Bán xe bọc thép 2 tỷ giá đồng nát, “thợ vườn” làm máy phát điện triệu USD
Theo ông Chính, máy phát điện bằng năng lượng sóng biển do ông chế tạo “vượt trội so với thế giới”.
Ông Nguyễn Đình Chính bên chiếc xe bọc thép hoàn thành tháng 10/2016
Hơn nửa năm, sau khi ngậm ngùi tháo dỡ chiếc xe bọc thép 2 tỷ đồng bán đồng nát với giá 100 triệu, ông Nguyễn Đình Chính (58 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) lại bắt tay vào sáng chế mới, đó là máy phát điện bằng năng lượng sóng biển.
Theo ông Chính, nước ta có đường bờ biển dài, tận dụng được nguồn năng lượng sóng biển sẽ rẻ hơn rất nhiều so với năng lượng gió và mặt trời.
“Tôi đã có ý tưởng này từ lâu nhưng gần đây mới nghiên cứu kỹ và đưa ra bản vẽ chi tiết. Đây sẽ là chiếc máy phát điện vượt trội so với thế giới cùng lĩnh vực về giá thành và hiệu suất khai thác, khả năng dự trữ năng lượng khi không có sóng”, ông Chính nói.
Ông Chính cho biết, ông đã trình bày thiết kế với các chuyên gia đầu ngành của ĐH Bách khoa Hà Nội. Các chuyên gia đều công nhận thiết kế của ông chính xác về nguyên lý hoạt động. Các thông số kỹ thuật đã được ông tính toán đầy đủ.
Bản vẽ sáng chế mới của ông Chính, máy phát điện bằng năng lượng sóng biển
Ông Chính giải thích sự kết hợp giữa cơ khí và thủy lực sẽ tạo ra sức mạnh mềm ổn định momen lớn như ý muốn, tránh tình trạng xung đột lực khi dùng hoàn toàn bằng cơ khí. Với sức mạnh hàng trăm tấn của các con sóng không có thanh răng bánh răng nào chịu nổi.
Video đang HOT
“Khó khăn lớn nhất của tôi là kinh phí đầu tư. Tôi đã dành quá nhiều tiền cho chiếc xe bọc thép nên không còn tiền để thử nghiệm thiết kế này. Tôi đã gõ cửa cơ quan nhà nước, các công ty lớn để trình bày, khẳng định 100% có thể thành công nhưng đều không nhận được hồi âm.
Tôi rất buồn vì mọi người mang nặng tư tưởng hoài nghi chủ nghĩa và tự ti dân tộc. Tôi tiếc là không có cơ hội chứng minh, tôi sáng chế của mình đang bị lãng phí”, ông Chính chia sẻ
Người thợ cơ khí cho biết, kinh phí để thử nghiệm thực tế tại biển cần khoảng 3 tỷ đồng. Ông đang tìm kiếm, kêu gọi đầu tư đồng thời ông cũng đang làm các việc khác để có thu nhập nuôi đam mê.
Theo ông Chính, nếu máy phát điện năng lượng sóng biển của ông được áp dụng vào thực thế, chi phí đầu tư sẽ dưới 1 triệu USD cho 1 MW. Giá thành này sẽ rẻ hơn nhiều so với đầu tư làm điện gió, điện mặt trời, thu hồi vốn nhanh.
Ông Nguyễn Đình Chính, SN 1959, Hoàng Mai, Hà Nội ông là một thợ cơ khí, không có bằng cấp. Ông từng nổi tiếng với việc chế tạo xe bọc thép vào năm 2016, trị giá khoảng hơn 2 tỷ đồng. Xe nặng 13 tấn, dài 6,8 m, rộng 3 m và cao 2,6 m, có thể chạy ngang dốc nghiêng 45 độ, nâng hạ gầm từ 0,3 m đến 1,2 m và vượt chướng ngại vật cao 1,5 m. Tháng 1/2017, ông Chính đã tháo dỡ chiếc xe bọc thép để bán sắt vụn với giá 100 triệu đồng vì hết tiền đầu tư hoàn thiện.
Theo Danviet
Sầm Sơn (Thanh Hóa): Căng thẳng vụ tàu 67, Phó Chủ tịch bỏ họp
Chiều 5.7 tại trụ sở UBND thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa diễn ra cuộc đối thoại giữa các cơ quan chức năng, các công ty đóng tàu và ngư dân có tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67, để tìm giải pháp khắc phục những sự cố mà tàu 67 của ngư dân bị hỏng hóc liên tục thời gian qua.
Sau khi nhận tàu về, ra khơi chuyến đầu tiên, thì máy phát điện trên tàu của ông Muộn đã bị hỏng, phải quay vào bờ sửa chữa. Ảnh: Hồng Đức.
