Bằng chứng bất lợi cho Ukraine, MH17 sẽ lặng lẽ “chìm xuồng”?
Ngày càng ít thông tin về MH17, những tuyên bố của các bên liên quan cũng ít đi và chung chung hơn. Vụ máy bay rơi sẽ lặng lẽ chìm xuồng.
Việc điều tra diễn ra trong điều kiện không thuận lợi
Chuyến máy bay đặc biệt đầu tiên từ Amsterdam đã đưa hài cốt 20 người Malaysia trở về quê hương, họ là những hành khách xấu số trên chiếc Boeing 777, chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines gặp tai nạn tại miền đông Ukraine.
Chiếc máy bay xấu số bị bắn rơi ngày 17 tháng 7 đã cướp đi tính mạng của 298 người vô tội, trong đó có 48 hành khách mang quốc tịch Malaysia, hiện 30 nạn nhân đã được nhận dạng. Tuy đã hơn 1 tháng trôi qua nhưng đến nay, các hoạt động điều tra tại địa điểm máy bay rơi vẫn chưa được thực hiện.
Hội đồng An ninh Hà Lan chỉ đạo cuộc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Amsterdam đảm nhận nhiệm vụ này với sự đồng ý của tất cả các bên, vì phần lớn các hành khách trên chiếc máy bay bị rơi là người Hà Lan. Tuy nhiên, các thành viên của Hội đồng An ninh nước này vẫn chưa tiếp cận được địa bàn vụ tai nạn vì không an toàn.
Chiếc máy bay đã rơi xuống địa bàn tỉnh Donetsk – miền đông nam Ukraine, khu vực xung đột vũ trang giữa công lực nước này và những người phản đối chế độ Kiev, xây dựng “Nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk” độc lập, cùng với “người hàng xóm” là “Nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk”.
Sau khi xảy ra tai nạn, dân quân tự vệ Donetsk đã tuyên bố ngừng bắn tạm thời để bảo vệ hiện trường nhằm phục vụ cho công tác điều tra. Nhưng Kiev không ủng hộ sáng kiến này. Bất chấp nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu đình chỉ chiến sự trong khu vực, hoạt động pháo kích tại đây vẫn diễn ra không ngừng.
Thi hài các công dân Malaysia trên chuyến bay MH17 được đưa về nước
Video đang HOT
Cuối cùng thì các chuyên gia pháp y và các tổ chức quốc tế đã đến được địa bàn tai nạn, tìm kiếm và đưa thi thể nạn nhân ra khỏi đây và thu thập các mãnh vỡ máy bay. Các nhà báo ghi lại nhiều hình ảnh lực lượng dân quân Donetsk và người dân địa phương hỗ trợ việc vận chuyển hành lý và tư trang của nạn nhân.
Tuy nhiên, các nhà điều tra quốc tế lại không thể đến được khu vực máy bay rơi vì quá nguy hiểm. Hội đồng An ninh Hà Lan khẳng định sự điều tra trực tiếp bởi các chuyên gia trên địa bàn máy bay rơi là không nhất thiết. Họ sẽ xác minh sự thật từ các nguồn khác: băng ghi âm buồng lái, máy ghi dữ liệu chuyến bay, ảnh chụp vệ tinh và v.v…
Về lý thuyết, kết luận có thể được rút ra từ những thông tin như vậy nhưng khó thể coi chúng là toàn bộ bằng chứng, – ông Andrei Fomin, tổng biên tập tạp chí Vzlet nhận xét: “Điều này là có thể về nguyên tắc, nếu tất cả đều được ghi lại tỉ mỉ và chi tiết với mức độ chính xác cao, có mô tả rõ vị trí các mảnh máy bay bị vỡ, chụp ảnh”.
Tuy nhiên ông cho rằng, từng có trường hợp khi sự hiện diện của mảnh vỡ máy bay và các tài liệu ghi âm không cho phép xác minh một cách chính xác những diễn biễn đã xảy ra. Vì vậy, mỗi khi Nga tổ chức các cuộc điều tra như vậy, các thành viên ủy ban phải có mặt tại hiện trường, làm việc rất cẩn thận và tỉ mỉ, thu thập mẫu vật, ghi chép, chụp ảnh tất cả.
Vụ MH17 bị bắn rơi sẽ “lặng lẽ chìm xuồng”?
Thế nhưng, Hà Lan thậm chí không muốn chia sẻ những thông tin hiện có. Họ nói rằng dữ liệu các nội dung đàm thoại với nhân viên không lưu, kết luận của chuyên gia sẽ không được đưa toàn bộ vào báo cáo chính thức. Có phải sự kiểm duyệt này sẽ giúp các thành viên của ủy ban điều tra che giấu những thông tin không có lợi?
Nhân viên Tổ chức an ninh và Hợp tác châu Âu ( OSCE), điều tra hiện trường vụ rơi máy bay Malaysia
Ông Sergei Mikheyev, Tổng giám đốc Trung tâm Cục diện chính trị đánh giá: “Thực tế, cuộc điều tra không xác nhận giả thiết mà phía Ukraine cùng với người Mỹ đã đưa ra từ những phút đầu tiên sau khi máy bay Boeing bị rơi, cáo buộc thủ phạm là dân quân tự vệ hoặc thậm chí lực lượng vũ trang Nga”.
