Bằng chứng khoa học về tác dụng của axit amin trong dinh dưỡng mẹ và bé
Vừa qua, tại TP. Đà Nẵng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tê tổ chức Hội nghị khoa học chuyên ngành Sản phụ khoa và Nhi khoa
Hội nghị cập nhật các kiến thức và thực hành quan trọng trong lĩnh vực Sản – Nhi, trong đó có chủ đề dinh dưỡng axit amin cho mẹ và bé, thu hút hơn 400 đại biểu đến từ mạng lưới chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn quốc.
Các chức năng quan trọng của axit amin
Axit amin là thành phần cơ bản cấu trúc nên protein (chất đạm) trong các sinh vật sống, có mặt trong thực phẩm và cơ thể người. Tại hội nghị, PGS. TS. Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã có bài trình bày với chủ đề “Dinh dưỡng axit amin cho mẹ và bé”.
Thông qua bài trình bày này, PGS. TS. Lê Bạch Mai cập nhật các kết quả nghiên cứu về việc sử dụng các axit amin trong lĩnh vực Sản – Nhi. Nhiều axit amin với các chức năng phong phú được đề cập.
Theo đó, glutamine có khả năng hỗ trợ cải thiện chức năng miễn dịch, đặc biệt ở trẻ em mắc các bệnh lý về máu như bệnh bạch cầu. Trong khi đó, cysteine và theanine khi được sử dụng kết hợp có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch và đề kháng của trẻ em.
Bên cạnh các axit amin nêu trên, glutamate cũng là một trong các axit amin phổ biến, được nghiên cứu sâu và cho thấy có nhiều vai trò sinh lý và dinh dưỡng quan trọng với bà mẹ và trẻ em.
Glutamate có thể được cơ thể hấp thu thông qua các thực phẩm như thịt, hải sản, rau củ quả, sữa cùng các thực phẩm từ sữa… hay thông qua bột ngọt, một loại gia vị được giáo sư người Nhật Bản là TS. Kikunae Ikeda phát minh ra vào năm 1908, đưa đến sự ra đời của sản phẩm bột ngọt đầu tiên trên thế giới và bột ngọt duy nhất từ Nhật Bản là AJI-NO-MOTO của Tập đoàn Ajinomoto vào năm 1909, với ước vọng là cải thiện dinh dưỡng cho người dân Nhật Bản lúc bấy giờ thông qua những món ăn ngon.
Glutamate giúp duy trì vị ngon của những thực phẩm ít muối
Video đang HOT
Với thành phần chính là glutamate, bột ngọt có khả năng mang lại vị umami – vị ngon hay vị ngọt thịt cho món ăn. Các nghiên cứu còn chỉ ra bột ngọt có một số vai trò sinh lý dinh dưỡng quan trọng khác như hỗ trợ tăng tiết nước bọt, dịch vị từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa thực phẩm. Đồng thời, kết hợp muối ăn và bột ngọt ở liều lượng hợp lý sẽ giúp duy trì vị ngon cho thực phẩm giảm muối.
Được biết, chế độ ăn giảm muối đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ phù, tăng huyết áp, tiền sản giật… ở phụ nữ mang thai cũng như duy trì một thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ.
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, PGS. TS. Lê Bạch Mai trình bày về dinh dưỡng axit amin cho mẹ và bé tại Hội nghị.
PGS.TS. Lê Bạch Mai cho biết sử dụng muối ăn kết hợp với bột ngọt ở hàm lượng 0.48% có thể giúp giảm khoảng 50% lượng muối ăn và 31,5% lượng natri hấp thu vào cơ thể mà vẫn giữ nguyên vị ngon của thực phẩm. Tại Việt Nam, trong tài liệu “Hướng dẫn điều trị lâm sàng” năm 2015, Bộ Y tế cũng đã đưa ra hướng dẫn việc sử dụng bột ngọt để tăng vị ngon của những thực phẩm ít muối và hỗ trợ duy trì chế độ ăn tốt cho sức khỏe này.
Glutamate và kết luận về tính an toàn
Một thông tin thú vị được chia sẻ trong hội nghị là sữa mẹ có hàm lượng glutamate dồi dào (264 mg glutamate/100g sữa mẹ), nên một cách tự nhiên, trẻ đã hấp thụ glutamate thông qua sữa mẹ ngay từ những năm tháng đầu đời và yêu thích vị umami trong sữa mẹ cũng như những thực phẩm giàu vị umami được thưởng thức khi lớn lên. Nghiên cứu cho thấy nếu tính trên mỗi kilogram thể trọng, giai đoạn bú sữa mẹ là giai đoạn con người hấp thu lượng glutamate vào cơ thể dồi dào nhất.
