Bang Brazil đồng ý sản xuất vaccine Covid-19 của Nga
Một viện công nghệ Brazil cho biết họ dự kiến sản xuất vaccine Covid-19 của Nga trước nửa cuối năm 2021, sau khi bang Parana ký bản ghi nhớ với Moskva.
Viện Công nghệ Paraná, thường gọi là Tecpar, ký thỏa thuận hợp tác với Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF). RDIF ngày 12/8 ra tuyên bố từ Moskva rằng mục tiêu của họ là “tổ chức sản xuất vaccine Sputnik V và phân phối ở Brazil cùng các nước Mỹ Latinh khác”.
Kỹ thuật viên cầm vaccine do Nga phát triển tại Viện Gamaleya ngày 6/8. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Giám đốc Tecpar Jorge Callado ngày 12/8 cho biết tại cuộc họp báo ở Brasilla rằng họ đang chờ Nga gửi kết quả thử nghiệm vaccine giai đoạn một và hai. Họ hiểu rằng Nga vẫn đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn ba (thử nghiệm với hàng nghìn người để đảm bảo hiệu quả và an toàn).
Đại sứ Nga Sergey Akopov, phát biểu từ Brasilia tại lễ ký bản ghi nhớ trực truyến ngày 12/8, cho biết mục đích của việc hợp tác với bang Paraná là “hỗ trợ nhau trong việc phát triển, thử nghiệm và cuối cùng là sản xuất vaccine”. Đại sứ quán Nga cũng thảo luận với bang Bahia về một bản ghi nhớ tương tự.
Nga ngày 11/8 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine Covid-19 dù chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm ba. Vaccine được đặt tên là “Sputnik V”, theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới “Sputnik 1″ được Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957.
Các nhà khoa học phương Tây bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, nghi ngờ giới nghiên cứu nước này có thể đã “đốt cháy giai đoạn” dưới áp lực từ chính quyền. Tại Tây Âu và Mỹ, các nhà nghiên cứu thường thử nghiệm giai đoạn ba suốt nhiều tháng. Trong khi đó, Nga bác bỏ nghi ngờ là “vô căn cứ”.
Brazil là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 3,1 triệu ca nhiễm và hơn 104.000 người chết. Bà của đệ nhất phu nhân Brazil Michelle Bolsonaro đã tử vong vì virus. Trước đó, Tổng thống Jair Bolsonaro cũng nhiễm nCoV nhưng đã bình phục. Brazil đang thử nghiệm một số loại vaccine tiềm năng.
Nga - Philippines bàn về thử nghiệm vaccine
Các nhà khoa học Philippines gặp đại diện cơ sở phát triển vaccine Covid-19 của Nga hôm nay để thảo luận về tham gia thử nghiệm lâm sàng.
Thứ trưởng Y tế Rosario Vergeire hôm nay cho biết tại Manila rằng các chuyên gia Philippines gặp đại diện của Viện Gamaleya để thảo luận về thử nghiệm và yêu cầu được nhận "hồ sơ hoàn chỉnh" về vaccine.
"Chúng tôi sẽ xem liệu các cáo buộc có đúng sự thật hay không", Vergeire nói, đề cập đến lo ngại rằng Nga đã cấp phép vaccine quá vội vàng.
Vaccine do Viện Gamaleya phát triển. Ảnh: AFP.
"Đó là lý do chúng tôi thảo luận với họ để tìm hiểu về loại vaccine này", Vergeire cho biết và nhấn mạnh cần có sự chấp thuận của cơ quan quản lý Philippines để tiến hành thử nghiệm ở nước này.
Nga ngày 11/8 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine Covid-19 dù chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm ba với sự tham gia của hàng nghìn người. Vaccine được đặt tên là "Sputnik V", theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới "Sputnik 1" được Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957.
Các nhà khoa học phương Tây bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, nghi ngờ giới nghiên cứu nước này có thể đã "đốt cháy giai đoạn" dưới áp lực từ chính quyền. Tổng thống Putin xem mục tiêu tìm ra vaccine Covid-19 là ưu tiên hàng đầu, trong bối cảnh Nga là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với gần 903.000 ca nhiễm và hơn 15.000 ca tử vong. Tại Tây Âu và Mỹ, các nhà nghiên cứu thường thử nghiệm giai đoạn ba suốt nhiều tháng.
Trong khi đó, Nga bác bỏ nghi ngờ là "vô căn cứ". Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua tuyên bố ông tình nguyện tiêm vaccine do Nga sản xuất để thể hiện sự tin tưởng và biết ơn. Ông nói thêm rằng Manila có thể hỗ trợ Moskva sản xuất vaccine. Philippines là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á với gần 144.000 ca nhiễm, trong đó hơn 2.400 ca tử vong. Tháng trước, Tổng thống Duterte cho hay ông đã đề nghị
Mỹ, Đức lo ngại về vaccine Covid-19 của Nga Giới chức y tế Mỹ và Đức hoài nghi về độ an toàn của vaccine Covid-19 mà Nga vừa công bố do thiếu dữ liệu và chưa hoàn thành thử nghiệm. "Vấn đề không phải là quốc gia nào có vaccine đầu tiên. Vấn đề là phải có một loại vaccine an toàn và hiệu quả cho người dân Mỹ và người dân...