Bàn về mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mối quan hệ vốn ra đời trước đổi mới.
Bước sang thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, mối quan hệ này được xem là một trong những mối quan hệ lớn, được nhận thức sâu sắc hơn và rõ hơn trong điều kiện mới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân xã Vinh Quang ( huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng), tháng 11-2017 _Ảnh: TTXVN
Những kết quả đạt được
Dưới ánh sáng của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa “Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” với những nội dung mang tính chính trị – pháp lý mới, thể hiện sâu sắc vị trí, vai trò, trách nhiệm chính trị – pháp lý giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Với nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giữ vững và ngày càng phát huy là nhân tố định hướng sự tồn tại và phát triển mối quan hệ giữa 3 thành tố: Đảng, Nhà nước và nhân dân. Không có sự lãnh đạo của Đảng với các định hướng mới, như khởi xướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong các nghị quyết của Đảng thì bộ máy nhà nước không thể ngày càng được cải cách, đổi mới và hoàn thiện; nhân dân thông qua các đoàn thể chính trị – xã hội của mình tham gia ngày càng sâu rộng vào các hoạt động của Nhà nước và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội đề ra trong Cương lĩnh được vận dụng và thực hiện trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Điểm nổi bật là nhận thức về dân chủ, pháp quyền, công khai, minh bạch, thượng tôn pháp luật trong nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội đã từng bước được nâng cao.
Thể chế hóa Cương lĩnh, Hiến pháp năm 2013 khẳng định, Nhà nước ta là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”, “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, tổ chức và hoạt động theo một nguyên tắc mới về chất so với trước đây “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2, Hiến pháp năm 2013). Với những tư duy chính trị – pháp lý mới đó, lần đầu tiên ở nước ta có sự phân công quyền lực nhà nước một cách mạch lạc giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và kiểm soát quyền lực trở thành một nguyên tắc hiến định. Đến nay, bộ máy nhà nước được xây dựng và hoàn thiện thêm một bước; nhiệm vụ và quyền hạn của các thiết chế trong bộ máy nhà nước được quy định một cách minh bạch, hạn chế được sự dựa dẫm, ỷ lại; nhân dân có điều kiện để đánh giá hiệu lực và hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi quyền; giữa các quyền có điều kiện để kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước được giao. Công tác giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể chính trị – xã hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước được tăng cường.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội đã được Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 giao cho một nhiệm vụ, quyền hạn mới là giám sát, phản biện xã hội. Với nhiệm vụ và quyền hạn mới này, hằng năm, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tiến hành hàng ngàn cuộc giám sát, phản biện xã hội. Từ kết quả trên, có thể nói giám sát và phản biện xã hội, tuy là một công việc mới nhưng đã trở thành hoạt động thường xuyên của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội. Hoạt động này đã tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ khi tham gia quy trình xây dựng chính sách, pháp luật, chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và các địa phương.
Có được những ưu điểm nói trên trước hết và chủ yếu bắt nguồn từ những tư tưởng và quan điểm mới của Đảng đề ra trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), như bổ sung vào nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước yếu tố kiểm soát quyền lực nhà nước; đề cao dân chủ trực tiếp, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không chỉ thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác mà còn bằng các hình thức dân chủ trực tiếp; dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước…
Những hạn chế, bất cập
Nhấn mạnh một chiều vai trò lãnh đạo của Đảng, đề cao tính tất yếu coi nhân dân làm chủ như là hệ quả, là kết quả đương nhiên của sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, nhưng vai trò “đồng thời là bộ phận của hệ thống chính trị ấy” (Cương lĩnh) chưa thấy rõ, dẫn đến một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước chưa thực sự trở thành “công bộc” của nhân dân, mà có nơi, có lúc dường như trở thành “ông chủ” của nhân dân; tự phê bình và phê bình trong nội bộ Đảng còn rất hình thức. Dường như trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, không ít cấp ủy các cấp và cán bộ, đảng viên của Đảng vẫn xem mình cao hơn Nhà nước và nhân dân, đứng trên Nhà nước và nhân dân; chưa thật sự xuất phát từ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Quyền lực chính trị của Đảng rất lớn nhưng cả trong Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước không quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của tổ chức đảng và cá nhân đứng đầu tổ chức đảng nên dường như trong một số trường hợp chưa thực sự kiểm soát được quyền lực của người đứng đầu cấp ủy các cấp trên thực tế. Vì thế, không ít cá nhân giữ trọng trách của Đảng và Nhà nước ở các cấp có điều kiện thao túng quyền lực, độc đoán, chuyên quyền, hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo.
Tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa thực sự coi trọng nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước. Hiến pháp năm 2013 đã tạo nền tảng hiến định cho sự ra đời 3 cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Đó là cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát và phản biện xã hội (Điều 9); công dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp (Điều 6) và các quyền dân chủ trực tiếp cơ bản của công dân (các điều ở Chương II); cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (bao gồm cả cơ chế kiểm soát quyền lực bên trong của mỗi quyền (tự kiểm soát mình) và cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các quyền) và cơ chế bảo vệ Hiến pháp theo luật định (khoản 2, Điều 119).
Tuy nhiên, đến nay, các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước đó chưa được xác lập đầy đủ và chưa hoàn thiện. Cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước tuy đã ra đời bằng việc thể chế hóa trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về giám sát và phản biện xã hội, nhưng quy định chưa đầy đủ trình tự, thủ tục, hiệu lực cũng như trách nhiệm của đối tượng chịu sự giám sát và phản biện xã hội. Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các quyền mới chỉ coi trọng giám sát tối cao của Quốc hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp và tư pháp; còn quyền hành pháp và quyền tư pháp kiểm soát quyền lập pháp như thế nào còn bỏ ngỏ. Bên trong mỗi quyền cũng chưa hình thành cơ chế tự kiểm soát quyền lực của mình. Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức tòa án nhân dân và Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân ban hành sau Hiến pháp năm 2013 chưa có quy định về cơ chế tự kiểm soát bên trong quyền lực của mình. Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng cơ chế bảo hiến chuyên trách ở nước ta cũng chưa ra đời. Vì thế, chủ trương “xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp” được ghi nhận trong Văn kiện Đại hội X của Đảng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Chính vì cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 chưa được xác lập đầy đủ và chưa hoàn thiện nên việc ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền làm chủ của công dân, tuy mấy năm gần đây được đẩy mạnh, nhưng vẫn chưa đáp ứng sự mong mỏi của nhân dân và dư luận xã hội.
Video đang HOT
Trong những năm trước khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, không có sự phân công, phân cấp và không coi trọng kiểm soát quyền lực nhà nước mà theo nguyên tắc tập trung vào cá nhân người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp, tập thể trở thành người hợp thức hóa ý muốn của người đứng đầu cấp ủy nên tình trạng thao túng quyền lực, tham nhũng, lãng phí xảy ra khá phổ biến, để lại hậu quả mà những năm gần đây phải giải quyết. Nhà nước, nhất là chính quyền ở cấp cơ sở chưa thực sự gắn bó mật thiết với nhân dân, chưa coi trọng việc thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa chưa thực sự trở thành động lực của sự phát triển. Nhiều quyền làm chủ trực tiếp của công dân được Hiến pháp ghi nhận nhưng đến nay chưa được thể chế hóa, như “công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước” (Điều 28, khoản 1); quyền hội họp, lập hội (Điều 25)… Quyền bầu cử là quyền dân chủ chính trị quan trọng nhất trong một nhà nước dân chủ và pháp quyền chậm được đổi mới. Các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp còn mang nặng tính hình thức. Các cuộc giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp được tổ chức nhiều, nhưng chất lượng còn hạn chế. Thanh tra, kiểm tra nhiều nhưng quyền con người, quyền công dân có nơi, có lúc vẫn còn bị vi phạm. Có thể nói, quyền làm chủ của nhân dân chưa được bảo đảm và phát huy đầy đủ.
