Bạn trẻ Sài Gòn ghé thăm cụ ông bán vé số khuyết tật và chú chó nhỏ
Vừa qua, mạng xã hội xuất hiện hình ảnh cụ ông già nua, ngồi trên vỉa hè cùng chú chó nhỏ màu trắng, bên cạnh chiếc bảng: ” Tôi bị câm điếc, xin cô bác làm ơn giúp đỡ. Cảm ơn nhiều “.
Câu chuyện nhanh chóng nhận được sự quan tâm của dân mạng, đặc biệt là những bạn trẻ yêu mến cún cưng.
Cụ ông bị câm điếc bán vé số ở Sài Gòn nhận được khá nhiều sự quan tâm của mọi người.
Hình ảnh được ghi lại tại khu vực ngã tư đường Điện Biên Phủ giao với đường Hai Bà Trưng, gần công viên Lê Văn Tám (quận 1, TP.HCM). Qua một số hình ảnh, có thể thấy mặc dù khó khăn và có khiếm khuyết nhưng ông vẫn chăm sóc cho bé cún rất chu đáo. Ông lót giấy bìa, gấp thành thùng, gấp khăn làm gối cho chú cún nằm chơi bên cạnh. Khi được các bạn trẻ xin chụp hình, ông cũng ra dấu báo hiệu xin chờ vài phút để “gọi” cún cưng của mình thức dậy, lên ảnh cho đẹp. Những cử chỉ đáng yêu của chú bán vé số được nhiều người chú ý và ấn tượng.
Chú chó nhỏ của cụ ông rất đáng yêu, thân thiện với mọi người.
Ngay sau khi bài viết được đăng tải, một số bạn trẻ đã chạy quanh khu vực quận 1 để tìm thông tin về 2 nhân vật đặc biệt này. Trong đó, tối ngày 22/6, cô bạn Junie đã bắt gặp chú bán vé số cùng thú cưng tại đường Trần Hưng Đạo (quận 1).
Chia sẻ với chúng tôi, cô bạn cho biết khi có khách ghé tới mua vé số, chú chó nhỏ tỏ ra khá hào hứng, thân thiện và vẫy đuôi mừng rỡ. ” Tụi mình giao tiếp với ông bằng cử chỉ, theo như ông kể thì hôm nay bạn cún toàn ngủ với ôm đồ chơi thôi, ông khui sữa nhưng không chịu uống. Vừa kể, ông vừa ôm cưng nựng bé cún dễ thương lắm. Bản thân mình cảm thấy ông rất hiền, tình cảm nữa. Ngồi trò chuyện với tụi mình nhưng ông vẫn ôm bé chó rồi xoa đầu, dỗ em ngủ, đáng yêu cực kỳ ” – Junie chia sẻ.
Sau khi kết thúc buổi trò chuyện, cô bạn này đã gửi một ít đồ chơi cho bé cún và được ông “cúi đầu cảm ơn đến 3 lần” rất nhiệt tình, lúc đi còn vẫy tay và giơ tay chú chó lên chào. Hình ảnh về 2 nhân vật đặc biệt này khiến cô bạn ấn tượng khó quên và cảm thấy vui vẻ, tích cực hơn rất nhiều.
Junie chia sẻ thêm: ” Mình cảm thấy rất cảm động vì trong thời điểm dịch bệnh khó khăn nhưng ông vẫn cưu mang bé cún, đặc biệt là ông còn chuẩn bị sữa rồi đồ chơi cho bé nữa “.
Video đang HOT
Cụ ông chăm sóc “người bạn đồng hành” rất nhẹ nhàng, tình cảm.
