Bán vé số đa cấp lừa đảo ở Thái Lan
Giới chức Thái Lan đang điều tra một đường dây bán hàng đa cấp lừa đảo ở các tỉnh phía bắc với tổng giá trị lên đến 3 tỉ baht (hơn 2.000 tỉ đồng). Vụ lừa đảo quy mô lớn này còn liên quan đến cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 7 ở Thái.
Nạn nhân của đường dây bán hàng đa cấp là các giáo viên, quân nhân và nhiều người khác ở các tỉnh Loei, Chaiyaphum, Sakon Nakhon, Udon Thani, Nong Bua Lam Phu, Phitsanulok và Tak. Các nạn nhân cho biết họ bị lôi kéo đầu tư vé số đẹp “ăn theo” cuộc bầu cử. Khi đó, Ủy ban Bầu cử Thái Lan cấp cho các đảng phái mã số tranh cử chẳng hạn như mã số cho đảng Puea Thai của tân Thủ tướng Yingluck Shinawatra là 1 hoặc của đảng Dân chủ là số 10. Từ đó, rộ lên phong trào mua vé số của chính phủ, một dạng xổ số kiến thiết được mở thưởng 15 ngày/lần, dựa trên những mã được cho là may mắn.
Bán vé số dạo ở Bangkok – Ảnh: Minh Quang
Đường dây lừa đảo tuyên bố họ nắm trong tay những vé có “số đẹp” và kêu gọi đầu tư bán vé theo hình thức bán hàng đa cấp. Nhiều người bùi tai trước lời quảng cáo rằng mỗi khi giới thiệu được người mua mới, khoản đầu tư ban đầu sẽ tăng và cứ như thế họ sẽ nhanh chóng thu hồi vốn và kiếm lời gấp bội. Một trong số hàng trăm nạn nhân của đường dây này cho biết đã đầu tư 1,5 triệu baht để mua vé số sau khi được một đồng nghiệp giới thiệu với lời hứa sẽ thu lại gấp đôi số đó. Giáo viên này tiếp tục kêu gọi bạn bè và gia đình cùng tham gia và kết quả là đã mất trắng khoảng 13 triệu baht.
Theo Cơ quan điều tra đặc biệt Thái Lan (DSI), nhóm lừa đảo này xuất hiện từ năm 2009 và khá phức tạp vì có nhiều chính trị gia thế lực đứng đằng sau. Cảnh sát Thái đang giam giữ một nghi phạm còn DSI đã thành lập một ban thu thập chứng cứ và thông tin từ các nạn nhân để truy lùng những kẻ khác.
Theo Thanh Niên
"Kênh" đàn bà
Chồng nói chưa hẳn đã nghe, con nói chưa chắc đã tin, nhưng những chị em cùng "kênh" mà rỉ thông tin gì vào tai là tin ngay.
Chị em làm chung văn phòng, cùng là tiểu thương ở chợ hay là hàng xóm, nói chung là ở bất kỳ đâu có ba người phụ nữ trở lên trò chuyện với nhau đều hình thành nên một kênh thông tin, gọi nôm na là "kênh" đàn bà.
Chồng nói chưa hẳn đã nghe, con nói chưa chắc đã tin, nhưng những chị em cùng "kênh" mà rỉ thông tin gì vào tai là tin ngay. Mà qua kênh này, không phải thông tin nào cũng đúng...
Video đang HOT
Cả tin, tin cả
Một số người hành nghề bán hàng đa cấp có chung nhận định là giới nữ đi làm nghề này dễ "ăn" hơn nam giới. Bởi đơn giản, rất khó để thuyết phục một ông chồng mua hàng đa cấp, nhưng với vợ của anh ta thì chuyện dễ dàng hơn nhiều. Một người nữ bán hàng, tiếp xúc với người vợ, lại càng hiệu quả.
Đơn cử, anh Duy là người có kinh nghiệm bán hàng đa cấp một loại thực phẩm chức năng hơn hai năm nay, nhưng ba lần tiếp xúc với chị Thủy (chủ tiệm trang điểm, ngụ cùng phường với anh), đều bị từ chối ngay từ lúc anh còn loanh quanh ở "ngoại thành vấn đề". Chị Thủy tâm sự với mấy bà bạn hàng xóm: "Nghe nói tới chuyện bán hàng đa cấp là đã thấy ghét, có điên mới mua!".
Anh Duy bỏ cuộc. Một chị khác tên Thanh "xông" vào. Đầu tiên, chị Thanh đến tiệm chị Thủy gội đầu, lần thứ hai đến uốn tóc, bắt chuyện làm quen. Mỗi lần đến chị đều nán lại buôn chuyện. Đến lần thứ năm, chị khoe rằng, mình suýt chết vì bệnh nặng nhưng may trời thương, có người thân tặng chị chai N., uống vô chẳng những hết bệnh ung thư cổ tử cung mà còn giúp người khỏe hẳn, ăn được, ngủ được, nhiều người cứ tấm tắc khen đẹp ra.
