Bằng chứng mới về đại dương ngầm trên Mặt trăng Europa
Rạng sáng ngày 27.9 (giờ Việt Nam), NASA đã công bố thêm bằng chứng về sự tồn tại của đại dương ngầm nằm bên dưới bề mặt băng giá của Mặt trăng Europa.
Hình ảnh Mặt trăng Europa của sao Mộc.
Theo BBC, kính viễn vọng không gian Hubble đã phát hiện hình ảnh của tia nước phun lên vũ trụ thông qua bề mặt băng giá Mặt trăng Europa của sao Mộc. Các nhà khoa học lần đầu nhận thấy hiện tượng này vào năm 2013.
Đây được coi là dấu hiệu đáng kể bởi nếu như đại dương ngầm của Mặt trăng Europa thực sự tồn tại, có khả năng xuất hiện sự sống ngoài Trái đất.
Đưa tàu vũ trụ bay qua tia nước này là cách hiệu quả nhất để tìm kiếm sự sống. Tàu vũ trụ thậm chí có thể tìm cách lấy mẫu và đưa trở về Trái đất để phân tích sinh học. Một cách khác là đổ bộ lên bề mặt Mặt trăng Europa và khoan sâu qua lớp băng để phân tích đại dương ngầm, dù điều này không hề dễ dàng.
Kính viễn vọng Hubble đã phát hiện dấu hiệu mới nhất khi Mặt trăng Europa di chuyển ra mặt trước của sao Mộc. Ít nhất 3 lần Hubble nhận thấy “ngón tay màu tối” kéo dài ra từ rìa Mặt trăng Europa.
Video đang HOT
William Sparks, nhà thiên văn học dẫn đầu nghiên cứu nói, không có hiện tượng bất thường nào khác ngoài khả năng hơi nước hoặc tia nước phun ra tạo nên hình ảnh như vậy.
“Chúng tôi không khẳng định sự tồn tại của tia nước mà chỉ đóng góp thêm bằng chứng vào hoạt động này”. Địa điểm xuất hiện tia nước khá tương đồng với nơi Hubble phát hiện lượng hydro và oxy trên Mặt trăng Europa. Đây là hai nguyên tố cần thiết tạo ra nước.
Các nhà khoa học tin rằng ẩn sâu dưới lớp băng trên bề mặt Europa là đại dương rộng lớn.
Nhà khoa học Jennifer Wiseman thuộc dự án Hubble chia sẻ: “Các nhà khoa học phát hiện bằng chứng của hoạt động tia nước thông qua hình ảnh. Vậy nên đây có thể coi là bằng chứng độc lập so với những nghiên cứu trước đây”.
Tia nước có thể lên cao tới hàng trăm km trước khi rơi xuống trở lại Mặt trăng Europa. Kết quả phân tích năm 2013 cho thấy, lượng nước tương đương với bể bơi Olympic có thể được phun vào vũ trụ mỗi 8 phút một lần.
Các nhà khoa học sẽ cần phải tìm hiểu xem vì sao lại có hiện tượng như vậy trên Mặt trăng Europa.
NASA và cơ quan vũ trụ châu Âu đều đang lên kế hoạch đưa tàu vũ trụ thám hiểm Mặt trăng Europa trong giai đoạn sau năm 2020. Việc công bố thêm phát hiện về tia nước được cho là sẽ có tác động mạnh mẽ đến kế hoạch này.
Paul Hertz, Giám đốc bộ phận Vật lý thiên văn tại trụ sở NASA ở Washington cho biết: “Trên Trái đất, sự sống được tìm thấy ở nơi có năng lượng, nước và dưỡng chất. Vì vậy, chúng tôi có mối quan tâm đặc biệt đến bất cứ nơi nào có dấu hiệu này và Europa là một trong những nơi đó”.
Theo Danviet
NASA chế kính hiển vi truy tìm sự sống ngoài hành tinh
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang chế tạo và thử nghiệm một loại kính hiển vi hiện đại dùng để truy tìm sự sống ngoài hành tinh. Điểm đến của thiết bị này sẽ là mặt trăng Europa của sao Mộc.
Các nhà khoa học thử nghiệm kính hiển vi tạo ảnh 3 chiều ở Greenland - Ảnh chụp màn hình Space.com
NASA đang thử nghiệm thiết bị mới ở hòn đảo băng giá Greenland thuộc Bắc Cực. Kính hiển vi kỹ thuật số sử dụng công nghệ tạo ảnh 3 chiều, sẽ được dùng trong nhiệm vụ thám hiểm Europa vào những năm 2020, theo Daily Mail.
Thiết bị có thể tự động lấy nét và ghi lại những hình ảnh 3D rất rõ. Kính hiển vi lớn bằng một chiếc va li, được chế tạo để chụp được những vi khuẩn có kích thước 1 micromet, tương đương 1/1.000.000 mét.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm loại kính hiển vi mới suốt 3 tháng ở Greenland. Thiết bị được chứng minh có khả năng phát hiện được vi khuẩn trong băng.
Europa là mặt trăng của sao Mộc. Các nhà khoa học so sánh nó như một quả cầu băng khổng lồ. Toàn bộ bề mặt nơi này được bao phủ bằng lớp băng dày từ 20 đến 30 km.
Các chuyên gia tin rằng dưới lắp băng đó tồn tại một đại dương ngầm. Đại dương nhiều nước đến mức sâu khoảng 100 km.
Nếu sự sống thực sự tồn tại trên Europa thì những hình ảnh đầu tiên con người nhìn thấy về sinh vật ngoài hành tinh sẽ là ảnh 3 chiều, theo NASA. Sau khi chụp, các bức ảnh sẽ được tải vào một máy tính và gửi về Trái đất.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Sự thật đằng sau "hành tinh giống hệt Trái đất" Những hành tinh giống Trái đất liên tục xuất hiện trên mặt báo trong thời gian gần đây, nhưng liệu điều này có chính xác về mặt khoa học? Hành tinh Proxima Centauri b được gọi là "Trái đất thứ hai" Tuần trước, các nhà thiên văn học công bố họ vừa phát hiện một "Trái Đất thứ hai" cách không xa ngôi...