Được biết, chú bán vé số với tấm biển quen thuộc ” Tôi bị câm điếc, xin cô bác làm ơn giúp đỡ. Cảm ơn nhiều ” này từng gây sốt cộng đồng mạng trước đây. Cụ thể, theo Thanh Niên, chú tên S. (63 tuổi), sinh sống tại Long An nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên phải lên Sài Gòn bán vé số hơn 2 năm nay. Vào khoảng đầu năm 2021, chú S. từng được một mạnh thường quân kêu gọi quyên góp và trao tặng 75 triệu đồng. Tuy nhiên, khi được trao tiền, chú đã từ chối.
Trong lần gặp tiếp theo, vị mạnh thường quân này phải năn nỉ, cố gắng thuyết phục ông nhận số tiền là 20 triệu đồng. Thế nhưng, ông dùng ngôn ngữ hình thể, chỉ xin nhận 5 triệu đồng để chi trả tiền nợ. Số tiền còn lại, ông S. hi vọng mạnh thường quân có thể tặng lại cho những người khác có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Ông viết lên giấy, chia sẻ về hành động đẹp này: ” Tôi tuy khổ nhưng còn đi kiếm tiền được, còn nhiều người có hoàn cảnh còn khó khăn hơn nên mình cần chia sẻ”.
Chú chó đáng yêu, ngóc đầu nghe ngóng khi có người gọi tên.
Câu chuyện về ông cụ bán vé số và chú chó nhỏ trên đường Điện Biên Phủ giúp nhiều bạn trẻ thêm tin tưởng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống. Còn bạn, câu chuyện này đã mang đến cho bạn thông điệp riêng như thế nào, hãy cùng chia sẻ nhé!
Ảnh: Junie House
Các thông tin đời sống xã hội sẽ liên tục được cập nhật tại YAN!
Ông cụ câm điếc từ chối 75 triệu, dân mạng bảo nhau 'biết đủ là hạnh phúc'
Được hỗ trợ 75 triệu đồng nhưng ông cụ câm điếc bán vé số ở Sài Gòn kiên quyết chỉ lấy 5 triệu đồng, số còn lại gửi cho những người khó khăn hơn. Câu chuyện "biết đủ là hạnh phúc" của ông gây xúc động dân mạng.
Chiếc xe đạp được ông Sơn mua với giá 200.000 đồng từ tiền tích góp bán vé số - ẢNH: LÊ NGỌC THẢO
Năn nỉ cũng không lấy
Qua mạng xã hội, chị Nguyễn Đỗ Trúc Phương (25 tuổi) vô tình thấy ông Vũ Văn Sơn (63 tuổi) bán vé số với tấm biển: "Tôi bị câm điếc xin cô bác làm ơn giúp đỡ". Không kiềm lòng, chị Phương đứng ra kêu gọi sự giúp đỡ của nhà hảo tâm cho ông Sơn được 75 triệu đồng. Chị tìm ông Sơn để trao tiền thì ông từ chối không nhận.
Trở lại gặp ông Sơn lần nữa, chị Phương muốn trao cho ông 20 triệu đồng và dành số tiền còn lại cho những hoàn cảnh khó khăn khác. Nhưng phải "năn nỉ" thì ông mới chịu nhận 5 triệu đồng và ra hiệu cho chị Phương tặng 15 triệu đồng còn lại cho những người khó khăn khác.
"Đây là lần đầu tiên mình gặp trường hợp người được kêu gọi giúp đỡ lại không nhận tiền, đặc biệt là một số tiền lớn như vậy. Chú giúp tôi học được một bài học rằng khi biết đủ, tự lòng mình sẽ thấy an nhiên", chị Phương nói.
Ông nắn nót viết từng chữ đáp lại khi được hỏi
Đến ngã tư nơi ông Sơn vẫn thường bán vé số, chúng tôi thấy ông đang cặm cụi thối tiền cho khách. Mỗi lần đưa vé số hay nhận tiền từ khách ông Sơn đều đưa bằng hai tay và liên tục gật đầu để cảm ơn. Người mua thấy vậy cũng nở nụ cười đáp lại rồi mới đi.
