Bằng chứng mới cho thấy tổ tiên của loài người đã chết một cách bí ẩn 117.000 năm trước
Đầu những năm 1930, các nhà nhân chủng học người Hà Lan đã tìm thấy một cái hầm chứa bộ xương khổng lồ ẩn bên trên bờ sông Solo, đảo Java, Indonesia.
Hơn 25.000 mẫu vật hóa thạch đã bị chôn vùi trong bùn sông ở một khu vực được gọi là Ngandong, bao gồm 12 hộp sọ và hai xương chân từ một tổ tiên đặc biệt của con người: Homo erectus.
Loài người đầu tiên này tồn tại gần 2 triệu năm và lan rộng khắp các vùng của Châu Phi và Châu Á. Nhưng các nhà khoa học vẫn không thể xác định được khoảng thời gian cuối cùng họ chết.
Những nỗ lực để xác định tuổi chính xác của hóa thạch H.erectus không giúp được gì nhiều, vì nó đưa ra một loạt các lựa chọn: Thời gian chết của họ được ước tính là khoảng từ 550.000 đến 27.000 năm trước.
Nhưng một nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Nature đã lí giải số phận của H. erectus cuối cùng.
Bằng việc bắt đầu khảo cứu với trầm tích sông xung quanh, chứ không phải là hóa thạch, các nhà nhân chủng học đã có thể xác định độ tuổi chặt chẽ hơn nhiều cho những hộp sọ này. Kết quả cho thấy các cá thể H. erectus đã bị chết hàng loạt từ 117.000 đến 108.000 năm trước.
Điều đó có nghĩa là những hóa thạch xương đại diện cho sự xuất hiện cuối cùng của H. erectus trong hồ sơ khảo cổ học.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Homo erectus không tồn tại đủ lâu để tương tác với người hiện đại trên đảo Java”, Russell Ciochon, đồng tác giả của nghiên cứu.
Việc các xương bị cuốn xuống dòng chảy cùng một lúc cho thấy cái chết 12 cá thể H.erectus đến đồng thời và có thể là một cái chết hàng loạt.
Ciochon cho biết nhóm của ông không chắc chắn những cá thể này đã chết như thế nào, nhưng một giả thuyết về lý do tại sao H. erectus chết trên đảo Java nhìn chung có vẻ quen thuộc: do biến đổi khí hậu.
Phương Huyền
Theo dantri.com.vn/Science Alert
Có hay không những cuộc chôn sống kinh hoàng ở Tràng An (Phần 5)
Sau một năm trời âm thầm nghiên cứu, bằng cả tâm linh ngoại cảm, lẫn khoa học, ông Nguyễn Văn Son khẳng định, ông có đủ cơ sở tin rằng dưới đáy sông Sào Khê, ngay đoạn cửa hang Luồn (Tràng An, Ninh Bình) chính là trận đồ trấn yểm kinh hoàng từ 1.000 năm trước.
Một số nhà ngoại cảm, nhà phong thủy được ông mời về đây, sau khi khảo sát địa điểm cũng tin rằng, vì khu vực này là nơi tế sống nhiều người, nên oan hồn vất vưởng ở đây rất nhiều. Mọi người đều khuyên ông Son phải hết sức cẩn thận trong quá trình nạo vét, đào bới.
Đoạn sông cửa hang Luồn, nơi nghi ngờ có trận đồ trấn yểm
Sau khi làm các thủ tục tâm linh chu đáo, mời thầy bà cúng tế đầu cuối, chọn ngày đẹp, ông Son huy động nhân công đắp đoạn sông, tát nước. Vì đây là con sông thoát nước, nên phải đắp nửa sông, khai quật từng phần.
Ông Son nhớ lại: "Chuyện xảy ra vào năm 2010. Khi công nhân vét lớp bùn bề mặt, xuống độ sâu chỉ chừng 1 mét, thì trận đồ trấn yểm đã hiện ra rõ mồn một. Tôi cũng như tất cả những người tham gia đào bới đều sợ toát mồ hôi.
Trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch chỉ có vài mẩu xương, mà khiến bao nhiêu người sợ hãi, cả nước tranh cãi liên miên, chấn động một thời, đằng này, chỉ vét lớp bùn loãng bên trên, đã hiện ra vô số xương cốt.
Điều kỳ lạ là các bộ xương đều con rất nguyên vẹn, đầy đủ. Hầu hết các bộ xương đều nằm theo tư thế có quắp, thể hiện cái chết sợ hãi, đau đớn, đầy oan khuất. Nhìn tư thế của những bộ xương, rõ ràng họ không phải là người chết bị chôn, mà bị chôn sống!".
Hình ảnh xương cốt đào được ở cửa hang Luồn (Ảnh cắt từ clip)
Năm đó, tại cửa hang Luồn, người dân Tràng An được chứng kiến một chuyện quá kinh hãi. Mấy chục chiếc tiểu sành được đưa vào vách núi. Lễ lạt linh đình, hương khói nghi ngút, đội quy tập hài cốt do ông Son chỉ đạo làm việc miệt mài.
Vì việc đại sự quan trọng, nên bản thân ông Son cũng vào cuộc rốt ráo, tự cúng tế, rồi tham gia bốc xương cốt. Ông Son chỉ cho phép đào sâu thêm 1 mét nữa xuống lòng đất, và đào rộng ra chừng vài chục mét vuông. Chỉ khai quật từng đó, đã thu lượm được 40 bộ hài cốt nguyên vẹn, đầy đủ các bộ phận.
Số lượng xương cốt nằm lẫn lộn với nhau, thu được một đống lớn. Với những đống xương lẫn lộn này, đội quy tập không phân biệt, sắp xếp đúng được, nên cứ xếp bừa vào các tiểu sành. 6 chiếc tiểu sành loại to xếp chật xương cốt, đem chôn thành mộ tập thể.
Khu mộ quy tập cả trăm bộ xương đào được ở sông Sào Khê
Ông Son chèo thuyền qua cửa hang Luồn, đi sâu vào phía trong núi một đoạn, dẫn tôi đến nghĩa địa của thôn Tràng An. Ông đã xây dựng một khu mộ lớn, cạnh nghĩa địa làng, sát vách núi và táng cả trăm bộ xương đào được từ cửa hang Luồn vào đấy.
Ngoài 40 ngôi mộ riêng rẽ, có 6 ngôi mộ tập thể. Mỗi chiếc tiểu sành cỡ lớn phải chứa đến chục bộ xương. Như vậy, theo ông Son, riêng việc khai quật một điểm nhỏ ở trận đồ trấn yểm cửa hang Luồn, đã thu được cả trăm bộ hài cốt.
Theo ông Son, mới chỉ khai quật một địa điểm nhỏ, chứ nếu mở rộng diện khai quật và tiếp tục đào sâu xuống lòng đất, có lẽ đào thêm được cả trăm, thậm chí cả ngàn bộ xương bí ẩn (?!).
Xương và răng động vật tìm thấy ở trận đồ
Theo lời ông Son, hầu hết những bộ xương đào được ở cửa hang Luồn, là xương người trẻ, mà phần lớn là phụ nữ. Các bộ xương đều dài, to, chắc, chứng tỏ người Việt thời Đinh, Lê rất cao lớn, thậm chí cao to hơn người bây giờ, chứ không nhỏ bé như ta vẫn nghĩ.
Điều kỳ lạ là ông Son tìm được một số hộp sọ trẻ con. Những bộ xương trẻ con có lẽ đã bị tiêu hủy, bởi thời gian quá lâu, nhưng hộp sọ thì vẫn còn.
Liệu người xưa có tế sống trẻ em trong các nghi lễ trấn yểm, là câu hỏi ông Son vẫn đau đáu tìm hiểu, nhưng chưa có câu trả lời.