Những hạn chế, bất cập chủ yếu do các nguyên nhân:
Thứ nhất, các phương thức lãnh đạo của Đảng đề ra trong Cương lĩnh là phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội nói chung. Việc vận dụng các phương thức này đòi hỏi không rập khuôn, máy móc, giống nhau cho các cơ quan và tổ chức của bộ máy nhà nước và các đoàn thể chính trị – xã hội. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc vận dụng các phương thức lãnh đạo của Đảng còn rập khuôn, máy móc, thiếu linh hoạt. Ví dụ, đối với Quốc hội, do tổ chức và hoạt động của Quốc hội mang tính tập thể và đề cao dân chủ bàn bạc nên phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội phải khác so với phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ – một thiết chế lại chủ yếu coi trọng trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu Chính phủ và các bộ trưởng; và lại càng phải khác với phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tòa án – đề cao tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tìm kiếm và vận dụng các phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với đặc thù của các thiết chế và các tổ chức để phát huy vai trò của Nhà nước và các đoàn thể chính trị – xã hội của nhân dân đang là một đòi hỏi của thực tiễn. Có thể xem đây là một nguyên nhân làm cho các thiết chế của bộ máy nhà nước dựa dẫm, ỷ lại Đảng, kém năng động, sáng tạo, không phát huy đầy đủ trách nhiệm của mình.
Thứ hai, Nhà nước cũng như các đoàn thể chính trị – xã hội vẫn còn ỷ lại, dựa dẫm vào Đảng. Có thể nói, mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ mang tính ổn định, một chiều là chủ yếu, Đảng có khởi xướng và đề xuất chủ trương thì Nhà nước và nhân dân mới thực hiện. Ngược lại, sự tác động của Nhà nước và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng để thúc đẩy, phát huy và nâng cao vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng còn hạn chế. Có thể nói quan hệ giữa “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” vẫn còn là quan hệ “tĩnh” một chiều nên có thể xem, đó là nguyên nhân làm cho mối quan hệ kém năng động.
Thứ ba, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội được Cương lĩnh thừa nhận có vai trò rất to lớn trong việc thực hiện dân chủ, tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Nhưng đội ngũ cán bộ được các cấp ủy bố trí chưa được tương xứng với vai trò của nó. Vì thế, tiếng nói của nhân dân thông qua người đại diện là Mặt trận Tổ quốc các cấp chưa có “sức nặng” đối với Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Trong nền dân chủ nhất nguyên như nước ta, Mặt trận Tổ quốc, theo chúng tôi, phải là một thiết chế hướng đến khắc phục những khiếm khuyết của nền dân chủ đó. Vì vậy, cán bộ, nhất là người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc các cấp phải là những người có uy tín và năng lực tương xứng như những người nắm giữ cương vị chủ chốt của tổ chức đảng và cơ quan nhà nước.
Những vấn đề đặt ra về nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
Ngày nay, bối cảnh tác động đến mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ đã có sự thay đổi căn bản. Đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng đã có bước phát triển nhất định, bộc lộ đầy đủ các quy luật vận động của nó. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được xây dựng theo những nguyên tắc mới, chủ quyền nhân dân, phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước được đề cao. Dân trí và dân chủ của đông đảo các tầng lớp nhân dân được nâng lên một trình độ mới. Hội nhập quốc tế sâu rộng không chỉ về kinh tế mà còn trên tất cả các mặt văn hóa, khoa học, công nghệ,… Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi tư duy và lối sống của con người. Bối cảnh đó, đòi hỏi phải đổi mới nhận thức và cách thức giải quyết mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
- Đối với Đảng, đòi hỏi không những vận dụng sáng tạo các phương thức lãnh đạo đã có phù hợp với điều kiện đã thay đổi và tìm kiếm các phương thức lãnh đạo mới đối với Nhà nước và xã hội, mà còn phải đổi mới một cách mạnh mẽ tổ chức và nội dung lãnh đạo của mình đối với Nhà nước và xã hội. Trước hết, Đảng phải kiểm soát được quyền lực nhà nước và sau đó là tự kiểm soát được quyền lực lãnh đạo của mình. Dân chủ và pháp quyền phải trở thành động lực phát triển của Đảng và là nhân tố quyết định dân chủ và pháp quyền trong quản lý của Nhà nước và trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Đối với Nhà nước, đòi hỏi không chỉ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước theo các nguyên tắc mới, như tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, phòng, chống sự tha hóa của quyền lực nhà nước, mà còn phải đảm đương chức năng kiến tạo và hướng dẫn các quan hệ xã hội mới, đáp ứng sự biển đổi nhanh chóng về tư duy và lối sống của con người do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa lại, bằng hoạt động lập pháp và lập quy của Quốc hội và Chính phủ. Quyền con người, quyền công dân, nhất là các quyền làm chủ trực tiếp của công dân cần phải tiếp tục được thể chế hóa. Công bằng và công lý tiếp tục được đề cao và xuyên suốt trong các hoạt động tư pháp.
