Bạn trẻ Việt ở châu Âu chia sẻ mẹo đeo khẩu trang để không bị kỳ thị
Nhiều người châu Âu quan niệm ai bị bệnh mới đeo khẩu trang để tránh lây lan cho mọi người xung quanh, do vậy nếu đeo khẩu trang y tế ra đường trong thời gian Covid-19 đang bùng phát sẽ khó tránh khỏi bị kỳ thị.
Chị M.T tự may và ‘thiết kế’ nhiều loại khẩu trang vải để sử dụng khi đi ra ngoài – NVCC
Chị M.T (33 tuổi) một nhiếp gia ảnh tự do người Việt đang sống ở thành phố Genève (Thuỵ Sĩ) đã nghĩ ra cách có thể đeo khẩu trang ra đường mà không bị kỳ thị.
“Mọi người cứ hay hỏi mình là không sợ bị kỳ thị hay sao mà đeo khẩu trang ra đường. Mình trả lời không. Các cụ bộ đội ngày xưa ngụy trang tốt thì mình bây giờ cũng phải nguỵ trang kháng chiến”, chị M.T hài hước chia sẻ.
Sống nhiều năm ở phương Tây, chị M.T cho biết, người dân ở đây thường quan điểm ai bị bệnh thì mới cần đeo khẩu trang để tránh lây lan ra mọi ng xung quanh còn người khỏe đeo khẩu trang không có tác dụng gì. Do vậy, khi thấy ai đó đeo khẩu trang y tế ra đường, họ sẽ nghĩ người đó đang bị bệnh, đặc biệt trong thời điểm Covid-19 đang lây lan phức tạp này người đeo khẩu trang sẽ khó tránh khỏi bị kỳ thị bởi những người mất lịch sự và thô lỗ.
Khi có việc cần thiết đi ra những chỗ đông người, chị M.T đeo khẩu trang y tế bên trong và đeo thêm khẩu trang vải bên ngoài để không bị nhiều người chú ý. – NVCC
Để đeo khẩu trang phòng dịch mà không bị kỳ thị, theo chị M.T thay vì đeo khẩu trang y tế, mọi người có thể dùng khẩu trang vải. Cô nói: “Vải gì cũng được, trang trí hoa lá cành lên càng tốt, mọi người sẽ nghĩ nó là một loại phụ kiện thời trang. Mình nhận thấy điều này ngay từ khi qua châu Âu, nên mình đã mang khẩu trang vải từ Việt Nam sang. Trước đó, dịch bệnh chưa bùng phát nhưng vì mùa đông lạnh nên mình vẫn đeo khẩu trang và không ai có ý kiến gì”.
Khi dịch bùng phát ở nhiều nước châu Âu và Thuỵ Sĩ bắt đầu ghi nhận thêm các ca nhiễm, cô đã tự may thêm khẩu trang vải và không quên thêu hoa, đính hạt lên.
“Ra đường với những chiếc khẩu trang này mình bắt đầu thấy có nhiều sự chú ý hơn, đa số là bật cười, cười thân thiện, khen mình xinh, khen cái khẩu trang đẹp… Tất nhiên cũng có một số ít cười mỉa mai hoặc nhìn mình chằm chằm kiểu ‘con dở hơi’ nhưng vì số ít nên mình chẳng để ý”, nữ nhiếp ảnh gia chia sẻ.
Cô cũng nhắn nhủ, ở châu Âu số ca dương tính với Covid-19 ngày càng tăng, do vậy mọi người vẫn nên chú ý phòng bệnh, ngoài việc rửa tay, vệ sinh thường xuyên thì nên mang khẩu trang khi tới những chỗ đông người. Để không bị kỳ thị có thể mang khẩu trang y tế ở trong và mang thêm khẩu trang vải bên ngoài.
Những chiếc khẩu trang vải được chị M.T tự may để dùng trong thời gian dịch bệnh – NVCC
Chia sẻ thêm về những chiếc khẩu trang đặc biệt của mình, chị M.T cho biết ở khu vực chị sống khẩu trang y tế rất hiếm, ít ai mua được nên chị đã tự may khẩu trang vải 3 lớp. Mỗi ngày chị đều mang khẩu trang ra ngoài, sau đó có thể giặt sạch rồi phơi khô dùng lại.