Đàu tiên, Mỹ và Ukraine một mực khẳng định là lực lượng dân quân Donetsk đã sử dụng tên lửa phòng không Buk, do Nga cung cấp để bắn rơi MH17 và đưa ra những bức ảnh không ai chứng minh được tính thật-giả của nó về các xe chở tên lửa Buk “chạy về hướng biên giới” với nước Nga.
Thậm chí, Ukraine còn tung tin “bắt được chuyên gia tên lửa Nga” ở khu vực biên giới nhưng không hề đưa được tang vật và người bị bắt ra trước công luận quốc tế, trong khi đó có những chuyên gia độc lập phương Tây tuyên bố là chiếc Boeing 777 này bị bắn rơi bởi tên lửa không đối không và pháo trên cường kích Su-25 – loại vũ khí mà quân ly khai không hề có.
Điều này có nghĩa là, chiến dịch tung tin của họ đã đưa ra những thông tin giả mạo nhằm đổ lỗi cho Nga và lực lượng dân quân Donetsk. Mỹ và EU đã cố tình hạ thấp uy tín Nga trên trường quốc tế, đưa ra hàng loạt biện pháp bao vây, cấm vận Nga nhằm ép buộc Nga phải nhún nhường nhưng đã nhận được sự đáp trả thích đáng.
Thế nên giờ đây, chẳng ai muốn nhắc đến những điều này, Mỹ-NATO và Ukraine đã đưa ra những con bài mới nhằm “đánh lạc hướng dư luận”, ví dụ như Moscow giấu vũ khí trong đoàn xe viện trợ nhân đạo, bắt được xe bọc thép của Nga ở đông nam Ukraine… và vụ MH17 trở nên im lặng một cách bất thường.
Người thân của những hành khách trên chuyến bay MH17 sẽ không bao giờ biết được thủ phạm trong thảm kịch này
Thời gian gần đây, các thông tin truyền thông về MH17 ngày càng ít đi, những tuyên bố và kết luận của Ủy ban điều tra cũng trở nên chung chung và chẳng gây được sự chú ý nào. Thời gian qua đi, rồi người ta sẽ nói không khẳng định được điều gì cụ thể và rất có thể MH17 sẽ lại trở thành “nghi án” giống như chuyến bay tội nghiệp MH370.
Điều này chỉ có thể giải thích được là, nhiều khả năng Mỹ và Ukraine chẳng có bằng chứng nào xác nhận cho giả thiết của họ. Hoặc tệ hơn là sự hiện diện những bằng chứng chứng minh Nga, lực lượng dân quân Donetsk vô tội và gây bất lợi đối với Ukraine và Mỹ. Thế là người ta không muốn công bố những bằng chứng này.
Điều này không phải không có cơ sở. Mỹ, EU và Ukraine luôn muốn hạ thấp uy tín Nga và gán những tội ác tày trời cho lực lượng dân quân Donetsk, nếu có dù chỉ là 1 chi tiết cực nhỏ có thể “vu vạ” được thì chắc chắn họ sẽ không bỏ qua. Vì vậy, có thể khẳng định là chỉ có những kết quả điều tra gây bất lợi mới khiến Mỹ, NATO và Ukraine trở nên “im hơi lặng tiếng”.
Ngày 17-7-2014, 298 hành khách trên chiếc Boeing 777 – chuyến bay MH17 từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, trong đó chủ yếu là người Hà Lan đã thiệt mạng một cách thảm khốc trên bầu trời Ukraine. Thực tế tình hình cho thấy, người thân của họ sẽ không được biết ai thực sự có lỗi trong thảm kịch này.
Theo baodatviet
Máy bay MH70 phải quay lại dù đã cất cánh 50 phút
Một máy bay của Hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) đã buộc phải trở lại sân bay xuất phát bởi các lý do an toàn.
Theo tờ Rakyat Post, chuyến bay MH70 của hãng đã cất cánh từ Kuala Lumpur lúc 10h50 (theo giờ địa phương) ngày 23/8. Tuy nhiên, nó buộc phải trở lại sân bay xuất phát 50 phút sau khi khởi hành. Sau đó, vào lúc 13h22 (theo giờ địa phương), hãng MAS đã quyết định chuyển toàn bộ hành khách sang một máy bay khác và tiếp tục khởi hành sang Nhật Bản vài giờ sau.
Một máy bay MAS hạ cánh ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur.
Trong khi đó, tờ Channel NewsAsia cho rằng, máy bay này buộc phải quay trở lại sân bay xuất phát vì lý do "an toàn và kỹ thuật", và cuộc điều tra đang được tiến hành.
Trước đó, MAS đã phải đối mặt với 2 thảm kịch hàng không. Cụ thể, máy bay MH370 xuất phát từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh mất tích vào ngày 8/3 và từ đó đến nay vẫn chưa tìm được tung tích. Vào ngày 17/7, máy bay số hiệu MH17, hành trình từ Amsterdam đến Kuala Lumpur đã bị bắn rơi ở miền đông Ukraine, làm thiệt mạng tất cả 298 người trên khoang.
Theo Kienthuc
Biên phòng Ukraine kiểm tra nghiêm ngặt 280 xe hàng cứu trợ Nga Các đại diện lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia và nhân viên hải quan Ukraine bắt đầu kiểm tra và làm thủ tục cho khối hàng viện trợ nhân đạo từ Nga, theo tin từ Tiếng nói nước Nga. Ảnh minh họa. Nguồn Flickr.com Thông tin này được đăng tải trên trang Facebook của Trung tâm báo chí thuộc Ban Tham...