- Hệ thống chính trị nước ta là hệ thống chính trị nhất nguyên. Hệ thống chính trị đó vừa có những ưu điểm, vừa có những khiếm khuyết. Thực tiễn vận hành của hệ thống chính trị nước ta chỉ ra rằng, mặc dù Đảng ta trong Cương lĩnh của mình đã xác định, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, nhưng trên thực tế việc thực hiện dân chủ vẫn còn hình thức, quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ. Nhận rõ khiếm khuyết đó, theo chúng tôi, một mặt, Đảng và Nhà nước trong tổ chức và hoạt động của mình phải thực sự dân chủ và minh bạch; đồng thời phải đảm nhận vai trò là nhân tố hàng đầu tạo lập môi trường và điều kiện để nhân dân làm chủ thực sự; mặt khác, nhân dân thông qua các tổ chức đoàn thể của mình và từng cá nhân công dân phải nâng cao năng lực làm chủ. Theo đó, về phía tổ chức bộ máy nhà nước, nên chăng phải tăng cường các thiết chế phản biện nhà nước đối với các chủ trương, chính sách và pháp luật của chính bản thân Đảng và Nhà nước. Về phía nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải đảm đương vai trò là một thiết chế khắc phục khiếm khuyết của nền dân chủ nhất nguyên bằng việc tăng cường chức năng giám sát và phản biện xã hội một cách thực chất. Có thừa nhận sự khiếm khuyết trong thực hiện nền dân chủ nhất nguyên thì mới nâng cao nhận thức và tìm kiếm các giải pháp giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Sáng suốt lựa chọn những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân _Ảnh: TTXVN
Bổ sung nhận thức và định hướng giải quyết mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
1- Bổ sung nhận thức:
- Để dân chủ xã hội chủ nghĩa trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải thực sự dân chủ trong tổ chức và hoạt động của mình và đặc biệt tạo lập môi trường và điều kiện để nhân dân thực sự làm chủ trên thực tế.
- Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Điều đó không cho phép Đảng đứng trên Nhà nước và các tổ chức chính trị, đoàn thể của nhân dân. Vị trí và vai trò của các thành tố cấu thành mối quan hệ tuy khác nhau, nhưng bản chất của nó là bình đẳng, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân xuyên suốt mối quan hệ ấy.
- Kiểm soát quyền lãnh đạo của Đảng và quyền lực nhà nước là nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong tổ chức quyền lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo đó, quyền lãnh đạo của Đảng cũng như quyền lực nhà nước được nhân dân ủy quyền, nhân dân giao quyền là có giới hạn mà không phải vô hạn. Giới hạn đó là Hiến pháp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước phải căn cứ vào Hiến pháp thể chế hóa một cách minh bạch và cụ thể quyền và trách nhiệm của mình làm căn cứ để kiểm soát quyền lực. Trong kiểm soát quyền lực thì kiểm soát việc thao túng quyền lực của người đứng đầu các cấp ủy và người đứng đầu các cơ quan nhà nước thuộc các cấp chính quyền có vai trò quyết định. Phòng, chống sự tha hóa quyền lực chủ yếu và cơ bản tập trung vào kiểm soát sự lộng quyền, lạm quyền, thao túng quyền lực của những người nắm giữ các trọng trách trong các tổ chức đảng và cơ quan nhà nước ở các cấp trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
- Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mối quan hệ lớn và cơ bản nhất thuộc đời sống chính trị – pháp lý ở nước ta. Trong điều kiện mới và đặc thù của hệ thống chính trị nước ta, đòi hỏi phải có những tư duy mới và hành động mới, quyết liệt hơn để tiếp tục đổi mới về chất mối quan hệ này.