Một người bạn đi cùng chị Thanh cũng thêm vô: "Tôi uống loại N. này rồi, hết nám da luôn đó". Chị Thủy ngạc nhiên, hỏi: "Tôi có khối u tử cung, u lành thôi, nhưng uống cái đó có được không?". Vậy là chị Thủy "dính chấu", biết hàng đa cấp vẫn mua, mà còn mua một lúc bốn chai, để biếu mẹ mình, mẹ chồng và cô em gái.
Chồng đi làm về, chị hớn hở khoe: "Hôm nay em mua được thứ này hay lắm". Anh chồng bực quá, ngồi giảng cho chị một buổi thế nào là thực phẩm chức năng, thế nào là bán hàng đa cấp. Anh bắt chị đưa hàng đi trả, nhưng chị một mực "đấu tranh" với cái lý của mình. Chỉ mấy chai thuốc mà vợ chồng hục hặc nhau gần cả tháng.
Anh Hướng (doanh nhân, chuyên kinh doanh mực in) muốn chọn cho mình một môn thể thao để rèn luyện sức khỏe và anh chọn tennis. Liên hệ thầy dạy, mua vợt, giày đâu vào đấy, chuẩn bị khai cuộc thì vợ anh bất ngờ tuyên bố đanh thép: "Anh chơi món gì cũng được, riêng quần vợt thì không!".
Hỏi mãi, vợ anh mới tiết lộ: "Mấy chị làm chung phòng em nói, trăm phần trăm mấy ông đi chơi tennis đều cặp bồ, sân tennis là nơi hẹn hò". "Trời ơi, các bà ấy lấy đâu ra con số trăm phần trăm đó?". "Không lẽ họ nói sai? Chị Nhung làm ở phòng tài vụ cơ quan em đó, chồng đi chơi tennis, có bồ, bây giờ vợ chồng sắp li dị. Em còn nghe mấy chị ở phòng nói, có ông mỗi sáng vác vợt đi đều đặn, mặc dù vợt bị vợ cắt lưới cả tuần mà không hay". Anh giải thích đủ kiểu, vợ vẫn không chịu, đành bỏ cuộc. Khi đã làm lành với vợ, mỗi lần bật TV mà thấy thi đấu tennis là anh lại trào lên một cục tức!
Lắm lúc "kênh" của quý bà còn "phát" những thông tin làm điếng lòng quý ông. Đang sinh hoạt vợ chồng đều đặn, anh T. (chủ một cửa hàng điện máy lớn ở Q.3, TP.HCM) gặp khó khăn trong chuyện làm ăn nên stress, mất hết "phong độ" gần cả tuần lễ. Lo lắng, vợ anh đưa chuyện này ra chia sẻ với mấy cô bạn thân.
Không ngờ, ai cũng tỏ ra lo lắng giùm chị. Một cô còn làm ra vẻ hình sự: "Mình đọc trên báo, thấy người ta viết nếu đàn ông đang "vui vẻ" với vợ đều đặn mà đột ngột ngừng một thời gian dài, sẽ có hai khả năng xảy ra: một là anh ta bị bệnh, hai là anh ta "đóng thuế" dọc đường".
Chị tin ngay, về nhà dò hỏi: "Anh có bệnh hay có bồ?". Chồng chị đang stress, lại còn bị vợ truy nên phát khùng mắng cho chị một trận te tua. Chị kể chuyện bị chồng mắng, nhóm bạn của chị lại hùa nhau: "Mấy ông có bồ về hay hắt hủi vợ lắm". Khỏi phải kể tiếp, ai cũng biết là sau đó chuyện vợ chồng anh T. rối lên như thế nào. Đôi khi, "hội đàn bà" còn truyền khẩu những loại thông tin vụn vặt, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình người khác.
Lựa lời mà nghe
Anh Đinh Quang Duẩn, một họa sĩ, chia sẻ trên blog của mình: "Cũng giống như đàn ông, hễ tụm năm tụm bảy là nói xấu phụ nữ, các bà khi ngồi lại với nhau là nói xấu đàn ông. Tôi vốn yên ổn mấy năm nay với phương án thuê người giúp việc.
Mới đây, không biết vợ tôi nghe các đồng nghiệp nữ nói thế nào mà về yêu cầu chồng: "Tiền không có ý nghĩa gì cả, nếu anh tự tay rửa chén, lau nhà, nấu cho em bữa cơm mới thật sự ý nghĩa".
Tôi bảo: "Nhưng anh đã đi làm cả ngày rồi, mệt phờ râu". Cô ấy cứ khăng khăng: "Chồng các chị làm chung phòng em đều xung phong làm việc nhà. Các chị ấy còn bảo, không nên để chồng rảnh tay rảnh chân, rảnh là... làm bậy!". Tôi không hiểu sao các bà lại suy diễn theo hướng đó được.