Sau khi bán được vài tờ vé số, ông ngồi bệt xuống đường nghỉ một lát rồi đứng lên vẫy tay, cười mời chào người đi đường. Có người sẵn đợi đèn đỏ mua giúp ông 1- 2 tờ, chốc chốc lại có người tấp xe vào lề gửi ông vài gói mì gói, dầu ăn...
Chúng tôi trò chuyện với ông bằng những câu hỏi ngắn trên giấy. Sau khi đọc kỹ, ông cặm cụi viết từng câu trả lời. Ông kể lại, ngày xưa bị pháo rơi ngay hầm cá nhân, ông bị ra máu lỗ tai; họng, đầu bị miểng nhỏ văng vào sau đó tai không nghe được rồi dần dần không nói được.
Tôi hỏi ông sao lại từ chối nhận hết số tiền người ta giúp cho, ngay cả việc mua xe đạp mới thì ông liền viết vào giấy: "Tôi bảo số còn lại nên giúp ai đó có hoàn cảnh khó khăn hơn tôi. Tôi tuy khổ nhưng còn đi kiếm tiền được, còn nhiều người có hoàn cảnh còn khó khăn hơn nên mình cần chia sẻ. Còn xe đạp cũ mới gì cũng vậy, khi mình đã có tức là ngày hôm nay mình diễm phúc, bởi những gì đòi hỏi nó mang tính chất nhu cầu, mà nhu cầu thì không biết bao nhiêu mới đủ. Không ai bằng lòng với hiện tại cả. Xe này từ tiền bán vé số dành dụm, mua lại người ta giá 200.000 đồng".
Có tình thương mọi người là tôi hạnh phúc
Ông Sơn quê ở Long An, cho biết mình có hai người con gái đã lập gia đình, mỗi người có hai em bé nên ông có 4 cháu ngoại. Còn vợ ông thì vẫn ở dưới quê đi làm cỏ, làm rẫy mướn cho người ta, có người thuê thì có ăn, không thì chờ thời.
Hai năm mưu sinh ở Sài Gòn, ông Sơn được một người chủ lo cho chỗ ăn ngủ, lấy vé số không vốn để đi bán kiếm tiền. Một ngày của ông bắt đầu từ 5 giờ 30 sáng. Ông thường ngồi ở đường Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM) đến 7 giờ hơn thì di chuyển. Buổi tối ông Sơn sẽ đến ngã tư Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng (Q.3, TP.HCM) bán tiếp vé số. Tầm 21 giờ, ông lại đạp xe ra vòng xoay Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh) bán đến hơn 23 giờ mới về.
Ông Sơn cho biết mỗi ngày ông đi mỗi hướng khác nhau và lý giải: "Mình phải đổi đường chứ ngày nào người ta cũng thấy mình rồi cứ mua như họ "nợ" mình vậy".
Nhắc về mong muốn của mình, ông trầm ngâm viết ra giấy: "Có tình thương của mọi người dành cho tôi là tôi hạnh phúc lắm rồi, có tiền nhiều mà không có tình thương của mọi người, không có tình thương của mấy cháu thì nó giống như cây khô thiếu nước vậy. Tôi chỉ mong sao vợ, các con cháu luôn mạnh khỏe và tôi không còn bệnh huyết áp nữa là tôi vui rồi, chỉ mong vậy thôi".
Chú chó đi bán vé số giúp chủ cực ngầu: Ngậm giỏ vé số lịch sự đứng bên cạnh tỏ ý mời khách rồi nằm ngoan ngoãn đợi khách lựa vé số mới đứng lên đi tiếp Đến bất kỳ một quán cà phê nào chú chó này cũng tự động dùng mõm ngậm lấy giỏ vé số và đi mời chào khác. Hành động của nó khiến không ít người bất ngờ và bày tỏ sự phấn khích, dành hết lời khen cho nó. Chó ngoài là động vật trung thành với chủ nhất còn là một trong những...