổ Nhĩ kỳ tuyên bố tìm thấy mảnh gỗ giống như của tàu Noah ở độ cao 4.000 mét.
Họ đem mảnh gỗ đi giám định carbon và xác nhận vật thể có niên đại cách đây 4.800 năm, trùng thời điểm tàu Noah cứu nhân loại khỏi trận đại hồng thủy. Con tàu được xác định dài 156 mét, rộng 26 mét và cao 15 mét.
Tiến sĩ Andrew Snelling đến từ Đại học Sydney nói núi Ararat không thể là nơi con tàu Noah nằm lại vì ngọn núi này chưa xuất hiện ở thời điểm trận đại hồng thủy xảy ra.
Mike Pitt, nhà khảo cổ học người Anh đồng tình: “Một trận lụt đủ sức nâng con tàu lên độ cao 4.000 mét trên núi, cách đây 4.800 năm thì trận lụt đó phải phủ kín toàn thế giới. Và rõ ràng không có một trận lụt nào kinh hoàng đến vậy từng xảy ra”.
Theo Danviet
Vũ đài quan trọng của Nga
Việc tiếp cận các cảng nước ấm ở bờ biển phía Nam Địa Trung Hải có thể cho phép Nga phô diễn sức mạnh quân sự ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.
Những ai cho rằng Syria là mục tiêu can thiệp duy nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm củng cố vị thế của Moscow ở Trung Đông sẽ phải suy nghĩ lại. Từ Morocco đến Ai Cập, Nga đang mở rộng ảnh hưởng thông qua các thỏa thuận vũ khí và năng lượng, thúc đẩy du lịch và ngoại giao nhằm hâm nóng các mối quan hệ, dần đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ khỏi Bắc Phi.
Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 5-2000, ông Putin đã tìm cách khôi phục vị thế mà Moscow để mất sau sự sụp đổ của Liên Xô và những biến động trong thập kỷ tiếp theo. Ở Trung Đông, ông Putin đã thực hiện những bước đi rõ ràng vào năm 2010. Nhưng tại Bắc Phi, những cải thiện chỉ mới được ghi nhận gần đây.
Quan hệ giữa Nga và Ai Cập được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Mối quan hệ song phương này tiến triển rõ rệt sau khi ông Abdel Fattah al-Sisi tiến hành cuộc đảo chính quân sự tháng 7-2013 rồi lên làm tổng thống Ai Cập.
Theo thống kê của Nga, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 nước tăng gấp đôi lên 5,5 tỉ USD vào năm 2014. Nga và Ai Cập tổ chức cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên vào tháng 6-2015 và sau đó tiến hành tập trận chung vào tháng 10-2016. Đến tháng 9-2017, Cairo hoàn tất quá trình đàm phán với Moscow về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Ai Cập.
Moscow được cho là đã triển khai lực lượng đặc nhiệm tới khu vực giáp biên giới giữa Ai Cập và Libya hồi tháng 3 năm nay. Điều này cho thấy vai trò ngày càng tăng của Nga tại Libya - quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 9 trên thế giới. Tại đây, ông Putin đang hậu thuẫn cho tướng Khalifa Haftar, người quản lý khu vực miền Đông giàu dầu mỏ của Libya. Nga hỗ trợ về phương diện ngoại giao và quân sự cho tướng Haftar, nhân vật tới Moscow tổng cộng 3 lần từ mùa hè năm 2016. Tháng 2 vừa qua, Điện Kremlin đưa hàng chục binh sĩ bị thương của ông Haftar đến Moscow điều trị.
