Bạn trẻ làm cơm 5000 đồng cho lao động nghèo
“Dạ, đây ạ, suất cơm của bác, chúc bác ngon miệng” – Hương Giang tươi cười, hai tay đưa 1 hộp cơm đã đóng sẵn cho bác bán hàng rong vừa đi đến mua cơm.
Hai tháng nay, vào 11h trưa ngày chủ nhật, người dân lao động nghèo thuộc khu vực cầu Mai Động (Hà Nội) đã quen với hình ảnh một tốp các bạn trẻ mặc áo đồng phục màu vàng bán những suất cơm 5000. Hoạt động này thuộc dự án “ Quán cơm trưa lưu động 5000 đồng” của CLB Tình nguyện trẻ.
Cơm 5000 thu hút đông người lao động nghèo.
Khu vực cầu Mai Động tập trung đông lao động nghèo từ nông thôn ra chờ việc. Thu nhập của họ rất thấp và không ổn định. Cô Trần Thị Hiền, bán hàng rong quanh khu vực này chia sẻ: “Có hôm chỉ hai, ba chục ngàn, có hôm đi mỏi cả chân mà không bán được, đói nhưng không dám ăn cơm, một suất cơm thường cũng đắt lắm”.
Vì đặc thù là chợ lao động cũ, xung quanh lại có nhiều chợ lớn như chợ Mơ, chợMai Động, chợ 8/3… nên người lao động thu nhập thấp ở khu vực này rất đông. Với 5000 đồng, họ chỉ đủ mua 2 cái bánh mì cho một bữa trưa qua quýt trong khi công việc chủ yếu là lao động chân tay. Quán cơm lưu động 5000 xuất hiện, như một sự hỗ trợ và sẻ chia với các bác, các cô vốn đã rất vất vả vì mưu sinh lại đang phải tiết kiệm từng đồng vì lo cho cuộc sống.
Video đang HOT
Anh Bùi Quang Long – phụ trách dự án Cơm 5000 cho biết: “Những người dân lao động ở đây rất cần đến những sự quan tâm, chia sẻ của xã hội, cho dù sự giúp đỡ ấy chỉ là một bữa cơm nho nhỏ đủ chất giá 5000 đồng vào trưa CN hàng tuần đi chăng nữa”.
Những suất cơm làm ấm lòng người lao động nghèo.
Lịch trình hoạt động của các thành viên tham gia dự án được tiến hành theo thời gian cố định: 4h sáng: Đi chợ mua đồ ăn, 7h-8h: Sơ chế, chuẩn bị cơ sở vật chất, 8h – 10h: nhận đặt hàng nấu nướng chia suất, 10h30 – 12h30: phân phối sản phẩm. Công việc được tiến hành khẩn trương trong tất cả các khâu nên ngày chủ nhật trở thành ngày bận rộn nhất của các thành viên dự án.
Chia sẻ về dự án, anh Long cho biết thêm, với những số đầu tiên, mặc dù đã khảo sát kỹ càng nhưng cả nhóm tình nguyện vẫn bị bất ngờ khi chỉ trong vòng chưa đầy 40 phút đồng hồ kể từ khi phiếu cơm đầu tiên được phát ra, toàn bộ 76 suất cơm đã được bán hết veo. Vì nhu cầu lớn mà nhóm mới chỉ lo được hơn 70 suất nên CLB phải làm phiếu ăn 5k để phát cho các bác, các cô, những người đến muộn hoặc không có phiếu ăn đành phải ngậm ngùi chờ đến chủ nhật tuần sau.
TRẦN THỦY
Theo Infonet
Mánh khóe của những kẻ chuyên cho vay nặng lãi
Để có thể yên ổn làm ăn, hàng trăm người bán hàng rong, chạy xe ôm... đều bị buộc trở thành con nợ của những kẻ chuyên cho vay nặng lãi.
Những đối tượng cho vay nặng lãi đang đi thu tiền góp của những người bán hàng rong, vé số trước Khu Du lịch - Văn hóa Suối Tiên. (Ảnh cắt từ clip)
Thế giới tín dụng đen tồn tại ở khu vực trước cổng Khu Du lịch - Văn hóa Suối Tiên (quận 9 - TPHCM) đã gần chục năm nay với nhiều "đại ca" có máu mặt làm chủ nợ kiêm bảo kê. Đa số những người bán hàng rong đều là dân nghèo từ các tỉnh xa vào TPHCM kiếm sống. Có người không vốn nên phải tìm đến các "đại ca" để vay tiền, cũng không ít người không muốn nhưng để yên ổn làm ăn vẫn phải thành con nợ bất đắc dĩ, để rồi đã dính vào là không dứt ra được.
