Bàn về cây có múi ở Bắc Trung Bộ: Sản xuất sạch, phù hợp quy hoạch
Những năm gần đây, cây ăn quả có múi (cam, chanh, bưởi) ở vùng Bắc Trung Bộ đã trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng.
Nhờ áp dụng quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi sinh… nên sản phẩm cam, quýt ở đây được đánh giá có chất lượng tốt, người tiêu dùng ưa chuộng.
Nhằm giúp bà con nông dân phát triển cây có múi ổn định, tránh phát triển ồ ạt, mới đây Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp Sở NNPTNT Nghệ An tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, chủ đề “Giải pháp phát triển sản xuất cây có múi hiệu quả vùng Bắc Trung Bộ”.
Cây có múi ngày càng được ưa chuộng
Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Từ những năm 1960, cây có múi, đặc biệt là cây cam đã trở thành cây ăn quả đặc sản của vùng, có tính sản xuất hàng hóa, từng đóng góp sản lượng và giá trị xuất khẩu đáng kể…
Cây cam đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân Quỳ Hợp. (ảnh: Lê Tập)
Những năm gần đây, cây có múi (cam, chanh, bưởi) tiếp tục phát triển và là nhóm cây quả chủ lực của vùng với diện tích hiện có 27,94 nghìn ha, chiếm 40,15% tổng diện tích cây ăn quả toàn vùng, bằng 11,54% diện tích cam, quýt, chanh, bưởi cả nước.
Tại khu vực Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng cây ăn quả có múi sản xuất hàng hóa tập trung như vùng trồng cam ở Quỳ Hợp, Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Con Cuông (Nghệ An); Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), vùng trồng bưởi ở Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh)… Trong đó có những giống cam bưởi nổi tiếng như bưởi Phúc Trạch, cam Bù, cam Vinh, bưởi đỏ Luận Văn…
Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, do việc trồng cam, bưởi ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chủ yếu tự phát, trồng theo phong trào nhưng diện tích lại manh mún (diện tích vườn quả phổ biến từ 0,2 – 0,6ha/hộ) nên việc tiêu thụ đôi lúc gặp khó khăn, giá cả bấp bênh; các vùng sản xuất hàng hóa chưa rõ nét, chất lượng sản phẩm chưa ổn định; đặc biệt là thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây có múi.
Video đang HOT
Tránh phát triển “ nóng”
Tại diễn đàn, nhiều vấn đề quản lý sâu bệnh hại, sản xuất sạch bệnh, áp dụng quy trình thâm canh và các tiến bộ khoa học kỹ thuật (tưới nước tiết kiệm kết hợp bón phân qua hệ thống tưới, bao quả, thụ phấn bổ sung), sản xuất theo GAP… đã được các nhà khoa học, nhà quản lý và bà con nông dân đưa ra thảo luận sôi nổi, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, độ đồng đều về kích thước, hình thức mẫu mã và lượng quả.
Bà Nguyễn Thị Hương – người trồng cam lâu năm ở xã Yên Khê ( huyện Con Cuông, Nghệ An) mong muốn các nhà khoa học giúp các nhà vườn cách khắc chế sâu bệnh hiệu quả, ít phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hoá học nhưng năng suất và sản lượng cam vẫn ổn định.
Còn ông Chu Văn Viết ở xã Bồng Khê (huyện Con Cuông) hỏi giải pháp cho đầu ra quả cam ổn định.
Ông Trương Minh Châu – chuyên gia lĩnh vực trồng trọt (Sở NNPTNT Nghệ An) cho rằng, người trồng cam cần tập trung vào chất lượng sản phẩm, sản xuất cam an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Để tăng giá trị quả cam, tìm đầu ra ổn định, bà con nên tham gia vào hợp tác xã, nhóm hợp tác để cùng nhau sản xuất theo tiêu chí VietGAP.
Định hướng về việc quy hoạch vùng trồng cây có múi Bắc Trung Bộ, ông Hoàng Văn Hồng – Trưởng phòng Khuyến nông trồng trọt và lâm nghiệp (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) cho biết, hiện nay việc phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng được nhiều nông dân lựa chọn vì hiệu quả kinh tế cao.
Bộ NNPTNT đã có chỉ đạo các địa phương Bắc Trung Bộ phát triển cây có múi phải phù hợp với diện tích quy hoạch của từng tỉnh, từng vùng đặc sản, tránh phát triển nóng, ồ ạt, dẫn tới cung vượt cầu. Các địa phương phải tuyên truyền, hướng dẫn nông dân kỹ trước khi trồng, sử dụng giống cây sạch bệnh.
Theo Danviet
Làm được việc này, người trồng cam không lo ế mà vẫn thu tiền tỷ
Cam được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap luôn được các chuỗi siêu thị và người tiêu dùng đặt mua. Người trồng cam ở thủ phủ cam Cao Phong (Hòa Bình) đã đang nâng đời cho 7,8 vạn tấn cam bằng tiêu chuẩn VietGap. Đây là cách người trồng cam tự cứu lấy mình.
