Bằng chứng mới tiết lộ núi lửa đang hoạt động trên sao Kim
Nghiên cứu mới do Hiệp hội Nghiên cứu vũ trụ Đại học (USRA) dẫn đầu, công bố ngày 3-1 trên tạp chí Science Advances cho thấy, dòng dung nham trên sao Kim có thể chỉ vài năm tuổi.
Thể hiện hành tinh này đang có núi lửa hoạt động. Ngoài trái đất của chúng ta, phát hiện này khiến sao Kim trở thành hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có những vụ phun trào gần đây.
Hình ảnh đỉnh núi lửa Idunn Mons (ở vĩ độ 46 độ nam, 214,5 độ kinh đông) ở khu vực Imdr Regio của sao Kim.
Tiến sĩ Justin Filiberto, tác giả chính của nghiên cứu nói: “Nếu sao Kim thực sự có núi lửa hoạt động, nó sẽ là một nơi tuyệt vời để ghé thăm. Chúng ta có thể nghiên cứu cách các hành tinh nguội đi và tại sao trái đất và sao Kim có núi lửa hoạt động, nhưng sao Hỏa thì không. Các nhiệm vụ trong tương lai sẽ có thể nhìn thấy những dòng chảy và thay đổi trên bề mặt và cung cấp bằng chứng cụ thể về hoạt động của nó.
Video đang HOT
Hình ảnh radar từ tàu vũ trụ Magellan của NASA vào đầu những năm 1990 đã tiết lộ sao Kim, hành tinh láng giềng của chúng ta, là một thế giới của núi lửa và dòng dung nham rộng lớn. Vào những năm 2000, vệ tinh Venus Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã làm sáng tỏ ngọn núi lửa mới trên sao Kim bằng cách đo lượng ánh sáng hồng ngoại phát ra từ một phần bề mặt của sao Kim vào ban đêm. Những dữ liệu mới này cho phép các nhà khoa học xác định dòng dung nham tươi so với thay đổi trên bề mặt sao Kim. Tuy nhiên, cho đến gần đây, thông tin về độ tuổi của các vụ phun trào dung nham và núi lửa trên sao Kim vẫn chưa được ghi nhận thêm vì nhiều trở ngại.
Tiến sĩ Filiberto và các đồng nghiệp đã tái tạo bầu không khí nóng bỏng của sao Kim trong phòng thí nghiệm để quan sát nghiên cứu cách thức các khoáng chất sao Kim phản ứng và thay đổi theo thời gian. Kết quả thí nghiệm của họ cho thấy những dòng dung nham này trên sao Kim còn rất trẻ, điều này thể hiện rằng sao Kim thực sự có những ngọn núi lửa đang hoạt động.
HẢI PHONG
Theo nhandan.com.vn/Scitechdaily
Phát hiện miệng núi lửa tạo ra bởi thiên thạch lớn nhất thế giới va chạm với Trái đất ở Lào
Các nhà nghiên cứu nói rằng miệng núi lửa là một bí ẩn trong suốt hơn một thế kỷ, mặc dù các bằng chứng từ lâu đã chỉ ra một vị trí ở đâu đó trong khu vực bán đảo Đông Dương.
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một miệng hố lớn tại Lào được cho là tàn tích sau vụ va chạm của một thiên thạch khổng lồ với Trái Đất.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế là những người đã phát hiện ra miệng núi lửa được tạo ra bởi thiên thạch lớn nhất được biết đến đã có chạm vào Trái đất.
Theo tạp chí PNAS, có thể quan sát thấy những dấu vết nhỏ lẻ của vụ va chạm thiên thạch với hành tinh của chúng ta trên khoảng một phần mười lãnh thổ toàn Trái đất.
Rất nhiều người sẽ đặt dấu hỏi tại sao các nhà nghiên cứu không chú ý đến miệng núi lửa khổng lồ này vì nó rộng đến khoảng 13km và dài 17km trước đó. Lý do đó là bởi vì nó được chôn dưới dung nham.
Vậy làm thế nào mà họ tìm thấy nó? Các nhà khoa học biết rằng tác động dẫn đến các phản ứng địa chất, từ đó tạo ra các tektite. Cái tên tektite xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ "tektos" nghĩa là nóng chảy, ngụ ý nói về vai trò của nhiệt lượng từ thiên thạch trong nguồn gốc phát sinh tektite.
Nghiên cứu những tektite đó, các nhà khoa học có thể xác định với độ chính xác cao khi thiên thể đâm vào hành tinh của chúng ta. Các nhà nghiên cứu tin rằng nó đã hạ cánh ở nơi được gọi là Lào cách đây 790.000 năm.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tiến hành đo trọng lực tại hiện trường để xem liệu có sự bất thường về trọng lực sẽ phản ánh một miệng hố lớn hay không.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Số 7 đem lại may mắn hay chết chóc? Thế giới tồn tại 7 kỳ quan cổ đại, một tuần có 7 ngày, 7 vòng tròn của vũ trụ, cầu vồng có 7 sắc hay âm nhạc có 7 nốt... Và còn rất nhiều điều bí ẩn mang tên số 7. Số 7 - số của sự huyền bí Ở phương Tây, theo trường phái Thuật số do nhà toán học Pytago...