Glutamate tồn tại với hàm lượng đáng kể trong các loại sữa, đặc biệt là sữa mẹ.
Glutamate hay bột ngọt đã được các tổ chức chuyên sâu về y tế và sức khỏe trên thế giới như Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia thực phẩm của Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (JECFA); Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ; Ủy ban khoa họcvề Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu; Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản kết luận là một phụ gia thực phẩm an toàn với liêu dùng hàng ngày không xác định. Tại Việt Nam, Bộ Y tế xếp bột ngọt vào danh mục các phụ gia được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
PGS. TS. Lê Bạch Mai cũng đã chia sẻ các kết quả nghiên cứu cho thấy, việc phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú sử dụng bột ngọt không ảnh hưởng đến bào thai và trẻ bú mẹ. Đồng thời, cơ thể trẻ em có thể chuyển hóa glutamate tương tự như người trưởng thành và JECFA đã đưa ra kết luận bột ngọt an toàn với sức khỏe trẻ em.
QUỲNH CHI
Theo VTC
Người phụ nữ bị ngộ độc nặng phải nhập viện chỉ vì ăn bộ phận này của cá
Cá vốn là một trong những loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là axit béo Omega 3. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của cá cũng bổ mà nếu ăn sai cách còn gây ngộ độc và làm tổn thương nhiều vùng cơ quan bên trong.
Không phải tất cả những gì thuộc về cá cũng đều có thể ăn được, bởi có một số bộ phận của cá tiềm ẩn rất nhiều vấn đề sức khỏe khôn lường. Điển hình như trường hợp của cô Châu (51 tuổi) hiện đang sống tại Hàng Châu (Trung Quốc).
Nghe nhiều người truyền miệng về công dụng tuyệt vời của mật cá giúp thanh nhiệt, giải độc và làm sáng mắt nên cô Châu đã mua liền 20 phần mật cá trắm để ăn. Tuy nhiên, lợi đâu chưa thấy mà chỉ sau 3 tiếng, cô Châu cảm thấy đau nhức bụng dữ dội, kèm theo cảm giác buồn nôn. Người nhà cô Châu lo sợ cô bị ngộ độc thực phẩm nên lập tức đưa vào bệnh viện ngay.
Tại bệnh viện, sau khi xét nghiệm, bác sĩ cho biết, vùng gan của cô Châu bị tổn thương nghiêm trọng, chỉ số men gan vượt quá mức cho phép của người bình thường. Nguyên nhân đến từ số mật cá cô Châu đã ăn vào buổi tối hôm đó. Sau đó, cô Châu phải nhập viện và trải qua một đêm lọc sạch chất độc từ cơ quan gan của mình. Thật may là cô Châu được đưa vào viện kịp thời nên đã thoát khỏi cơn nguy hiểm nhanh chóng.
Tại sao ăn mật cá lại gây ngộ độc nghiêm trọng như vậy?
Bác sĩ cho biết, hiện nay nhiều người thường có suy nghĩ là ăn mật cá sẽ giúp làm sáng mắt, thanh nhiệt nhưng họ không hề biết rằng, nếu ăn sai cách thì mật cá sẽ gây ngộ độc vô cùng nghiêm trọng. Mặc dù không phải tất cả các loại mật cá đều có độc nhưng việc ăn nhiều trong một ngày dễ làm tăng cao nguy cơ nhiễm độc nặng.
Với người trưởng thành, chỉ một vài gram mật cá cũng có thể gây ngộ độc, dù là ăn sống hay đã nấu chín, ngâm rượu. Mật cá cũng chứa nhiều men, enzyme và tetrodotoxin. Trong khi đó, tetrodotoxin được xem là chất có hại tới hệ thần kinh, dễ gây mệt mỏi, suy giảm hô hấp, rối loạn hành vi... Một số loại cá có mật độc là cá trắm, cá chép, cá mè, cá diếc... nên bạn cần đặc biệt chú ý.
Qua trường hợp của cô Châu, tốt nhất thì bạn nên loại bỏ những túi mật cá trong quá trình chế biến để phòng tránh nguy cơ bị ngộ độc. Ngoài ra, nếu sau khi ăn cá trong khoảng 24 giờ mà xuất hiện tình trạng buồn nôn, đau bụng, vàng da, tiêu chảy... thì nên chủ động tới bệnh viện ngay.
Source (Nguồn): Sohu
Theo Helino
Rau củ mọc mầm: Nên và không nên ăn loại nào để tốt cho sức khoẻ? Một số loại thực phẩm mọc mầm không nguy hại như quan niệm của nhiều người, ngược lại chúng còn mang đến những giá trị dinh dưỡng cao đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại thực phẩm khi mọc mầm cần tránh xa, tuyệt đối không sử dụng. Thực phẩm mọc mầm và những điều cần lưu ý...