Đầu vụ thu hoạch cam, giá cam luôn là nỗi lo thường trực đối với bà con trồng cam ở huyện Cao Phong. Bởi lẽ, giá cả quyết định tới sự thành bại của một vụ mùa mà họ đã phải đầu tư quá nhiều công sức và tiền của cho vườn cam. Theo anh Trần Văn Tiệp, ở khu 1, thị trấn Cao Phong, 2 vụ gần đây, giá cam không được cao như những năm trước. Hơn nữa, do sản lượng cam quá nhiều, nên việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Trồng cam đúng tiêu chuẩn không lo chỗ bán
Nỗi lo của anh Tiệp cũng là việc mà cả nghìn hộ trồng cam ở Cao Phong đang phải đối mặt. Tuy nhiên, chính trong lúc sản lượng cam đang tăng chóng mặt từng năm, nhiều nhà vườn vẫn cứ ung dung thu tiền tỷ. Hơn nữa, họ lại không phải lo lắng lắm về đầu ra cho sản phẩm.
Trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap là việc mà các hộ nông dân huyện Cao Phong đã và đang thực hiện.
Anh Nguyễn Văn Mừng ở xã Bình Thanh, huyện Cao Phong đã trồng cả chục ha cam. Suốt mấy năm vừa qua, sản lượng vườn cam không ngừng tăng cao, nhưng anh vẫn bán được giá. "Năm 2018, tôi bán cam giá trên 20.000đ/1kg mà các mối vẫn khuân sạch. Cuối năm, gia đình tôi còn không có đủ cam để bán. Năm nay, nhiều khách cũng đã đặt hàng. Vườn nhà tôi bán được là nhờ tôi trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap", anh Mừng chia sẻ.
Cam trồng ở đất Cao Phong luôn có hương vị thơm rất đặc trưng. Nó là lợi thế so với các vùng khác. Tuy nhiên, khi diện tích trồng cam tăng chóng mặt, sản lượng cũng tăng lên theo cấp số nhân, việc bán cam lại là vấn đề nan giải.
Những năm trước, do cam bán quá chạy, nên nhiều hộ trồng cam không để ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap. Do vậy, khi cung vượt quá cầu, chỉ có những nhà vườn làm cam được cấp giấy chứng nhận VietGap là bán chạy và giữ giá.
Anh Nguyễn Văn Mừng ở xã Bình Thanh, huyện Cao Phong đã tìm nhiều cách để nâng cao chất lượng cam. Nhờ vậy mà sản phẩm của anh luôn bán được giá cao.
Chị Tô Bích Ngọc, Khu 1, thị trấn Cao Phong cũng là một trong những hộ sớm trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap. Gia đình chị có hơn 1 ha cam, chủ yếu là cam V2, lòng vàng và cam Canh. Năm 2017, gia đình tham gia mô hình trồng cam theo quy trình VietGAP.
Theo đó, gia đình áp dụng khoa học kĩ thuật, sử dụng phân bón hữu cơ để bón cho cây, đèn sinh học bẫy côn trùng gây hại. Cùng với kinh nghiệm thâm canh nhiều năm, hiện năng suất, chất lượng cam của gia đình tăng hơn những năm trước. Sản phẩm cam quả bán ra thị trường bảo đảm an toàn cho khách hàng. Tính ra, tổng doanh thu của gia đình đạt trên 700 triệu đồng/năm, tăng trên 100 triệu đồng so với thời điểm năm 2015.
Cây cam vẫn có thể mang lại tiền tỷ cho người trồng cam ở Cao Phong, nếu như họ biết cách chăm sóc cam theo đúng tiêu chuẩn.
Số hộ trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap không ngừng tăng lên
Năm 2014, toàn huyện Cao Phong có 235 hộ tham gia trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích 248,36 ha. Tham gia mô hình, các hộ được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cây theo đúng quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn; từng bước giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, mẫu mã, chất lượng và giá thành sản phẩm. Đồng thời, có điều kiện trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và cơ hội liên kết, nắm bắt thông tin thị trường.
Nâng cao chất lượng và trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap là hướng đi cần thiết đối với người trồng cam ở Cao Phong.
Nhận thấy việc chăm sóc cam theo tiêu chuẩn VietGap có nhiều lợi ích, sau mỗi năm số người tham gia chương trình không ngừng tăng lên. Năm 2019, toàn huyện Cao Phong đã có 734 hộ tham gia với tổng diện tích 972,44 ha cam VietGAP. Niên vụ 2018 - 2019, sản lượng cam đạt 3,4 vạn tấn, giá bán từ 20.000 - 35.000 đồng/kg. Huyện tiếp tục quản lý tốt 447 ha được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Hội trồng cam thị trấn Cao Phong, HTX Nông nghiệp và dịch vụ Hà Phong, HTX 3T Nông sản Cao Phong, Công ty TNHH Hùng Phong...
Cam sạch luôn bán được giá.
Theo Danviet
Nghệ An : Bướm "quái" tấn công, cam rụng hàng loạt, tiền "trôi sông" Do xuất hiện của mộ số côn trùng gây hại như bướm lâm nghiệp, ruồi vàng dẫn đến hàng chục tấn cam của người dân ở xã Yên Khê, huyện Con Cuông ( Nghệ An) trong thời kỳ thu hoạch đã bị rụng, thiệt hại đến hàng trăm triệu đồng. Ông Nguyễn Đức Long- thôn Trung Yên, xã Yên Khê, huyện Con Cuông...