Bằng chứng mới về nguồn gốc ngoài hành tinh của… chúng ta
Nghiên cứu mới từ Đức cho thấy các tác động ngoài hành tinh tác động đến sự hình thành sự sống trên Trái Đất có thể còn sâu sắc và phức tạp hơn suy nghĩ trước đây.
Trước đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra các “khối xây dựng sự sống” đầu tiên đã được đem đến Trái Đất thông qua các thiên thạch, sao chổi.
Công trình dẫn đầu bởi giáo sư Oliver Trapp từ Đại học Ludwig Maximilian München (Đức) cho thấy một kịch bản khác không kém phần thú vị, trong đó những “kẻ xâm nhập” ngoài hành tinh cũng xuất hiện, nhưng với vai trò hoàn toàn khác.
Trái Đất trong Liên đại Hỏa Thành – Ảnh: Simone Marchi & Dan Durda/Southwest Research Institute
“Sự xuất hiện của lớp vỏ lục địa ổn định và nước lỏng trên Trái Đất 4,4 tỉ năm trước và các dấu hiệu đồng vị carbon sinh học sớm nhất khoảng 3,8-4,1 tỉ năm trước cho thấy sự sống bắt nguồn chỉ 400-700 triệu năm sau khi Trái Đất hình thành” – Sci-News dẫn lời giáo sư Trapp.
Video đang HOT
Như vậy cái gọi là “tiền chất hữu cơ” có thể xuất hiện từ 4,4 tỉ năm trước, trên một Trái Đất nóng bỏng thuộc Liên đại Hỏa Thành (Hadean), là giai đoạn địa chất đầu tiên.
Họ đã xem xét tất cả các yếu tố có thể thúc đẩy cái gọi là phản ứng tạo ra sự sống với giả thuyết rằng nó bắt nguồn từ carbon dioxide (CO2) vô hồn, thứ sẵn có trên Trái Đất.
Nhưng không có nghĩa là chúng ta không có nguồn gốc ngoài hành tinh, bởi suy cho cùng tất cả các vật liệu Trái Đất đều được góp nhặt từ hàng tỉ năm tiến hóa vũ trụ với nhiều thế hệ sao và hành tinh chết đi, phát nổ, làm giàu thêm thành phần hóa học để cho ra đời các hệ sao mới.
Chưa kể, để carbon dioxide thành sự sống, đó là một quá trình dài mà các nhà nghiên cứu tin rằng được thúc đẩy bởi 2 thứ, trong đó có một cái ngoài hành tinh: Thiên thạch sắt và tro núi lửa.
Chúng đóng vai trò chất xúc tác trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi carbon dioxide thành hydrocarbon aldehyde và rượu, dưới tác động của nhiệt độ và ấp suất khắc nghiệt của Liên đại Hỏa Thành.
Các hợp chất này sau đó tham gia vào các phản ứng tiếp theo hình thành carbohydrate, lipid, đường, axit amin, DNA và RNA.
Các mô hình của nhóm nghiên cứu ước tính những thiên thạch “dội bom” liên tục và núi lửa hoạt động dữ dội của Trái Đất sơ khai đã góp phần tạo ra tới 600.000 tấn tiền chất hữu cơ mỗi năm.
Kết hợp chúng với những thứ có sẵn trong bầu khí quyển và đại dương, sự sống đơn bào ra đời và sau hàng tỉ năm đã thành muôn loài ngày nay, bao gồm chúng ta.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Scientific Reports.
Phát hiện bằng chứng về một đại dương cổ trên Sao Hỏa
Theo Tân Hoa Xã, trường Đại học Địa chất Trung Quốc ở Vũ Hán cho biết các nhà nghiên cứu tại đại học này đã phát hiện bằng chứng trực tiếp chứng minh sự tồn tại của một đại dương cổ xưa ở đồng bằng phía Bắc Sao Hỏa.
Cơ quan Quản lý không gian quốc gia Trung Quốc công bố hình ảnh bề mặt Sao Hỏa do thiết bị tự hành Zhurong của tàu vũ trụ Thiên Vấn 1 chụp và gửi về, ngày 1/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy bằng chứng một lượng lớn chất lỏng trên Sao Hỏa thời kỳ sơ khai, tuy nhiên tính xác thực của các nghiên cứu này vẫn gây tranh cãi do thiếu phân tích tại chỗ.
Một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Xiao Long thuộc Đại học địa chất Trung Quốc đứng đầu đã phân tích các dữ liệu khoa học từ camera đa phổ của xe tự hành Zhurong (Chúc Dung) trên Sao Hỏa, theo đó lần đầu tiên tìm thấy bằng chứng về đá trẩm tích biển trên bề mặt Sao Hỏa.
Giáo sư Xiao cho biết: "Khi chúng tôi nghiên cứu những hình ảnh từ camera gắn trên xe tự hành, chúng tôi phát hiện cấu trúc xếp lớp của đá lộ thiên khác đáng kể so với đá núi lửa phổ biến trên bề mặt Sao Hỏa cũng như cấu trúc xếp lớp hình thành từ cát qua quá trình trầm tích gió".
Ông cho biết thêm rằng các đặc tính dòng hai chiều theo kiến thức về xếp lớp nói trên phù hợp với những dòng thủy triều năng lượng thấp ở môi trường đại dương nông gần bờ trên Trái Đất. Kết quả nghiên cứu chứng minh trực tiếp sự tồn tại của một đại dương cổ xưa trên Sao Hỏa.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí National Science Review.
Bằng chứng sống: Chúng ta là con lai của 'loài người ma' Hơn 300.000 năm trước, ít nhất 2 loài rất khác biệt nhau bao gồm một hoặc vài loài người ma đã giao phối và tạo ra Homo sapiens - Người Tinh Khôn, DNA của 44 người đặc biệt kể lại. Một nghiên cứu mới đã cho thấy lịch sử hôn phối dị chủng của Homo sapiens và dòng dõi tổ tiên phức tạp...