Bằng chứng “cú đấm” của Mỹ, LHQ không hề hấn gì với Triều Tiên
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên vẫn “sống khỏe” bất chấp các lệnh trừng phạt bổ sung được ca ngợi là mạnh chưa từng có mà Mỹ và Liên Hợp Quốc giáng xuống nước này.
Triều Tiên được cho là không hề hấn gì dù Mỹ và Liên Hợp Quốc áp đặt các lệnh trừng phạt được mô tả là mạnh chưa từng có.
Theo Express, hồi tháng 9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng trên Twitter rằng, hàng dài người dân Triều Tiên phải xếp hàng để mua xăng dầu nhờ kết quả của gói trừng phạt bổ sung được mô tả là mạnh chưa từng thấy nhắm vào Triều Tiên do Liên Hợp Quốc thông qua sau khi chính quyền Kim Jong-un thử hạt nhân đầu tháng đó.
Một trong những biện pháp được áp dụng trong gói trừng phạt bổ sung nhắm vào Triều Tiên là lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ cho nước này.
Theo Trung tâm nghiên cứu và chiến lược Quốc tế, một cơ quan cố vấn ở Washington DC, các hình ảnh vệ tinh gần đây đã không cho thấy những thay đổi đáng kể tại 6 trạm xăng dầu lớn ở BÌnh Nhưỡng.
Các chuyên gia Triều Tiên Joseph Bermudez và Lisa Collins xác nhận rằng: “Tất cả những cơ sở được kiểm tra dường như đều ở trong tình trạng hoạt động tốt hoặc đang được tu sửa, bảo dưỡng”.
Video đang HOT
Một trong số những bức ảnh đã được chụp vào tháng 4, trước khi có tin Trung Quốc dường như đã cắt nguồn cung cấp dầu mỏ cho Triều Triên, trong khi một bức ảnh khác được chụp vào tháng 11.
“Hình ảnh vệ tinh được sử dụng trong phân tích này không thể xác định thông tin về những biến động mạnh mẽ về giá nhiên liệu xăng và dầu diesel hay về đường ống dẫn gas dài ở Bình Nhưỡng trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 là đúng hay không.
Những hình ảnh vệ tinh chỉ cho thấy, nếu những điều đó xảy ra, thì chúng dường như không có bất cứ tác động lâu dài nào đối vói các cơ sở vật chất hoặc số lượng cũng như loại hình phương tiện tham gia giao thông trong thành phố”, báo cáo của chuyên gia Joseph Bermudez và Lisa Collins viết.
Ngoài ra, những bức ảnh cũng không chỉ ra có những dòng xe xếp hàng dài để mua xăng, dầu. Theo Express, câu hỏi đặt ra là làm thế nào nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể chống lại các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc một cách dễ dàng như thế?
Một trong những suy đoán của các chuyên gia là đội quân tin tặc của Triều Tiên bao gồm 7.000 hacker trên khắp thế giới đã thay đổi chiến thuật, tích cực tiếp sức cho chính quyền Bình Nhưỡng bằng các phi vụ đánh cắp bitcoin
Theo BBC, ít nhất 7 triệu USD tiền điện tử đã bị đánh cắp trên sàn giao dịch Bithumb hồi đầu tháng 2.2017. Tuy nhiên theo tỷ giá hiện nay, số tài sản bị mất, chủ yếu là đồng Bitcoin và Ethereum, đã tăng thành 82,7 triệu USD.
Ngoài ra, hacker còn đánh cắp thông tin cá nhân của hơn 30.000 người dùng và yêu cầu khoản tiền chuộc trị giá 5,5 triệu USD từ Bithumb nếu muốn xoá dữ liệu.
Các nhà phân tích cho rằng hacker Triều Tiên đứng sau cvụ tấn công mạng nói trên. Bitcoin và nhiều đồng tiền điện tử khác có thể là mục tiêu mà nước này nhắm đến nhằm giảm tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế cho việc liên tục phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Triều Tiên đã phủ nhận mọi cáo buộc.
Theo Danviet
Mỹ thúc Trung Quốc siết chặt lệnh trừng phạt Triều Tiên
Mỹ được cho là đã chuyển cho Trung Quốc bản dự thảo nghị quyết của Liên Hợp Quốc (LHQ) về các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn nữa với Triều Tiên và mong muốn Bắc Kinh thông qua trong cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an, Reuters đưa tin.
Một tàu chở hàng Triều Tiên. (Ảnh minh họa: NBC News)
Reuters trích nguồn tin từ một quan chức cấp cao giấu tên của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ dường như đang chờ phản hồi của Trung Quốc cho bản dự thảo nghị quyết về lệnh trừng phạt mạnh hơn nữa với Triều Tiên. Quan chức này cho hay, Mỹ đang nỗ lực hết sức để lệnh trừng phạt mới có thể được thông qua nhanh chóng, nhưng nhấn mạnh chưa có sự đồng thuận nào trong quá trình thương lượng.
Chi tiết của bản dự thảo gửi tới Trung Quốc hồi cuối tuần trước hiện chưa được hé lộ, song Mỹ dường như vẫn đang kiên trì với định hướng gây áp lực toàn cầu và cô lập nhằm khiến Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình vũ khí và tham vọng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể bắn tới lãnh thổ Mỹ.
Theo Reuters, Mỹ dường như muốn tiếp tục siết chặt hơn nữa giới hạn lượng sản phẩm xăng dầu tinh chế mà Bình Nhưỡng được nhập khẩu mỗi năm. Con số này được quy định ở lệnh trừng phạt hồi tháng 9 là 2 triệu thùng.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington và Bộ Ngoại giao nước này hiện chưa có bình luận gì về thông tin trên.
Trung Quốc, nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Triều Tiên, được cho là đã tuân thủ các lệnh trừng phạt liên tiếp của Hội đồng Bảo an LHQ, dù trước đó từ chối yêu cầu của Mỹ về việc cắt toàn bộ nguồn cung dầu thô cho Triều Tiên.
Từ tháng 6, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã dừng giao dịch và cung cấp dầu thô và xăng cho Triều Tiên do lo ngại sẽ không được thanh toán. Vì vậy, Reuters cho rằng, mọi lệnh trừng phạt liên quan tới hạn chế xuất khẩu nhiên liệu từ Bắc Kinh sang Bình Nhưỡng sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn.
Thực tế là, giao dịch nhiên liệu giữa 2 quốc gia đã sụt giảm nhanh chóng từ tháng 6. Hồi tháng 10, số liệu về kim ngạch xuất khẩu dầu thô, xăng và các chế phẩm nhiên liệu từ Trung Quốc sang Triều Tiên đồng loạt về 0.
Trước đó, Reuters công bố tài liệu cho thấy Mỹ đã đề xuất LHQ tiếp tục đưa vào danh sách đen 10 tàu vận tải "lách" lệnh trừng phạt và giao dịch với Triều Tiên. Tài liệu cho biết các tàu này đã thực hiện chuyển hàng từ tàu này qua tàu các các sản phẩm xăng dầu hoặc than đá Triều Tiên và vi phạm nghị quyết của LHQ.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Thái Lan cam kết không giao dịch thương mại với Triều Tiên Trước thềm chuyến thăm của đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cam kết đã tuân thủ nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc và không giao dịch thương mại với Triều Tiên. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha (Ảnh: AFP) Reuters đưa tin, Thủ tướng Thái Lan Chan-ocha ngày 12/12 đã tuyên bố...