Bảng chi tiêu 500 triệu/tháng của gia đình Hà Nội gây chú ý: Lãng phí hay biết hưởng thụ?
Bảng chi tiêu tháng nào cũng khoảng 500 triệu đồng cho gia đình nhỏ 5 người, sống ở một chung cư Hà Nội đã thu hút chú ý của dư luận.
Bảng chi tiêu 500 triệu/tháng gây chú ý
Chi tiêu của mỗi gia đình là chuyện “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Tùy theo điều kiện kinh tế và quan niệm của gia đình, đặc biệt là người tay hòm chìa khóa mà mỗi nhà sẽ có một mức chi tiêu khác nhau. Cùng sống ở thành phố, có nhà 20 – 30 triệu mới đủ, nhưng cũng có nhà hơn 10 triệu là vun vén được rồi.
Cá biệt như gia đình chị Võ Thu H. (36 tuổi) ở Hà Nội, mỗi tháng phải tiêu không dưới 500 triệu đồng. Chia sẻ với Dân Trí, chị H. cho rằng với khoản tiêu nửa tỷ đồng/tháng dành cho gia đình 5 người, nhà chị chi tiêu không cần phải nghĩ.
Chị H. và chồng là dân kinh doanh, sở hữu nhiều bất động sản. Anh chị có 3 con, các bé đều được cho học trường quốc tế. Ngoài ra, các con của chị H. còn học vẽ, học nhảy, học nghệ thuật, học bơi, học tiếng Anh… để được phát triển toàn diện. Tiền học của các bé khoảng 80 triệu/tháng.
Bảng chi tiêu mỗi tháng hết nửa tỷ đồng của nhà chị H. (Ảnh: T.T)
Chi phí cho thực phẩm nhà chị H. rơi vào khoảng 60 triệu đồng. Chị H. thường mua thực phẩm nhập khẩu về cho gia đình, từ hoa quả, thịt, cá cho đến những món ăn vặt, bánh kẹo của nước ngoài với giá thành cao. Chị H. cho biết mỗi lần đi siêu thị, chị tiêu vài ba triệu là thường.
Gia đình chị H. cũng thường đưa các con đi ăn hàng vài ba lần và mua sắm đồ chơi, sách vở. Tổng cộng số tiền chi ra không dưới 20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, do gia đình ở chung cư nên cũng tốn phí gửi xe, xăng… khoảng 5 – 6 triệu đồng.
Như vậy, riêng tiền ăn cho gia đình, tiền học của các con và một số chi phí cơ bản, mỗi tháng nhà chị H. tiêu khoảng 200 triệu đồng.
Video đang HOT
Chi phí còn lại là chị chi dùng cho việc tạo dựng, duy trì các mối quan hệ kinh doanh, ngoại giao. Chị H. tiết lộ, tuần nào chồng chị H. cũng đãi khách ăn uống khoảng 3 lần, mỗi bữa tiệc “bèo” cũng 5 – 10 triệu, còn có bữa chi phí lên tới cả trăm triệu.
Gia đình chị H. hay ăn nhà hàng, đãi tiệc khách khứa với chi phí từ hàng chục đến cả trăm triệu. (Ảnh: T.T)
Chi phí du lịch của gia đình trẻ cũng rất lớn, đi cả nước ngoài và trong nước. Sở thích đi du lịch được duy trì từ khi họ mới hẹn hò đến giờ. Chị H. kể trên Dân Trí: “Có thời điểm, chúng tôi đi du lịch 25 ngày trong một tháng. Nhiều khi đi chơi nhưng cũng tiện thể tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ngoài ra, chúng tôi cũng tranh thủ đưa các con đi trải nghiệm, thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng”.
Chị H. cũng mua sắm cho mình và gia đình đồ hiệu, thiết bị tiện ích, phụng dưỡng cha mẹ… Khoản chi này nhiều khi ngẫu hứng, không cố định nên không được kê vào trong bảng chi tiêu 500 triệu/tháng của gia đình.
“Quan điểm của chúng tôi là đằng sau những giờ phút làm việc vất vả, chúng tôi cần có sự hưởng thụ tương xứng. Bản thân tôi cũng muốn con cái mình có được cuộc sống và những trải nghiệm tốt nhất”, chị H. nói và khẳng định, con số trên phù hợp với thu nhập của gia đình mình.
