Bàn về vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông
Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông chính là chủ đề được bàn thảo sôi nổi trong buổi điều trần tại Hạ viện Mỹ hôm 23/7.
Trong buổi điều trần về “Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông” tại Hạ viện, theo VOA, các chuyên gia nghiên cứu về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của Biển Đông, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về chính sách của Mỹ đối với khu vực này.
Tiến sĩ Patrick Cronin, – cố vấn cao cấp, giám đốc Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới – nói: “Mỹ cần phải đào sâu và mở rộng quan hệ ngoại giao và hỗ trợ thực tế cho ASEAN. Chúng ta cần phải tăng cường quan hệ với ASEAN trên bốn cấp độ, không phải một mà là bốn cấp độ: với toàn bộ ASEAN; với các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền (ở Biển Đông); với từng nước ASEAN và với các đối tác đồng minh của chúng ta ở trong và ngoài ASEAN bao gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc”.
Tiến sĩ Cronin cho rằng Mỹ cần phải bảo đảm đặt vấn đề Biển Đông lên hàng đầu trong quan hệ ngoại giao khu vực.
Buổi điều trần tại Hạ viện diễn ra chỉ hai ngày sau khi Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel khẳng định trong bài phát biểu ở Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược (CSIS) rằng “Mỹ không mập mờ khi đề cập đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế”.
Video đang HOT
Tiến sĩ Patrick Cronin: “Mỹ cần phải đào sâu và mở rộng quan hệ ngoại giao và hỗ trợ thực tế cho ASEAN”.
Tiến sĩ Andrew Erickson, giáo sư của Viện Nghiên cứu Biển Trung Quốc thuộc Học viện Hải quân Mỹ, cho rằng Washington cần phải ngăn chặn ý định sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông của Trung Quốc. Ông nói: “Tôi tin rằng Mỹ và Trung Quốc có thể và sẽ tránh để xảy ra chiến tranh. Thay vào đó là duy trì hòa bình và ngăn chặn xung đột. Cụ thể, chúng ta phải ngăn chặn Bắc Kinh giải quyết vấn đề biển đảo và tranh chấp chủ quyền lãnh hải bằng vũ lực hay ngay cả đe dọa sử dụng vũ lực”.
Tiến sĩ Erickson nói bằng cách kết hợp việc triển khai hệ thống vũ khí cùng với chiến lược, Mỹ có thể ngăn cản ý định của các lãnh đạo Trung Quốc thực hiện mưu đồ của họ trên Biển Đông.
Trong khi đó, Tiến sĩ Michael Swaine, thuộc Quỹ Carnegie về Hòa bình Quốc tế, cho rằng Mỹ nên đóng vai trò “phía sau hậu trường”. Ông Swaine cũng cảnh báo về tính “nhạy cảm” trong vấn đề Biển Đông.
Động thái thiết thực mà Mỹ nên làm ngay lúc này, theo Tiến sĩ Swaine, là đưa vấn đề Biển Đông lên bàn nghị sự của cuộc hội kiến sắp tới giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Tôi cho rằng ông Obama nên ngồi với ông Tập Cận Bình… và nói chuyện một cách nghiêm túc về vấn đề này. Nói về những gì mà phía Mỹ lo ngại, nói về những gì mà Mỹ xem là không thể chấp nhận, nói về phương cách mà hai bên có thể làm để bảo đảm là những điều đó không xảy ra nữa. Và Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm của họ”.
Với hoạt động bồi đắp xây dựng “đảo nhân tạo” của Trung Quốc ở Biển Đông trong vòng 18 tháng qua, nhiều chuyên gia cho rằng Mỹ nên hỗ trợ cho các đối tác và đồng minh trong khu vực thông qua kinh tế và quân sự, nhưng cũng có người lại cho rằng các nước ASEAN phải tự giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Theo Kiến Thức
Nhật xua đuổi tàu khảo sát Đài Loan ở Biển Hoa Đông
Sáng 22/7, máy bay và tàu tuần tra của Nhật Bản đã cảnh cáo và xua đuổi một tàu khảo sát biển Đài Loan đang hoạt động gần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo hãng thông tấn Kyodo, vào khoảng 5 giờ 55 phút (giờ Trung Quốc) ngày 22/7, máy bay tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản đã phát hiện tàu khảo sát biển "Ocean Research 2" của Đài Loan đang tác nghiệp tại khu vực biển cách tây nam đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 60 hải lý. Chiếc tàu khảo sát này kéo một vật thể như dây cáp để thực hiện các hoạt động khảo sát.
Tàu khảo sát biển Ocean Research của Đài Loan.
Đơn vị Cảnh sát biển số 11 của Nhật Bản tại Naha cho rằng tàu khảo sát Đài Loan đã vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản. Ngay lập tức sau đó, máy bay và tàu tuần tra Nhật Bản đã tiến hành xua đuổi tàu khảo sát Đài Loan ra khỏi EEZ và cảnh báo rằng "không được tự tiện triển khai các hoạt động khảo sát tại vùng biển này".
Phía tàu Đài Loan cũng đáp lại rằng "Đài Loan đang hoạt động trong vùng EEZ của Đài Loan". Nhưng rồi sau đó cũng ra khỏi khu vực do bị tàu Nhật Bản xua đuổi.
Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vùng biển lân cận. Đài Loan gọi Senkaku/Điếu Ngư là "Điếu Ngư Đài".
Trịnh Hải Nam
Theo_Kiến Thức
Quân đội Trung Quốc sắp tập trận lớn ở Biển Đông Quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận dài 10 ngày ở Biển Đông nhằm tăng cường năng lực tác chiến của lực lượng này. Quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận dài 10 ngày ở Biển Đông nhằm tăng cường năng lực tác chiến của lực lượng này. Trang chủ Cục An toàn hàng hải Trung Quốc...