Cấm cửa báo chí
Tuy nhiên, khi đại diện của các cơ quan chức năng và ngư dân cùng với đại diện của phía công ty đóng tàu, là Công ty Cổ phần Đại Dương (tỉnh Thái Bình) vào họp, thì lãnh đạo TP.Sầm Sơn yêu cầu các phóng viên, nhà báo của nhiều cơ quan báo chí không được tham gia cuộc họp này.
Hàng chục phóng viên đã phải đứng chờ ở ngoài hành lang phòng họp. Trong khi đó, nhiều phóng viên đã gọi điện "cầu cứu" lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, đề nghị can thiệp với lãnh đạo TP.Sầm Sơn, tạo điều kiện cho báo chí được tham gia cuộc đối thoại này, nhưng mọi việc đều ...bất thành.
Cuộc họp được diễn ra khoảng chừng 10 phút, thì các thành viên trong đoàn đại diện cơ quan chức năng, ngư dân và phía Công ty đóng tàu lục đục rời phòng họp từ tầng 3 xuống tầng 2 để họp, mặc cho hàng chục phóng viên đứng chờ ở ngoài hành lang.
Hàng chục phóng viên của các báo kiên nhẫn chờ đợi, cuối cùng cũng được ông Phó Chủ tịch UBND TP.Sầm Sơn Phạm Văn Tuấn cho phép quay trở lại phòng họp ở tầng 3 để dự buổi đối thoại giữa Công ty đóng tàu và chủ tàu Nguyễn Duy Muộn.
Tại đây, ông Tuấn chỉ thông báo cho báo chí biết là UBND TP.Sầm Sơn mời đại diện Công ty Cổ phần Đại Dương (có địa chỉ tải xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) và ông Nguyễn Duy Muộn (SN 1953), ở khu phố Tiến Lợi, phường Quảng Cư (Tp. Sầm Sơn, Thanh Hóa), là chủ tàu cá 01 Muộn Chương, số đăng ký: TH 93968 TS, đã phải làm đơn gửi các cơ quan chức năng về việc: Tàu của ông liên tục bị hư hỏng do liên quan đến máy móc và kỹ thuật.
"Sau khi có ý kiến của của ông Nguyễn Duy Muộn phản ánh chiếc tàu vỏ thép được đóng mới theo Nghị định 67, với tổng kinh phí gần 18 tỷ đồng, nhưng cứ ra khơi lần nào là hỏng hóc lần đó. UBND TP Sầm Sơn đã mời đại diện Công ty đóng tàu và chủ tàu phối hợp với các cơ quan chức năng để đối thoại, tìm biện pháp khắc phục, sửa chữa tàu. Phía công ty cũng đã hứa sẽ hỗ trợ cho ông Muộn việc sửa chữa, khắc phục sự cố. Về phần điện và hệ thống chấn lưu điện tử trên tàu, hai bên chưa thống nhất được việc sửa chữa, khắc phục. Các bên liên đều thống nhất sẽ gửi hồ sơ về UBND TP. Sầm Sơn sau ngày 10.7, để tìm hướng giải quyết"- thông báo xong, ông Tuấn rời phòng họp.
Phóng viên báo chí phải đứng ngoài hành lang vì lãnh đạo TP Sầm Sơn không cho vào dự đối thoại.
Công ty đóng tàu đổ hết lỗi cho ngư dân
Trong cuộc đối thoại Công ty Đại Dương và ông Nguyễn Duy Muộn, có sự chứng kiến, ghi nhận của báo chí diễn ra khá căng thẳng.
Ông Muộn khẳng định: "Những gì tôi phản ánh với báo chí về chiếc tàu của mình thường xuyên bị hỏng hóc là đúng sự thật. Tôi cũng không có đưa tiền cho ai để nhờ họ viết bài, các nhà báo nghe tin tàu tôi bị hư hỏng, họ đến tìm hiểu và chia sẻ với tôi. Như tôi đã khẳng định, chiếc tàu của tôi do Công ty Đại Dương đóng, có nhiều chi tiết không đúng với thiết kế. Tôi lấy ví dụ: Hệ thống điện trên tàu không đúng kỹ thuật; Hệ thống sào tàu không đúng loại thép theo thiết kế; Hệ thống tời của tàu cũng bị hỏng; tàu mới đưa vào sử dụng một năm, 9 lần ra khơi đều hỏng cả 9 lần; hỏng máy phát điện, vỡ pít-tông tời, hỏng hệ thủy lực; cháy bóng đèn trên tàu, cháy ba- lát (chấn lưu điện tử), cọc sào tàu bị gãy.... Tôi đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra. Ai đúng, ai sai thì nhờ pháp luật phân xử".
