Bàn về tiền bạc trước khi kết hôn
Chẳng có gì kém lãng mạn hơn khi bàn về chuyện tiền bạc.
Về phương diện nào đó thì tiền thậm chí còn là vấn đề cấm kỵ hơn cả chuyện tình dục. Có thể bạn dám kể với bạn gái về cuộc hẹn nóng bỏng những có lẽ lại không dám tiết lộ với bất kì ai về đồng lương chính xác của mình.
Đó là lý do vì sao nhiều cặp đôi không bao giờ chịu ngồi lại và trò chuyện về vấn đề tiền nong trước khi kết hôn. Một số đôi không bao giờ bàn đến tiền cho đến khi họ đã đính hôn với nhau nhiều cặp khác lại đặt ra những mục tiêu “trên trời” về tương lai của họ nhưng lại bỏ qua chi tiết quan trọng này.
Tuy nhiên, thất bại trong việc bàn chuyện tiền bạc có thể dẫn đến những khúc mắc lớn trong mối quan hệ. Nó có thể gây ra nhiều vấn đề về tài chính, nếu đối phương không đồng tình về cách chi tiêu hay không chia sẻ mọi thứ thì đều có thể tác động xấu đến viễn cảnh tài chính của gia đình. Thậm chí, nó có thể gây ra các cuộc đấu khẩu, vì căng thẳng trong tài chính và giao tiếp sẽ khiến cả hai dễ bức xúc.
Để có một cuộc sống hạnh phúc, lành mạnh bên nhau, điều tất yếu là hai bạn nên nói chuyện cởi mở về nguồn tài chính của nhau. Đây là ý tưởng tuyệt vời ngay cả nếu cả hai không dùng chung một tài khoản ngân hàng. Các bạn vẫn phụ thuộc vào nhau về mặt tài chính và nên đưa ra quyết định về nguồn tiền chung.
Tiên bạc luôn là vân đê cân cân nhắc (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Chung một túi tiền
Trước khi kết hôn, hay có ý định chuyển đến sống chung, bạn nên có một cuộc nói chuyện thắng thắn với đối phương về vấn đề tiền bạc. Đây là lúc để ngồi lại: kể cho nhau về các khoản thu nhập, chi phí hàng ngày, hay thậm chí cả những món nợ của cả hai.
Đây cũng là lúc nên chia sẻ, tìm kiếm mục tiêu tài chính dài hạn cho hai bạn. Có thể bạn nên bàn đến những kế hoạch trong cuộc sống như: mua nhà, sinh con, đi du lịch. Các bạn sẽ lên kế hoạch làm việc như thế nào để đạt được những mục tiêu ấy.
Một khi đã nắm rõ tài chính của cả hai và xác định được mục tiêu trong tương lai, các bạn sẽ sẵn sàng lập ra kế hoạch chi tiêu chung. Trong đó bao gồm cả những khoản tiết kiệm để phục vụ mục tiêu lớn cũng như chi phí cho cuộc sống hiện tại của cả hai. Đây không phải là chuyện lãng mạn, nhưng nếu đi đúng hướng ngay từ đầu nó sẽ giúp gia đình bạn vượt qua hai chữ “căng thẳng” và “đau khổ” trong tương lai.
Tiếp tục duy trì
Sẽ thật tuyệt nếu tất cả những điều mà cả hai cần chỉ dừng lại ở một cuộc đối thoại suôn sẻ về tiền bạc. Nhưng không phải vậy, những thói quen tốt cần phải luyện tập thường xuyên. Để làm được điều này, bạn nên sắp xếp thời gian đều đặn để nói chuyện với bạn đời về tài chính.
Bàn bạc thường xuyên để phục vụ hai mục đích: thứ nhất là đảm bảo cho bạn có thời gian giải quyết bất kì vấn đề tài chính nào nảy sinh, và hai là nó giúp cả hai tránh được cái nhìn phiến diện về nhau nhờ có những cuộc đối thoại chặt chẽ về tiền bạc. Thay vì tranh cãi vặt trong bữa ăn, bạn có thể bàn về giải pháp tài chính sau này.
Tất nhiên cũng phải tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng để bạn sắp xếp thời gian bàn chuyện tài chính cho hợp lý.
Bạn và chàng có thông nhât được trong từng viêc mua sắm? (Ảnh minh họa)
Khi bạn nói về vấn đề này, điều quan trọng là phải có kết cấu rõ ràng. Nếu không, đối phương rất dễ có cảm giác choáng ngợp và sẽ không hiệu quả. Để tận dụng tối đa thời gian của bạn, nên thiết lập trước kế hoạch. Kế hoạch cụ thể sẽ thay đổi từ lần này sang lần khác, tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số chủ đề hay dưới đây:
- Đánh giá mục tiêu tài chính dài hạn của bạn. Kiểm tra xem bằng cách nào bạn sẽ tiết kiệm được cho những công việc lớn, và phải đảm bảo những kế hoạch đặt ra vẫn phản ánh đúng giá trị và khao khát của mình.
