Bàn về văn hóa giao thông
Văn hóa giao thông (VHGT) được Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia triển khai thực hiện từ năm 2010. Đây là dự án quan trọng, mang tính nhân văn, nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về GT, ATGT, trách nhiệm của mọi người khi tham gia GT.
Dự án còn có nghĩa sâu sắc trong việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa người với người trong ứng xử nói chung và khi tham gia GT nói riêng.
2 nội dung cơ bản của dự án là tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATGT và giao tiếp ứng xử giữa người với người khi tham gia GT. 2 nội dung trên có mối quan hệ mật thiết giữa nhận thức và hành vi (có nhận thức đúng sẽ có hành vi đúng và ngược lại).
Hơn 3 năm qua, dự án đã đi vào cuộc sống, được đông đảo quần chúng hưởng ứng tích cực, bước đầu đã góp phần làm giảm tai nạn (TN) GT; đặc biệt là nhận thức về ANGT trong toàn xã hội được nâng lên, góp phần kiềm chế TNGT, từng bước lập lại trật tự ATGT… Song, muốn xây dựng môi trường GT thật sự an toàn có văn hóa, chúng ta còn phải nghiên cứu đề ra nhiều giải pháp hữu hiệu, phải biết kết hợp giữa giáo dục và đấu tranh; trong đó giáo dục là cơ bản.
Video đang HOT
Trong 2 nội dung nêu trên, nội dung nào cũng quan trọng, cần phải tiến hành song song và đồng thời, nhưng theo tôi nội dung tuyên truyền giáo dục và thái độ ứng xử giữa người với người khi tham gia GT là cơ bản, là vấn đề văn hóa vốn có của dân tộc ta từ trước đến nay.
Tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATGT là việc đương nhiên phải làm. Người được phép điều khiển phương tiện GT phải nắm vững Luật GT, có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về Luật GT khi tham gia GT, nhằm đảm bảo ATGT cho bản thân mình và cho người khác.
Trong thực tế có những người không phải không hiểu biết, nhưng do tính ích kỷ và không tôn trọng người khác nên cố tình vi phạm GT, như: Vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, chở ba, lạng lách, đánh võng… chắc chắn sớm muộn cũng sẽ xảy ra TNGT và thực tế có nhiều trường hợp đã xảy ra, thậm chí rất thảm khốc.
Hiện nay có một vấn đề rất đáng lo ngại, đó là một bộ phận không nhỏ thanh- thiếu niên khi tham gia GT thì bất chấp luật lệ, khi va chạm dù nặng hay nhẹ, không cần biết đúng- sai, sẵn sàng “văng” ra lời lẽ thô tục, hăm dọa, đánh đập người khác; có những trường hợp bị đâm, chém và bị sát hại vô cớ.
Tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATGT cần tổ chức thường xuyên
với nhiều hình thức. Ảnh: L.N.G
Các vụ TNGT xảy ra phần lớn là do thiếu ý thức GT, thiếu tự giác chấp hành luật lệ, thiếu sự tôn trọng và nhường nhịn lẫn nhau trong quá trình tham gia GT. Vì vậy, vấn đề giáo dục ý thức, giáo dục hành vi, thái độ ứng xử, giao tiếp giữa người với người trong xã hội là hết sức quan trọng, nó trở thành nét đẹp văn hóa đời sống nói chung và VHGT nói riêng…
VHGT là lĩnh vực cụ thể, là sự ứng xử giữa người với người trong quá trình tham gia GT. Muốn có VHGT thì trước hết con người phải có văn hóa. Văn hóa ở đây được hiểu là lối sống, cách cư xử. Dân gian có câu: “Lời nói không mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hoặc “Một câu nhịn chín câu lành”… Người có văn hóa là người luôn biểu hiện sự vui vẻ, hòa nhã với những lời hay ý đẹp, thân thiện trong ứng xử, thể hiện văn minh trong giao tiếp.
Quá trình tham gia GT, việc va chạm hoặc xảy ra TN là điều không tránh khỏi dù bất kỳ quốc gia nào. Điều đáng quan tâm là làm thế nào để hạn chế thấp nhất rủi ro, và khi xảy ra thì cách ứng xử giữa người với người phải thể hiện có văn hóa.
Đáng tiếc trong thực tế, có những trường hợp “cọ quẹt” không đáng kể, chỉ cần cái bắt tay, một lời xin lỗi hoặc thương lượng trên tinh thần nhường nhịn, cảm thông; nhưng vì thiếu văn hóa trở thành cuộc đôi co, tranh cãi, ai cũng giành phần phải về mình, rồi “văng” ra lời lẽ thô tục dẫn đến ẩu đả, thậm chí chém giết nhau… buộc lòng pháp luật phải ra tay. Rốt cuộc, 2 bên đều thiệt thòi, lúc đó dù cho hối hận cũng quá muộn.
Để nâng cao tính khả thi và hiệu quả của đề án về VHGT, theo tôi cần tập trung vào một số vấn đề sau: Trước hết cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục về nhân cách sống, nhất là đối tượng thanh- thiếu niên; cần quan tâm hơn đến môi trường giáo dục (nhà trường – gia đình và xã hội, trong đó gia đình là trung tâm); người tham gia GT trước hết phải có ý thức chấp hành pháp luật; cần mở rộng phạm vi xử phạt: Chẳng những xử phạt về hành vi vi phạm Luật GT, mà phải xử phạt những hành vi thiếu văn hóa khi tham gia GT (ở trần, mặc quần đùi, có hành vi kém văn hóa khi va chạm…); được nhắc nhở hoặc bị xử phạt nhưng vẫn tái phạm nhiều lần…
Theo 24h
Xe máy tông xe bus, hai người nguy kịch
Khoảng 19 ngày 21.11, tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, HN) đã xảy ra vụ tai nạn khá nghiêm trọng.
Hiện trường vụ tai nạn.
Do thiếu quan sát, thanh niên điều khiển xe máy BKS 33-L2 - 9242 di chuyển từ Hà Đông đến ngã tư nói trên thì tông vào cửa sau xe bus tuyến 22 BKS 30T-5213 (thuộc Transerco). Cú húc mạnh khiến người này văng ra, đập vào một phụ nữ điều khiển xe máy 36-U6 -5599 đi cùng chiều khiến cả hai cùng ngã, đều bị thương nặng và được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Theo laodong
Ra mắt câu lạc bộ phòng chống tội phạm Sáng 1-11, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ (CLB) phòng chống tội phạm, giữ gìn ANTT. Với 22 thành viên có điều kiện, sức khỏe và nhiệt tình tham gia công tác đường phố, lực lượng này có nhiệm vụ nắm tình hình liên quan đến ANTT phát hiện các vụ việc, đối...