Ngoài việc thu thập được hàng trăm bộ hài cốt, ông Son đã thu thập được rất nhiều xương voi, ngựa, hổ, nhiều loại binh khí. Riêng tiền cổ ông Son thu được cả tạ. Tiền cổ đủ các thời kỳ, toàn tiền thời Bắc thuộc, đóng thành từng xâu lớn.
Hình ảnh đồng tiền cổ vừa lấy lên từ trận đồ trấn yểm
Hiện, ông Son có lẽ được coi là nhà sưu tầm tiền cổ số 1 Việt Nam. Ông Son sở hữu những đồng tiền cổ hiếm đến nỗi bảo tàng quốc gia cũng không có.
Hiện ông trưng bày một số đồng tiêu biểu cho các thời kỳ ở khu Tràng An, còn lại ông cất giữ, hoặc tiến cúng đi khắp nơi.
Theo ông Son, sau này, nghiên cứu, ông mới biết, người xưa lập trận đồ trấn yểm bằng cách đánh thuốc mê người được chọn, trói vào cột gỗ, dán lá bùa, rồi đẩy xuống hố sâu đào sẵn. Riêng voi, ngựa, hổ thì bắn tên tẩm thuốc mê, rồi cũng đẩy xuống hố chôn sống.
Trong trận đồ trấn yểm thường có các yếu tố như: Mộc (gỗ), nhân (người), mã (ngựa), tượng (voi), xà (rắn), ngũ sắc (5 thứ kim loại quý) và ngũ cốc (lúa, ngô, kê, sắn, đậu). Hầu hết những thứ này ông Son đều tìm thấy trong trận đồ dưới đáy sông Sào Khê, chỗ cửa hang Luồn.
Cổ vật lấy từ sông Sào Khê
Trao đổi về chuyện phát hiện trận đồ trấn yểm ở Tràng An, với hàng chục bộ hài cốt bí ẩn, ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp UIA, khẳng định không có chuyện gọi là trận đồ, trận pháp trấn yểm nào cả.
Ông Khanh cho biết: "Tất cả chỉ là sự suy diễn. Từ những sự việc, hiện tượng không rõ ràng, một số ông thầy phong thủy, tâm linh thêm mắm thêm muối, quy kết, dọa nạt... thành thứ gọi là trận đồ trấn yểm này nọ. Đối tượng xuyên tạc chủ yếu là giới hành nghề mê tín dị đoan, mấy ông thầy phong thủy rởm đặt ra các kiểu giải thích nhằm quan trọng hóa vấn đề lên. Chính vì nó là sự bịa đặt, nên chẳng ai có thể thẩm định được.
Tôi biết rõ về mấy ông phong thủy rởm, chỉ sao chép từ sách nọ sang sách kia, rồi phịa ra các kiểu. Tất cả các cách giải thích của họ chỉ là "ăn cơm trần gian làm việc âm phủ", chẳng có gì đáng tin cậy cả, chẳng qua là dọa để bịp trần gian.
Cái gọi là trận đồ trấn yểm Tràng An, theo tôi, không có thực. Chuyện có di vật, xương cốt dưới lòng sông, dù rất nhiều, là do nhiều nguyên nhân, mà chưa thể xác định rõ được đâu là nguyên nhân chính, cần phải có những khảo sát trên nhiều góc độ khoa học, ví dụ như quy luật dòng chảy, lịch sử, điều kiện tự nhiên từ xưa đến nay...".
Còn tiếp...
Theo VTC News
Bí ẩn "băng tóc" Được mô tả lần đầu tiên cách đây gần một trăm năm, cấu trúc băng giá bất thường này được cho liên quan đến nấm và chỉ đến năm 2015 các nhà khoa học cuối cùng mới xác định ra loài nấm chịu trách nhiệm. Phát triển dưới sự che chở của bóng tối trong mùa đông ẩm ướt, thường là giữa vĩ...