- So sánh kế hoạch chi tiêu với chi tiêu thực tế. Hãy xem bạn sẽ thực hiện như thế nào trong mỗi hạng mục, và chỉ ra những chỗ nào có thể cắt giảm và chỗ nào cần đầu tư thêm.
- Bàn về những chi phí có thể phát sinh và lập ra kế hoạch dòng tiền cho hàng tuần hoặc hàng tháng.
Giao tiếp tốt với bạn đời về tài chính chính là chìa khóa cho mối quan hệ bền vững. Làm theo những bước đơn giản này sẽ giúp cả hai có tình cảm sâu sắc hơn, mặt khác còn giữ cho con thuyền tài chính của hai bạn thuộn buồm xuôi gió.
Theo Eva
Không muốn làm dâu
Vợ chồng mình lại cãi nhau, lại xoay quanh cái chuyện sống chung, sống riêng với bố mẹ. Trong cơn nóng giận, em vùng vằng xếp đồ rồi dắt con về bên ngoại. Tối hậu thư mà em để lại cho anh đó là: Nếu trong một tuần, anh không thu xếp được thì vợ chồng mình đường ai nấy đi.
Cũng may là bố mẹ đang về quê giỗ cụ, nếu không thì anh không biết bố mẹ sẽ phản ứng với việc này như thế nào?
Em và con đi rồi, cửa nhà trống vắng. Đó cũng là lúc anh có thời gian để bình tĩnh và suy nghĩ kỹ về những điều em nói.
Anh biết, em không thích sống chung với bố mẹ chồng. Điều này cũng không trách em được, vì vốn dĩ các cô gái khi về làm dâu ai cũng thích được tự do, không muốn gò mình trong khuôn phép của gia đình chồng, nhất là với một gia đình gia giáo như nhà chồng của em.
Nhưng em ạ, có khi nào em ngồi xem xét lại bản thân mình không? Em có nhận thấy bản thân em đã thay đổi quá nhiều không? Còn nhớ ngày mới về làm dâu, em cung kính vâng lời bố mẹ, chu toàn việc gia đình là thế. Ngay cả một người khó tính như mẹ mà đi đâu cũng phải khen nhà có phúc nên cưới được cô con dâu thảo hiền, đảm đang. Nghe những lời đó, dù không nói ra nhưng anh cũng rất hãnh diện, tự hào. Nhưng rồi khi bố mẹ bắt đầu dành những tình cảm cho em thì em lại thay đổi. Bắt đầu từ sự chệch choạc trong việc bếp núc, từ lời ăn tiếng nói và cả những phản ứng thái quá trước mặt bố mẹ. Mẹ nhắc nhở thì em quạu cọ rằng em không có nhiều thời gian. Quan hệ giữa mẹ và em có phần căng thẳng từ đó. Nhưng mọi việc sẽ khác nếu em có thái độ cầu thị và sửa sai, đằng này em lại phó mặc cho mẹ và xem việc bếp núc chẳng liên quan gì đến em nữa. Rồi đến thói quen xem phim khuya của em nên sáng ra không dậy sớm được để đưa con đến trường đúng giờ. Buổi chiều, bà đến đón cháu, cô giáo nhắc phải đưa cháu đến đúng giờ để ăn sáng rồi tập thể dục cùng các bạn, bà về nói lại, em dạ vâng nhưng rồi vẫn chứng nào tật ấy. Em còn kêu ca là bà xét nét và để ý khiến em "khó thở".
Không phải là vợ chồng mình không có điều kiện ra ở riêng và bố mẹ cũng không bắt ép mình phải ở chung. Nhưng anh không muốn chỉ vì để thỏa mãn sự tự do của mình mà tách ra sống riêng. Bố mẹ già rồi, cần được chăm sóc và cần hơn là những niềm vui gom góp được mỗi ngày từ các con, các cháu chứ không chỉ là những đồng tiền chu cấp, những cuộc điện thoại hỏi thăm, những lần con cháu đến chơi vào dịp cuối tuần. Anh muốn cả gia đình mình sống hòa thuận dưới một mái nhà mà ở đó ông bà, bố mẹ, con cái đều quan tâm và yêu thương nhau. Nếu em thực sự muốn gắn bó thì em sẽ thấy sống chung với bố mẹ chồng không đáng sợ như em nghĩ.
Theo PNO
"Thuốc" chữa "bệnh thất tình" Muốn thoát khỏi cảm giác vì bị "đá", trước hết cần đả thông tư tưởng, chủ động xoay chuyển trạng thái tâm lý nhờ những quyết tâm sau: 1. Cắt đứt hoàn toàn Khi tình cảm không thể tiếp tục, cách tốt nhất là sớm quên để tránh tổn thương lòng tự trọng. Tình cảm giống như cái nút thắt, nếu không cởi...