Dân mạng tranh luận: Lãng phí hay biết hưởng thụ?
Trước bảng chi tiêu hàng tháng với số tiền ngang với gia tài của nhiều người, dư luận xôn xao bàn luận. Rất nhiều người đồng tình với chị H., cho rằng tiền kiếm ra cần phải được tiêu thì mới tạo động lực sống, thúc đẩy sáng tạo và năng lượng tích cực.
- “Câu trả lời cho thắc mắc tiền nhiều để làm gì là đây! Để cuộc sống hàng ngày dễ thở, nhẹ đầu, không phải tính toán kiểu sáng mai ăn gì, trưa nay ăn gì, có nên mua cái này cái kia không… Nếu có điều kiện như gia đình chị ấy, tôi cũng sẽ tiêu như vậy! Cuộc sống phải hưởng thụ chứ, giữ khư khư tiền mãi cũng chắng để làm gì” – Nam Tran.
- “Hãy để đồng tiền phục vụ mình chứ không nên làm nô lệ cho đồng tiền. Tiêu được thì sẽ kiếm được thôi. Thu nhập họ phải rất tốt họ mới có thể tiêu như vậy. Hãy mừng vì xã hội có thêm những người giàu từ bàn tay khối óc. Đó là động lực của xã hội, chứ làm nhiều tiền xong cất két sắt thì sao thúc đẩy tiêu dùng?” – Linh Chi.
Bên cạnh đó, cũng có người “chất vấn” chị H. một số khoản trong bảng chi tiêu, hoặc cảm thấy cách tiêu dùng như trên có phần lãng phí.
- “Một tháng tiêu của gia đình này bằng lương công chức mình 5 năm. Nghĩ mà buồn.”- Phùng Đình Dũng
- “Chủ yếu nặng khoản đi học của các cháu nhỏ. Khoản chi tiếp khách đối ngoại (cái này nhằm đem lại sự suôn sẻ trong làm ăn) nên tính là phần chi tiêu của doanh nghiệp do gia đình đang quản lý chứ đưa vào chi tiêu riêng nghe to tát quá!” – Tea Bee
- “Tiêu 50k/ngày thì khó chứ tiêu 500 triệu/tháng thì dễ ợt à. Tiền kiếm đâu ra để tiêu mới là vấn đề. Có lẽ gia đình chị nên có quỹ dự phòng rủi ro, tiết kiệm chút đỉnh thay vì tiêu hoang thế. Không phải lúc nào công việc kinh doanh và sức khỏe cũng suôn sẻ hết”. – Võ Ngọc Tú
Người đẹp nức tiếng Hà Thành và mối tình khiến dư luận ngưỡng mộ cách đây 60 năm
Dù được gia đình giàu có dạm ngõ và hứa cho khối tài sản khủng, nhưng cô gái xinh đẹp vẫn quyết từ chối để chờ một đám cưới với người mình yêu.
Những người sống lâu năm trên phố Hàng Cót, Hà Nội không ai là không biết đến chuyện tình của ông Trương văn Thảo (sinh năm 1926) và bà Bạch Tường Vy (sinh năm 1932).
Bà Vy thuở còn trẻ là người đẹp nức tiếng phố cổ. Không chỉ vậy, bà là con gái một nhà giàu có tại đây, từ năm lớp 3 đã được dạy nữ công gia chánh, dạy may mặc quần áo...
Dù là con nhà khá giả nhưng bà lại quyết định cưới một người chồng nghèo khó - ông Trương Văn Thảo. Cách đây hơn 60 năm, đám cưới của bà và người mình một lòng chờ đợi chỉ vỏn vẹn 4, 5 mâm cơm mời anh em, họ hàng. Mà chi phí cho ngày vui khi ấy cũng do toàn bộ gia đình bà Vy lo vì bố mẹ ông Thảo đều đã mất mà ông lại rất nghèo không có tiền.
Trước đó, ông bà quen biết nhau từ ngày bà Vy 14 tuổi, nhưng họ chỉ trò chuyện hồn nhiên như những đứa trẻ. Cho đến năm ông bị địch bắt về hậu phương, bà Vy đuổi theo ông và nhắn ông viết thư về thì tình cảm trong ông mới nảy nở.
