Bằng chứng hóa thạch về mối quan hệ ký sinh vật chủ
Bằng chứng hóa thạch lâu đời nhất được biết đến về sự ký sinh đã được phát hiện bởi một nhóm các nhà khoa học ở Vân Nam, Trung Quốc.
Được mô tả trên tạp chí Khoa học Nature Communications, mẫu vật hóa thạch đã tiết lộ rằng loại hình cộng sinh ký sinh – vật chủ này đã diễn ra ngay sau vụ nổ ở 154 triệu năm trước ở kỷ Cambri.
Hiện tượng ký sinh mô tả mối quan hệ giữa các loài, trong đó có một sinh vật gọi là vật ký sinh, sống bám trên hoặc bên trong một sinh vật khác gọi là vật chủ. Ví dụ như, ở người có thể thấy loài sán dây (có thể dài tới 10 mét) chiếm giữ hệ thống tiêu hóa của chúng ta (và cả các khu vực khác nữa), lấy đi chất bổ và làm tổn thương các cơ quan của chúng ta.
Mẫu vật về sự ký sinh này đã được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu ở Vân Nam, trong đó có một con là sò lông cổ đại – một loài động vật có vỏ trông gần giống con ngao, mặc dù hai loài này không có quan hệ mật thiết với nhau – và một loài sinh vật sống trong ống. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng trên mẫu hóa thạch của con sò cổ đại ( Neobolus wulongqingensis) này có các ống nhỏ xếp thành hàng ở gần ngay nơi các dòng dinh dưỡng của chính con sò sẽ hút chất bổ.
Một trong số các mẫu vật đã được nhà nghiên cứu Zhang và các động nghiệp kiểm tra
Với kích thước nhỏ xíu của các ống, và sự xuất hiện đặc biệt ngay gần dòng dinh dưỡng, trưởng nhóm nghiên cứu – Zhifei Zhang – và các đồng nghiệp đã kết luận rằng sinh vật sống trong ống đó là một loài ký sinh. Những kẻ ký sinh ăn cướp sống trong ống này đã sống trên vỏ của con sò, làm suy yếu cơ hội sống sót của con sò khi đánh cắp thức ăn của nó.
Các ví dụ khác về những loài ký sinh ăn cắp còn tồn tại ngày nay gồm có bọ phân – chúng ăn cắp từ nguồn dự trữ của bọ hung – loài vật đã dành cả đời để di chuyển một lượng lớn phân động vật với mục đích xây tổ cho mình. Hành vi này mang lại lợi ích cho những con bọ ăn trộm khi chúng có thể tập trung vào việc lăn các cục phân hoặc đào đường hầm mà không phải lãng phí thời gian ra ngoài tìm kiếm nguồn phân.
Tái hiện loài sò cổ đại rộng lượng với sinh vật ký sinh dạng ống trên vỏ của nó
Các bằng chứng về mối quan hệ ký sinh không dễ để phát hiện trong các hóa thạch, vì nhiều trường hợp chỉ có thể xác nhận dựa trên các hành vi có thể quan sát được, chẳng hạn như trường hợp bọ ăn cắp phân.
Do đó, tất cả các mối tương tác ký sinh từng được biết đến từ các hóa thạch đều phụ thuộc vào mẫu vật, và khả năng truyền đạt của chúng không chỉ là sự xuất hiện của ký sinh trùng mà còn là tổn hại của vật chủ.
Nhà nghiên cứu Zhang và các đồng nghiệp đã phát hiện ra loài sinh vật ăn trộm sống trong ống và làm suy yếu con sò vật chủ này, đây là mối quan hệ ký sinh – vật chủ lâu đời nhất được xác định trong các vật liệu hóa thạch cho đến nay.
70 triệu năm trước, một ngày không đủ 24h
Một hóa thạch sinh vật hai mảnh vỏ được nghiên cứu chứng minh 70 triệu năm trước, thời gian một ngày ngắn hơn 24 giờ.
Một bộ vỏ bị chôn vùi trong lòng đất hàng triệu năm đã trở thành chiếc "đồng hồ" cho biết thời gian Trái Đất tự quay một vòng từng ngắn hơn nhiều so với hiện tại.
Bằng việc phân tích hóa thạch loài sinh vật hai mảnh vỏ xuất hiện từ thời kỷ Phấn trắng này, nhóm nghiên cứu của Đại học Tự do Brussel (Bỉ) cho biết 70 triệu năm trước, mỗi ngày chỉ có khoảng 23,5 giờ. Điều này cũng giúp các nhà khoa học tính toán được chính xác tốc độ di chuyển dần dần cách xa Trái Đất của Mặt Trăng.