2- Định hướng giải quyết mối quan hệ
Một là, tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với điều kiện mới theo định hướng tạo lập điều kiện và môi trường thuận lợi hơn để các thiết chế của bộ máy nhà nước năng động, sáng tạo, làm đúng, làm đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình, không dựa dẫm, ỷ lại. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm soát quyền lực nhà nước để kịp thời phòng, chống sự thao túng quyền lực của những người đứng đầu các cơ quan nhà nước, các tổ chức đảng. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể của nhân dân theo định hướng phát huy mạnh mẽ hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân; dân chủ phải thực sự trở thành động lực của sự phát triển trong điều kiện mới.
Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thực sự là một Nhà nước dân chủ, pháp quyền, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Tiếp tục nâng cao nhận thức, thực hiện đúng đắn nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp để sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII nhằm hình thành một bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, trước hết là kiểm soát được xã hội và sau nữa là kiểm soát được bản thân mình. Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền giữa chính quyền Trung ương và chính quyền các cấp ở địa phương theo Hiến pháp năm 2013 và các nghị quyết của Đảng. Xây dựng một Quốc hội mạnh và thực quyền về lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước; một Chính phủ năng động, sáng tạo, quản lý nhà nước có hiệu lực và hiệu quả; một nền tư pháp vì công lý, vì quyền con người, quyền công dân.
Ba là, tiếp tục phát huy quyền làm chủ của nhân dân để dân chủ thực sự trở thành động lực của sự phát triển trong thời gian tới.
Đảng và Nhà nước phải thực sự tạo điều kiện và môi trường để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng các chủ trương, chính sách, pháp luật cởi mở, thân thiện, dễ dàng trong việc thực hiện các quyền dân chủ cơ bản của công dân. Trong đó sớm xây dựng và hoàn thiện các đạo luật về các quyền làm chủ trực tiếp của công dân, như Luật Bầu cử, Luật về Hội, Luật về quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân, Luật Giám sát và phản biện xã hội… Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội nâng cao nhận thức, thực hiện mạnh mẽ, thực chất chức năng giám sát và phản biện xã hội, coi đó là phương tiện của những tổ chức đại diện nhân dân kiểm soát trước và sau đối với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đảng và Nhà nước thực sự coi đó là phương thức khắc phục những khiếm khuyết trong hoạt động của hệ thống chính trị nhất nguyên.
Tây Nguyên: Nắng nóng kéo dài nhiều tháng, người dân "chạy nước từng bữa"
Đã 2 tháng nay, gia đình anh Y Zol Êban (Buôn Niêng 1, xã Ea Nuôi, huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk) gần như phải "chạy" nước từng bữa. Hàng ngày, mỗi khi đi đâu, anh đều phải mang theo can nhựa để xin nước về dùng.
"Nắng nóng kéo dài đã nhiều tháng qua, mặc dù gia đình đã đào thêm giếng để lấy nước sinh hoạt nhưng vẫn không có nước để dùng. Mỗi ngày, tôi đều phải chở theo can nhựa để xin nước từ những gia đình có giếng khoan về nấu nướng"- anh Y Zol nói.