Bà Vy và ông Thảo thuở còn trẻ.
Để đến được với nhau, cả hai ông bà đã trải qua nhiều khó khăn chứ chẳng hề bình lặng. Những năm kháng chiến, khi ông Thảo còn ở chiến trận, gia đình bà Vy đã muốn bà lấy con trai độc nhất của một gia đình khá giả. Gia đình đằng trai còn mang lễ vật đến dạm ngõ và hứa rằng 6 căn nhà trên phố cổ sẽ thuộc về bà nếu như bà đồng ý. Thế nhưng bà Vy vẫn nhất quyết từ chối không nhận lời đám cưới đó mà một lòng chờ ông Thảo.
"Thời xưa lễ dạm ngõ phải có hai buồng cau, một quả đựng chè. Tôi không đồng ý, họ vẫn để lễ lại. Tuy nhiên tôi vẫn nhất quyết từ chối đám cưới đó", bà Vy từng kể trên Vietnamnet.
7 năm sau, vào năm 1956, sau khi ông Thảo đi kháng chiến trở về cả hai mới làm đám cưới. Ông Thảo thú nhận về đám cười này như vợ cưới mình và lúc đó ông chẳng có tiền. Thời đó, ông là Bí thư quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với mức lương chỉ 18 đồng/tháng. Bố mẹ ông đều đã mất nên đám cưới chỉ làm 4, 5 mâm cơm để mời anh em, họ hàng. Thế nhưng gia đình bà Vy phải lo toàn bộ chi phí.
Nhận xét về người vợ đặc biệt của mình, ông Thảo hết lời khen bà Vy là người đủ công, dung, ngôn, hạnh. Ông phải lòng và yêu quý bà nhất cũng bởi vì bà hiền và rất ngoan. Sau nhiều năm bên nhau, ông vẫn nhắc bản thân mình vô cùng cảm động khi có một người con gái chung thủy, bao nhiêu người đến hỏi cưới cũng từ chối và chờ mình ông.
Cuộc sống hôn nhân của họ khiến con cháu không khỏi ngưỡng mộ.(Nguồn ảnh: Vietnamnet)
Cuộc hôn nhân hơn nửa thế kỷ của họ trôi qua khiến người đời không khỏi cảm phục vì nghĩa tình. Theo chồng nghèo từ đó đến nay, cuộc sống của vợ chồng bà Vy trải qua không ít khó khăn nhưng suốt những năm chung sống, họ bên nhau chưa hề cãi vã khi bà là người khéo léo và nhẫn nhịn.
Ông Thảo nhắc về người vợ tào khang: "Bà thấy tôi đi nhiều nhưng không bao giờ trách móc chồng. Khi tôi về đến nhà là vợ đã chuẩn bị cơm canh sẵn sàng. Thậm chí có hôm, tôi về khuya, bà vẫn nấu cốc chè chờ sẵn. Vì thế nếu mình có làm sai thì cũng tự suy nghĩ, tự thấy ân hận và lần sau tránh đi".
Sau này khi về già, và Vy vẫn giữ thói quen may vá, thậm chí quần áo mùa đông của chồng con cũng nhiều lần bà tự đan.
Bù đắp tình yêu không điều kiện của bà, ông Thảo cũng rất chiều chuộng vợ. Khi bà đau ốm, ông thường mua món bà thích là mỳ vằn thắn. Bất kể đêm tối ông cũng lái xe đi tìm mua chứ không hề nhờ con cháu. Khi nằm viện, chiều nào ông cũng vào thăm và mang theo một cặp lồng thức ăn và ngồi tỉ tê để tôi phải ăn hết.
Tiểu thư Hà Nội đi lạc trên phố Hàng Buồm, 46 năm sống cực khổ mới được đoàn tụ gia đình Trải qua hơn nửa đời người trong cuộc sống khó khăn, chị Cần mới được gặp bố mẹ, anh chị em ruột của mình. Cô bé 3 tuổi bị lạc ngay trước cửa nhà Ngày 18/12/1963, gia đình ông Triệu Đạt Quang và bà Nguyễn Kim Phương cùng các con diện quần áo đẹp, đứng trước cửa nhà ở phố Hàng Buồm để...