Việc tìm hiểu thời gian tự quay một vòng của Trái Đất thay đổi thế nào qua nhiều năm là một thử thách khá thú vị. Mặc dù không thể du hành về quá khứ để kiểm chứng, chúng ta có thể nghiên cứu những "chiếc đồng hồ" cổ đại như thế này.
Loài hai mảnh vỏ được tìm thấy có tên là Torreites Sanchezi, đã tuyệt chủng từ 66 triệu năm trước. Chúng có hình dạng giống như một chiếc bình, với nắp ở đầu rộng hơn, từng rất phổ biến ở các hệ sinh thái rạn san hô. Tuy nhiên, chúng có nhiều điểm tương đồng với loài nghêu hiện đại, với phần vỏ phát triển mỗi ngày thêm một lớp.
Mô phỏng hóa thạch loài hai mảnh vỏ Torreites Sanchezi. Ảnh: Readsector
Giống như mỗi vòng cây là một năm tuổi cây lớn lên, thì mỗi vòng vỏ trên loài sinh vật này là một ngày chúng phát triển. Bên cạnh đó, lớp vỏ cũng cho thông tin về điều kiện, nhiệt độ và thành phần hóa học của môi trường nước hàng ngày nơi mà chúng sinh sống.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều kỹ thuật phân tích bao gồm quang phổ khối, soi dưới kính hiển vi, phân tích đồng vị ổn định và tia X để xác định thông tin. Kết quả cho thấy đại dương của chúng ta đã từng ấm hơn rất nhiều vào 70 triệu năm trước. Cụ thể, T. Sanchezi phát triển mạnh ở vùng nước có nhiệt độ 40 độ C vào mùa hè và khoảng 30 độ C vào mùa đông.
Vòng vỏ cũng hiển thị sự thay đổi theo mùa. Ở nghêu hiên đại, các vòng vỏ phát triển ở mùa đông sẽ có màu tối hơn. Sự thay đổi này cho phép các nhà khoa học xác định thời gian một năm theo màu sắc thay đổi của các vòng vỏ. Số vòng theo cùng một mùa sẽ có màu sắc giống nhau.
Vòng vỏ thay đổi màu sắc theo mùa. Ảnh: Readsector
Nhờ vào logic này, các nhà khoa học tính đươc độ dài một ngày của thời điểm hóa thạch này sống. Họ xác định mẫu hóa thạch T. Sanchezi thu được có tuổi thọ 9 năm. Theo quan sát trực quan và xét nghiệm hóa học, trong đó mỗi năm, tức là bốn mùa, lớp vỏ có tổng cộng 372 vòng. Đương nhiên, chúng khác hoàn toàn loài nghêu hiện đại có 365 vòng, tương đương 365 ngày mỗi năm.
Như chúng ta biết, độ dài mỗi năm về cơ bản giống nhau, vì quỹ đạo của Trái Đất không thay đổi. Điều này có nghĩa độ dài mỗi ngày, hay còn gọi là tốc độ tự quay của Trái Đất đã thay đổi, từ 23,5 giờ lên 24 giờ như hiện tại.
Tốc độ quay của Trái Đất đang chậm lại do sự liên kết chặt chẽ với Mặt Trăng. Việc giảm tốc độ này do "ma sát từ thủy triều". Thủy triều gây ra bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Do vòng quay của Trái Đất lệch một chút so với vị trí của Mặt Trăng trên quỹ đạo quanh hành tinh, nên xuất hiện một lực quay làm Mặt Trăng dần dần cách xa Trái Đất.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các vòng vỏ phát triển nhanh hơn vào ban ngày. Loài T. sanchezi này đã hình thành mối quan hệ cộng sinh với các sinh vật có quang hợp, tương tự như loài nghêu hiện đại có quan hệ cộng sinh với tảo.
Theo news.zing.vn
Sư tử bảo vệ linh dương khỏi kẻ săn mồi Câu chuyện diễn ra ở Công viên quốc gia Etosha, Namutoni, Namibia. Những hình ảnh mới đây về một con sư tử cái và một con linh dương non mới chào đời khiến rất nhiều người bất ngờ. Không hề là cuộc chạm trán giữa kẻ săn mồi và con mồi, tất cả phải ngỡ ngàng vì những hành động của sư tử...