Ông Đỗ Quang Dương - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Dương lại cho rằng: Công ty rất nhiệt tình trong việc phối hợp với chủ tàu để sửa chữa, khắc phục những chi tiết bị hỏng hóc. Chúng tôi luôn có trách nhiệm với chiếc tàu của ông Muộn. Chúng tôi cũng đã cử cán bộ công ty vào 6 lần để hỗ trợ ông Muộn chữa tàu. Trong khi đó, trong thời gian bảo hành, thì ông Muộn không có ý kiến gì. Đến khi hết thời hạn bảo hành, ông Muốn mới báo là bị hỏng và yêu cầu Công ty phải có trách nhiệm. Công ty chúng tôi đã chi hết 366 triệu đồng để bảo hành chiếc tàu của ông Muộn".
Khi được báo chí hỏi về trách nhiệm của Công ty như thế nào khi đóng mới một chiếc tàu vỏ thép với giá gần 18 tỷ đồng, mà mới hoạt động được một năm với 9 lần đi biển, thì đều hỏng cả 9 lần?. Trả lời câu hỏi này, ông Dương, nói: "Chúng tôi vẫn có trách nhiệm với chiếc tàu của ông Muộn. Tuy nhiên, hiện nay một số thông tin trên báo, đài đưa tin là tàu ông Muộn đi biển 9 lần, thì cả 9 lần đều xảy ra sự cố. Như vậy, dẫn đến hiểu lầm là chưa có lần nào tàu khai thác không có lãi...Nghề chính của ông Muộn trước đây là nghề thợ lặn, do bỡ ngỡ mới vào nghề chụp mực, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, vận hành và khai thác tàu cá lưới chụp vỏ thép công suất trên 800 CV, có thể dẫn đến việc khai thác thiếu hiệu quả và có thể làm hỏng máy móc, thiết bị bị hư hỏng?!".
Ông Nguyễn Duy Muộn khẳng định, tàu của ông bị hỏng hóc như ông trình bày là đúng sự thật. Ảnh: Hồng Đức
Phó Chủ tịch TP. Sầm Sơn chủ trì bỏ họp
Ông Lường Văn Hoàng - Phó Chủ tịch UBND phường Quảng Cư cho biết: "Một chiếc tàu đóng mới với tổng kinh phí lên tới gần 18 tỷ đồng, mà liên tục bị hỏng hóc, thì rõ ràng nó "có vấn đề" về chất lượng. Tôi thấy, ở đây có phần trách nhiệm của công ty đóng tàu cần hỗ trợ ngư dân khi phát hiện có vấn đề không ổn như: Thiết kế, vấn đề đăng kiểm, kiểm định từ khi thiết kế đến lúc vận hành đã đúng chưa? Là công ty có kinh nghiệm trong việc đóng tàu biển, thì khi phát hiện ra những vấn đề đó, lẽ ra công ty nên tư vấn cho ngư dân. Đối với hệ thống điện ở chiếc tàu của ông Muộn, rõ ràng không thể an toàn. Là tàu vỏ thép, mà công ty lắp ráp hệ thông điện như vậy là có vấn đề. Tôi đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý và làm rõ ai là người phải chịu trách nhiệm. Nguyện vọng của chính quyền địa phương và cả ngư dân là mong muốn có một chiếc tàu hoàn hảo, để ra khơi"- ông Hoàng nói.
Sau khi nghe đại diện chính quyền phường Quảng Cư đề nghị, nhà báo đặt nhiều câu hỏi, ông Lê Văn Khoa - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại Dương đề nghị dừng cuộc đối thoại vì Phó Chủ tịch UBND TP.Sầm Sơn rời phòng họp, không có ai chủ trì.
Ông Lê Văn Khoa - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Dương xin dừng cuộc đối thoại vì không có ai chủ trì. Ảnh: Hồng Đức
9 lần ra khơi hỏng cả 9 "Hệ thống điện trên tàu không đúng kỹ thuật; Hệ thống sào tàu không đúng loại thép theo thiết kế; Hệ thống tời của tàu cũng bị hỏng; tàu mới đưa vào sử dụng một năm, 9 lần ra khơi đều hỏng cả 9 lần; hỏng máy phát điện, vỡ pít-tông tời, hỏng hệ thủy lực; cháy bóng đèn trên tàu, cháy ba- lát (chấn lưu điện tử), cọc sào tàu bị gãy.... Tôi đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra. Ai đúng, ai sai thì nhờ pháp luật phân xử" - Ngư dân Nguyễn Duy Muộn.
Theo Danviet
Tháo dỡ xe bọc thép 2 tỷ ở HN bán đồng nát... hơn 100 triệu Đầu tư 2 tỷ đồng tự chế xe bọc thép, một người đàn ông ở Hà Nội cuối cùng phải tháo dỡ xe bán đồng nát được hơn 100 triệu đồng. Chủ nhân chiếc xe bọc thép tự chế ở Hà Nội vừa tháo dỡ các bộ phận của xe để bán sắt vụn trả nợ. "Tôi đã dành toàn bộ thời gian...