Bàn về chứng mộng tinh tuổi dậy thì
Hiện tượng xuất tinh không chủ định trong lúc ngủ là biểu hiện của mộng tinh.
Đây là hiện tượng xuất tinh nhưng không có động tác giao hợp nam nữ và vẫn thấy khoái cảm cực độ. Đó là sự xuất tinh vô giác, do cơ chế tự giải phóng tinh dịch, một phản ứng tất yếu của sinh lý cơ thể ở phái nam khi các cơ quan sinh dục phát triển hoàn thiện.
“Xưởng” sản xuất tinh dịch và quá trình xuất tinh
Ở nơi tiếp nối với bàng quang có một tổ chức tế bào tuyến, còn gọi là tuyến tiền liệt. Phía cuối bàng quang có một khối hình nang, nằm giữa bàng quang và trực tràng, có thể gọi nó là túi chứa tinh dịch. Lối mở của túi chứa tinh dịch hai bên được nối kết với nhau, cùng nối với ống dẫn của hai tinh hoàn, tạo thành ống dẫn tinh. Nó đi qua tuyến tiền liệt và thông ra lỗ tiểu.
Đến tuổi dậy thì, cơ thể trẻ có nhiều thay đổi.
Khi bước vào tuổi dậy thì, tinh hoàn, tuyến tiền liệt, túi chứa tinh dịch sẽ dần phát triển và trưởng thành; tinh dịch được sản sinh từ những cơ quan trên. Thường thì mỗi lần xuất tinh, số lượng tinh dịch được xuất ra khoảng 3-5ml. Trong đó, 60% có nguồn gốc từ ổ chứa tinh dịch, 30-35% có nguồn gốc từ tuyến tiền liệt, số còn lại có nguồn gốc từ tổ chức tế bào tuyến trong niệu đạo, chỉ 1% có nguồn từ ống dẫn tinh. Hay nói một cách khác, tinh hoàn chỉ phụ trách sản xuất 1% tinh dịch. Tinh trùng do tinh hoàn tạo ra và tập trung tại mào tinh.
Ở những người bình thường, mỗi lần xuất tinh có khoảng vài trăm triệu con được xuất ra ngoài. Nhưng để trứng thụ tinh, chỉ cần một con tinh trùng là đủ. Khi tinh trùng của nam giới tiếp xúc với noãn, con tinh trùng may mắn đó sẽ chui vào trong noãn, quá trình thụ tinh hoàn thành.
Nếu xem động tác xuất tinh giống như quá trình bật mở bóng đèn thì trung tâm gây ra phản ứng xuất tinh (nằm ở đốt sống số 10 đến đốt sống số 12 trong hệ thần kinh cột sống) có tác dụng giống như cái công tắc điện. Khi kích thích đạt đến cao điểm, trung tâm này tạo ra các xung động tạo nên những đợt phản ứng xuất tinh.
Video đang HOT
Quá trình xuất tinh có thể chia ra làm 2 giai đoạn: tập trung tinh dịch và xuất tinh. Khi trung khu thần kinh bị kích thích, nó sẽ “ra lệnh” cho thần kinh giao cảm điều phối các cơ quan như ống dẫn tinh, túi chứa tinh dịch, tuyến tiền liệt, làm cho các cơ quan này co thắt lại, dẫn đến việc tiết dịch. Giai đoạn một đã hoàn thành. Lúc này, miệng của bàng quang sẽ đóng chặt, các cơ trong niệu đạo, túi chứa tinh sẽ co bóp, tinh trùng sẽ theo niệu đạo xuất ra ngoài.
Mộng tinh có đáng lo?
Tại sao lại có hiện tượng xuất tinh trong khi ngủ? Hầu hết sau cơn mơ, mọi người thường không nhớ chuyện gì đã xảy ra. Khi con người ở trong trạng thái nghỉ ngơi, thần kinh giao cảm ở trong trạng thái “lặng” nên dễ dàng bị kích thích. Một số người không hề có hiện tượng này, đó không phải là bệnh lý. Khi tinh dịch ở tình trạng đầy thì sẽ bài tiết ra ngoài theo đường tiểu. Do đó, nam giới không phải quá lo lắng về chuyện tinh dịch tồn chứa trong cơ thể lâu ngày sẽ bị hư.
Khi bước vào tuổi dậy thì, mộng tinh xảy ra hầu hết đối với nam giới nên không cần lo lắng thái quá. Khoảng cách giữa các lần mộng tinh tùy thuộc vào mỗi người. Có những người do quá mệt mỏi dẫn đến mộng tinh; có những người sau khi bị mộng tinh cảm thấy rất mệt mỏi. Điều này cũng không chứng tỏ khả năng tình dục của bạn có vấn đề, mà ngược lại, nó chứng tỏ quá trình sản xuất tinh dịch của cơ thể là bình thường.