Nguy ở chỗ là nhiều bà nghĩ giống nhau và truyền thông điệp đó cho người khác, khiến người đó cứ tưởng là chân lý và áp dụng luôn. Hồi vợ tôi làm ở công ty cũ, phòng đa số là đàn ông, về nhà chẳng bao giờ thấy có ý kiến ý cò lạ lùng như bây giờ".
Một anh bạn có nick phungnhan132 đã gửi comment cho anh Duẩn: "Đồng ý với Duẩn. Mình thấy, các bà rảnh rảnh, nhất là dân văn phòng, ngồi bàn luận thế nào cuối cùng cũng ra "tuyên ngôn". Mà khổ ở chỗ, các bà thân tình với nhau, lại nói chuyện với nhau trên "cơ sở xây dựng" nên ra "tuyên ngôn" nào là các thành viên còn lại nhất nhất tin theo.
Mới đây, bà xã mình bảo: "Với các ông chồng, phải thúc họ liên tục phấn đấu. Chưa có nhà thì mua nhà, đã có ôtô thì phấn đấu mua ôtô khác xịn hơn, rồi phấn đấu mua nhà thứ hai. Thậm chí, cứ mạnh dạn vay nợ mà mua, để ổng phấn đấu trả nợ. Nếu để ổng rảnh, không phấn đấu gì cả mà tiền bạc rủng rỉnh, thể nào cũng ngoại tình".
Tôi hỏi: "Ai bảo em thế?". Vợ thật thà: "Mấy chị ở cơ quan bảo thế, mà em thấy cũng đúng".
Thế đấy! Chồng nói gì cũng chẳng nghe, toàn "phản biện", đồng nghiệp nữ nói là tin răm rắp. Nhưng mình thấy cũng có thể cảm thông được với chuyện đó vì xét cho cùng, dẫu chồng là bạn đời đấy, nhưng đâu dành thời gian được nhiều để "tám" với vợ. Thế nên, vợ có xu hướng tin vào lời những người mà cô ấy tỉ tê hết chuyện nọ sang chuyện kia, từ giờ này qua giờ khác cũng dễ hiểu.
Theo mình, cách hay nhất để vợ chuyển sang nghe theo chồng, là người chồng dành thật nhiều thời gian trò chuyện với vợ mỗi ngày, nhiều hơn cả thời gian vợ trò chuyện với các chị đồng nghiệp. Có thể lúc đó, chồng nói gì vợ cũng nghe!".
Cách mà anh bạn này đưa ra có vẻ khó thực hiện, bởi thực tế, một ngày mà hai vợ chồng trò chuyện được với nhau một giờ đồng hồ đã khó trong khi, các bà đi làm, rảnh một chút là tụm lại tám, biết bao nhiêu thời gian mà kể.
"Chính vì cứ nói chuyện với nhau suốt, mà đôi khi, người trong cuộc phải "hư cấu" thêm chuyện gì đó để có cái mà kể cho vui và để minh họa cho quan điểm mình vừa nghĩ ra" - đó là chia sẻ của chị Hoàng Dung (nhân viên marketing một công ty dệt may tại Q.10). Chị Dung tự nhận thấy, đôi khi bản thân chị cũng thêm mắm thêm muối cho câu chuyện hấp dẫn hơn, khiến người nghe càng tin hơn.
Tâm lý thông thường, một nhóm người ngồi rì rầm với nhau vẫn thích bàn về vấn đề tiêu cực hơn là vấn đề tích cực, nó giống như việc lật tờ báo ra, dễ bị thu hút bởi thông tin về ông hoàng Ả rập có bốn mươi vợ hơn là thông tin về một người chung thủy suốt đời với vợ, nuôi dạy con cái tốt.
Vấn đề mà "kênh" quý bà quan tâm cũng thế. "Kênh" này tồn tại như một thứ tất yếu, bởi cứ có vài bà rảnh rỗi là thành... một kênh. Vấn đề, như lời chia sẻ của chị Hoàng Dung, là: "Cần phải lựa lời mà... nghe! Thông tin chị em nói với nhau cho vui là chính, nếu muốn tin thì cần suy gẫm, cân nhắc, chứ cứ tin một cách vô tư như thế, chỉ làm khổ chồng con".
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Quả đắng" cho thủ lĩnh bán hàng đa cấp Họ luôn khoác lên mình những bộ đồ đẹp đẽ và nói những lời có cánh, thậm chí một số còn là chủ nhân của những chiếc xe đời mới rất sang trọng. Rồi họ thuyết phục bạn bè, người quen tham gia để được giàu có như họ. Không ít người đã tin theo để rồi nhanh chóng vỡ mộng. ít ai...