Người dân xã Ea Nuôl phải đi xin nước từng bữa về ăn. Ảnh: Duy Hậu
Không chỉ gia đình anh Y Zol, mà hàng chục hộ dân tại xã Ea Nuôl cũng lâm vào cảnh tương tự. "Hầu như toàn bộ các giếng đều đã cạn khô. Người dân trong buôn phải chia sẻ nguồn nước hiếm hoi còn lại để vượt qua đợt nắng hạn này"- Buôn trưởng buôn Niêng1 (xã Ea Nuôl) nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chỉ riêng xã Ea Nuôl, hiện đã có khoảng 600 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nhiều gia đình thậm chí phải đi mua từng can nước để dùng.
Thống kê mới nhất của Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk cho biết, nắng nóng kéo dài đang khiến hơn 2.800 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Các huyện bị ảnh hưởng nặng là: Ea Súp, Krông Bông, Ea Kar, Buôn Đôn, Cư Mgar...
Tại Đăk Nông, mặc dù địa phương đã có mưa từ gần một tháng qua nhưng tại các huyện Đăk Mil, Cư Jut, Krông Nô nắng hạn vẫn khiến hàng trăm gia đình thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Thống kê đến ngày 22/5, toàn tỉnh này có gần 700 hộ dân thiếu nước, tập trung chủ yếu ở Krông Nô và Đăk Mil.
Đã nhiều tháng qua, cánh đồng lúa nước tại xã Bông Krang, huyện Lăk (Đăk Lăk) cháy khô, nứt nẻ. Bây giờ đã sắp hết tháng 5, ông Ksor Ơn (xã Bông Krang) không còn đủ kiên nhẫn để chờ trời nữa. Ông phải mượn máy, kéo ống dẫn nước từ con kênh nhỏ (dẫn nước về cánh đồng xã Yang Tao) vào mảnh ruộng rộng chừng 1 sào để làm đất, sạ lúa.
"Để có nước cày ruộng tôi đã mất 200.000 tiền dầu. Tôi làm để kiếm hạt lúa ăn nên lời lỗ không thể tính được"- ông Ksor Ơn nói.
Theo báo của Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk, toàn tỉnh hiện cũng đã có gần 12.000ha cây trồng bị hạn. Trong đó, nơi thiệt hại nặng nề nhất là huyện Ea Kar với hơn 6.300ha thiếu nước tưới do nước sông Krông Pắc cạn kiệt. Toàn tỉnh có gần 4.000ha lúa nước đứng trước nguy cơ mất trắng hoặc giảm năng suất đáng kể do thiếu nước và gần 4.600ha cây lâu năm bị hạn.
Tại tỉnh Đăk Nông, hiện cũng đã có hơn 17.600ha cây trồng các loại bị hạn hán. Chỉ trong 5 ngày (từ 15-20/5), con số bị hạn đã tăng đến gần 5.000ha. Ngành chức năng nhận định toàn bộ diện tích bị hạn này (chủ yếu diện tích cà phê, tiêu) bị thiệt hại từ 30% đến trên 70%. Trong đó, chỉ riêng huyện Krông Nô đã có đến 13.969ha cây trồng bị hạn.
Ông Lê Trung Kiên - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Đăk Nông cho biết, hầu hết các diện tích bị hạn đều nằm ngoài phạm vi phục vụ của các công trình thủy lợi do nhà nước quản lý.
Cũng theo ông Kiên, các công trình thủy lợi hiện đang phục vụ tưới cho khoảng 39.024/180.000ha cây trồng các loại có nhu cầu tưới, đáp ứng khoảng 21,68%, còn 140.976 chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên như sông, suối, ao hồ, giếng của người dân.
Ông Kiên cho biết, từ diễn biến này, trong thời gian tới khả năng diện tích cây trồng bị hạn hán trên địa bàn tỉnh sẽ lên đến hơn 27.000ha, tập trung nhiều nhất tại 3 huyện Krông Nô, Đăk Mil và Cư Jut.
Từ 'mã bên ngoài' nghĩ về sự thận trọng, tinh tường trong lựa chọn cán bộ Lựa chọn đúng cán bộ, đặt đúng vị trí, phát huy được năng lực, sở trường của họ là trọng trách của những người "cầm lái" trước mỗi kỳ Đại hội Đảng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN Đó cũng là những vấn đề được các thế hệ đảng viên và toàn dân quan tâm với mong...