Cũng theo chị M.T trước khi dịch bùng phát, một số nước ở châu Âu chỉ xem Covid-19 như một bệnh cúm mùa, người dân không được cảnh báo sớm nên khá chủ quan. Khi những con số người bệnh cùng những ca tử vong tăng mạnh, mọi người mới bắt đầu chú ý.
Nữ nhiếp ảnh gia cho biết, Thuỵ Sĩ là nước có biên giới giáp Pháp, Đức và Ý. Hiện cả 3 nước này số ca dương tính đã tăng rất mạnh. Riêng Genève hiện đã có khoảng 76 người dương tính với Covide-19 nên chính quyền ở đây đang xem xét về việc đóng cửa biên giới với Pháp, còn biên giới với nước Ý đã đóng trước đó.
Theo thanhnien.vn
Chế khẩu trang ngừa Covid-19 bằng tấm lót trẻ em: Bác sĩ nói tối kiến gây hại
Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều cá nhân tự mày mò cách chế tạo nước rửa tay khô, tái sử dụng khẩu trang vải... Mới đây, việc sử dụng tấm lót trẻ sơ sinh làm khẩu trang đã làm dấy lên nhiều tranh cãi.
Một bài hướng dẫn cách chế tạo khẩu trang từ tấm lót em bé - Ảnh chụp màn hình
Cụ thể, một số tài khoản Facebook đã đăng tải hướng dẫn cách làm khẩu trang từ tấm lót dành cho trẻ sơ sinh. Tấm lót sẽ được cắt ra, gập lại vừa với kích thước của mặt, sau đó gắn chỉ chun vào và cố định bằng ghim.
Chỉ trong một thời gian ngắn, các bài đăng này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng.
Nhiều người phấn khích bình luận: "Quá ổn, tớ nuôi con bao năm còn không biết đến miếng này", "Tuyệt quá chị ơi, em chia sẻ nhé", "Khéo hết phần người khác nữa em, chị thấy cái này đẹp hơn khẩu trang nữa đó" hay "Thông minh quá, làm video luôn đi chị"...
Thế nhưng bên cạnh những lời khen, cũng có những người cho rằng đây không phải là phương pháp bảo vệ sức khoẻ tối ưu nhất. Một tài khoản phân tích vì đây chỉ là tấm lót nên sẽ không có tác dụng lọc bụi.
Việt Nam phát hiện ca Covid-19 thứ 33, từng bay cùng bệnh nhân thứ 17
Tài khoản Hà Trần (25 tuổi, nhân viên công sở) chia sẻ: "Tấm lót em bé được cấu tạo bằng 5 lớp, trong đó có 2 lớp vải nhựa cùng lớp bông để hút ẩm. Khi sử dụng một thời gian, tôi cảm thấy ngộp thở vì không khí khó lưu thông trong khẩu trang".
Trao đổi với Thanh Niên, bác sĩ Võ Lâm Phước (nguyên Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Trung Ương Huế) cho biết: "Tấm lót có cấu tạo từ nhiều lớp nhằm hút các chất thải từ em bé hiệu quả nhất có thể. Chính vì thế, chất liệu dày dặn của nó khó có thể sử dụng làm khẩu trang. Thậm chí, những hạt bụi li ti của tấm lót có thể lọt vào phổi người dùng và gây nguy hiểm. Các bạn hãy là người tiêu dùng thông thái để biết rõ chất liệu của khẩu trang y tế và tấm lót là hoàn toàn khác nhau với công dụng riêng biệt".
Theo TS-BS Huỳnh Minh Tuấn, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, để phòng ngừa dịch Covid-19, cần có sự kết hợp đầy đủ và đồng thời nhiều yếu tố. Trong đó, nếu chỉ đeo khẩu trang thôi chưa đủ, càng chưa nói đến việc đeo khẩu trang không đúng cách. Các biện pháp cần thực hiện đồng thời và đúng cách gồm: đeo khẩu trang, vệ sinh tay, vệ sinh hô hấp và vệ sinh môi trường xung quanh các bề mặt tiếp xúc.
Theo Thanh niên
Sinh viên Trung Quốc ở Pháp bị 'cảnh sát giả' phạt vì đeo khẩu trang Một số sinh viên Trung Quốc tại Pháp đã bị những kẻ giả danh cảnh sát tiếp cận, nói đeo khẩu trang là phạm pháp để đòi tiền phạt. Theo trang tin địa phương BFM TV, các sinh viên các bị đòi tiền phạt 150 euro (171 USD) bởi những kẻ giả danh cảnh sát. Những kẻ này dẫn một quy định ở...