Trong thành phần của tinh dịch, ngoài tinh trùng ra còn có thành phần chủ yếu là glucoza, khoáng chất. Người ta cũng không vì mộng tinh mà giảm thọ. Tinh dịch được liên tục sản xuất trong cơ thể nam giới. Sau khi xuất tinh, lượng tinh dịch bị mất đi sẽ được bổ sung ngay sau đó. Cho nên, mộng tinh không thể làm hại sức khỏe hoặc làm hao tổn nguyên khí. Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà liên tục thủ dâm, liên tục tìm cách xuất tinh ra ngoài. Mọi chuyện theo phản xạ tự nhiên sẽ là bình thường.
BS. Tâm Anh
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt như thế nào?
Ung thư tuyến tiền liệt có 4 giai đoạn với những phương pháp điều trị không giống nhau. Bạn cần biết mình đang ở giai đoạn nào để được bác sĩ tư vấn điều trị hiệu quả.
Ung thư tiền liệt tuyến là một khối u ác tính phát triển trong tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm và có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây có thể coi là "cơn ác mộng" trong số các bệnh ung thư ở nam giới.
Hầu hết các ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm. Nhưng có những trường hợp xâm lấn, khối u có thể lan ra các phần khác của cơ thể, đặc biệt là xương và các hạch bạch huyết. Ước tính 80% nam giới dưới tuổi 80 bị ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Ung thư tuyến tiền liệt được chia làm 4 giai đoạn như sau, tương ứng với cách điều trị theo từng giai đoạn:
Giai đoạn 1
Khối u nằm ở khu vực rất nhỏ trong tuyến tiền liệt mà bác sĩ không thể xác định bằng mắt thường. Các tế bào ung thư chưa lan sang các mô lân cận cũng như các cơ quan khác của cơ thể.
Theo bác sĩ Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), những bệnh nhân trẻ và sức khỏe tốt có thể điều trị theo dõi khối u, phẫu thuật để loại bỏ tuyến tiền liệt tận gốc, xạ trị (xạ trị bên ngoài hoặc xạ trị áp sát).
Giai đoạn 2
Lúc này khối u chưa phát triển lớn, cũng có thể nhìn thấy trên hình ảnh. Khối u lớn hơn giai đoạn I và có thể khám thấy qua thăm trực tràng. U chưa lan ra ngoài tuyến tiền liệt, thường phát hiện qua sinh thiết khi bạn tăng PSA. Các tế bào thường đã bất thường hơn và có thể có xu hướng phát triển nhanh hơn.
Lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ tuyến tiền liệt triệt để bằng cách cắt bỏ các hạch bạch huyết vùng chậu và đôi khi sử dụng liệu pháp hoóc môn, bức xạ bên ngoài, xạ trị áp sát và bức xạ bên ngoài kết hợp, bức xạ cũng có thể kết hợp với 3-6 tháng điều trị hoóc môn.
Giai đoạn 3
Lúc này ung thư đã xâm lấn các mô xung quanh, lan rộng ra ngoài các lớp ngoài của tuyến tiền liệt vào các mô lân cận, có thể lây lan sang các túi tinh.
Lựa chọn điều trị trong giai đoạn này bao gồm: bức xạ bên ngoài kết hợp với liệu pháp hoóc môn, tiếp tục theo dõi khối u mà không điều trị ngay; xạ trị, truyền hóa chất ức chế sự phát triển thêm và lan rộng của tế bào; có thể cắt bỏ hạch bạch huyết ở vùng chậu, hoặc dùng liệu pháp hoóc môn.
Giai đoạn 4
Ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác như bàng quang, trực tràng, hoặc cơ quan xa như xương, gan, phổi.
Phương pháp điều trị cho giai đoạn này là điều trị giảm nhẹ, nhằm kéo dài tuổi thọ và giảm các triệu chứng do bệnh gây ra.
Ung thư tuyến tiền liệt còn gặp ở những người:có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tiền liệt, người thừa cân - béo phì, người có chế độ ăn giàu chất béo, người hút thuốc lá.
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt 100%. Chính vì thế, người bệnh cần đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để được điều trị kịp thời, hiệu quả.
Hà An
Theo Dân trí
Nguyên nhân khiến vợ bị viêm vùng kín sau mỗi lần 'yêu' chồng Nữ bệnh nhân tìm tới bác sĩ Tạ Việt Cường (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) khi liên tục bị viêm nhiễm vùng kín sau mỗi lần quan hệ với chồng. ThS.BS Tạ Việt Cường, Phó giám đốc Trung tâm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe sinh sản (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), cho biết nhiều cặp vợ chồng đến...