Vào tháng 6-2015, Nga lần đầu tiên ký bản ghi nhớ về hợp tác hạt nhân với Tunisia. Đến tháng 9-2016, bản ghi nhớ được nâng lên thành thỏa thuận hợp tác hạt nhân. Vào cuối năm 2016, thời điểm du khách Nga không thể tới Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 600.000 người Nga đã chọn Tunisia là điểm đến thay thế, tăng gấp 10 lần so với năm 2015. Đây là một con số khá lớn nếu so với gần 3 triệu du khách Nga từng đến Ai Cập hằng năm.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi (trái) tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Cairo hôm 11-12 Ảnh: REUTERS
Algeria từ lâu có quan hệ tốt với Nga, đồng thời là nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu của Nga trong suốt những năm 2000. Vào năm 2014, 2 nước ký thỏa thuận xuất khẩu xe tăng chiến đấu được xem là lớn nhất thế giới - có giá trị lên đến 1 tỉ USD.
Trong khi đó, Vua Mohammed VI của Morocco hồi tháng 3-2016 có chuyến thăm Moscow lần đầu tiên trong 14 năm. Hai nước đã ký một số thỏa thuận về năng lượng và chống khủng bố và đưa ra tuyên bố chung về "quan hệ đối tác chiến lược sâu sắc". Morocco đang đặt mục tiêu tăng lượng du khách Nga tới nước này lên 400% - tương đương con số 200.000 du khách/năm - trong vòng 3 năm tới.
Động lực chính để Moscow tập trung vào châu Phi là bán vũ khí và mở rộng ảnh hưởng về kinh tế. Moscow đã sử dụng Syria để "chào hàng" các loại vũ khí mới nhất và bước đi này tỏ ra hiệu quả. Nhiều khách hàng, trong đó có những nước châu Phi, bắt đầu xếp hàng để mua những loại vũ khí đã được chứng tỏ khả năng ở Syria.
Liên Xô trước đây đổ nguồn lực vào "lục địa đen" vì lý do hệ tư tưởng . Ông Putin sẽ không làm như vậy. Những mục tiêu lớn hơn của Điện Kremlin là về chính trị và địa chiến lược. Nhìn chung, những động thái quân sự của ông Putin ở Trung Đông và Bắc Phi làm hạn chế khả năng thao túng của phương Tây.
Các nước Bắc Phi ở bờ biển phía Nam Địa Trung Hải còn có thể giúp Nga tiếp cận các cảng nước ấm vốn rất được Moscow quan tâm. Một sự tiếp cận như thế sẽ cho phép Nga phô diễn sức mạnh quân sự ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.
Những kế hoạch của Điện Kremlin có thể sẽ không diễn ra trơn tru như mong đợi nhưng vẫn có thể đạt được một số thành công nhất định. Hơn nữa, phát triển các mối quan hệ gần gũi sẽ giúp Điện Kremlin có được đòn bẩy chính trị. Cairo đã chấp nhận lập trường của Moscow trong việc ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trong khi đó, việc ủng hộ tướng Haftar ở Libya sẽ giúp ông Putin tiếp cận tốt hơn các thị trường năng lượng (điều ông đang tìm kiếm để bảo đảm sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn năng lượng Nga), đồng thời tự đặt mình vào vị trí kiến tạo hòa bình. Trong khi đó, thông qua hợp tác với Morocco - đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực - Moscow sẽ gửi tín hiệu đến Washington rằng họ cũng phải đối phó với ông Putin ở đây.
Bắc Phi là một vũ đài quan trọng đối với chương trình nghị sự của ông Putin, người từng tuyên bố châu Phi không thể nằm bên lề các mối quan hệ quốc tế. Về điều này, Washington nên tin những gì nhà lãnh đạo Nga nói.
Theo Phạm Nghĩa
Người lao động
Lãnh đạo Hồi giáo công nhận Đông Jerusalem là thủ đô Palestine Trong một động thái đáp trả lại việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, lãnh đạo các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) ngày 13/12 đã ra tuyên bố chung công nhận Đông Jerusalem là thủ đô Palestine. Lãnh đạo các nước Hồi giáo ra tuyên bố công nhận Đông Jerusalem là thủ đô Palestine. (Ảnh:CBS) Theo Aljazeera,...