Ép người bán hàng rong vay nặng lãi
Từ miền Tây, chị T. chân ướt chân ráo lên TPHCM để kiếm kế sinh nhai. Không nghề nghiệp, chị được một người cùng quê giới thiệu ra khu vực trước cổng Suối Tiên bán nước giải khát. Vừa bán được ít ngày bỗng có một thanh niên tên Hiền đến hăm dọa, không cho bán nữa. Chị T. khóc lóc năn nỉ, hắn ép chị phải vay của hắn 1 triệu đồng, trả trong vòng 25 ngày, mỗi ngày 50.000 đồng thì mới được đứng bán.
Sợ "thất nghiệp", chị T. nhắm mắt vay tiền. Mấy ngày đầu, Hiền đến lấy tiền lãi đều đặn nhưng sau đó, hắn biến mất tăm cho đến gần tháng sau lại xuất hiện, đòi chị T. phải trả cả lãi lẫn vốn gần 1,5 triệu đồng. Không có tiền trả, chị T. bị Hiền dọa "xẻo thịt", đồng thời ép chị vay thêm 1,5 triệu đồng để trả nợ cũ nhưng chỉ đưa cho chị 1,3 triệu đồng.
Cùng hoàn cảnh, phần vì thiếu vốn làm ăn, phần bị quậy phá liên tục, bà L. tìm đến Hiền vay 1 triệu đồng, góp 50.000 đồng mỗi ngày. Bà L. trả mãi vẫn không hết nợ, thậm chí không có tiền trả góp hằng ngày. Hiền liền ép bà L. vay thêm 1 triệu đồng để trả nợ cũ nhưng chỉ đưa cho bà 900.000 đồng. "Ngày nào cũng phải góp cho ổng mà tiền nợ gốc 2 triệu đồng vẫn còn" - bà L. uất ức nói.
Khoảng 19h15 ngày 5/10, một người đàn ông khoảng 35 tuổi, đi xe máy biển số 54X-304... đảo xe qua lại trước cổng Khu Du lịch - Văn hóa Suối Tiên, sau đó tấp vào một quán nước phía bên trái, mở cốp xe lấy ra một cuốn sổ tay, chuẩn bị công việc thường ngày: cho vay và thu tiền lãi.
Chủ quán nước nói trên là một phụ nữ chừng 60 tuổi. Khi gã đàn ông xuất hiện, bà vội lấy trong túi ra một nắm tiền nhàu nát đếm lại khoảng hơn 300.000 đồng đưa cho gã. Trong vòng 15 phút tiếp theo, có hơn chục người tới đưa tiền cho gã này. Mỗi lần như vậy, gã lại giở sổ ra đánh dấu vào.
Tiếp đó, gã chạy xe ngược chiều về hướng cầu vượt Thủ Đức thu tiền của nhiều người bán hàng rong dọc Quốc lộ 1A rồi quay về chỗ cũ thu tiền tiếp trước khi đi lòng vòng về hướng chợ Tân Phú (nằm trên đường 154) để thu tiền của hàng chục người khác. "Ổng đến lấy nợ, ngày nào cũng khoảng 20 giờ là đến, không có tiền đưa cho ổng là ăn đòn như chơi. Vay nợ thì không biết khi nào trả hết, còn không vay thì không có chỗ làm ăn" - bà cụ mếu máo nói.
Gái mại dâm cũng không thoát
Không chỉ nhắm tới những người bán hàng rong, chạy xe ôm... quanh khu vực Suối Tiên, đội quân cho vay nặng lãi còn "quản lý" cả những người cùng đường là gái bán dâm, hoạt động trên Quốc lộ 1A (đoạn từ cầu vượt Thủ Đức đến ngã ba Lâm Viên). Như một luật bất thành văn, muốn hành nghề, gái bán dâm bắt buộc phải vay nặng lãi của các "đại ca" thì mới có chỗ đứng đường. Ở khu vực này, có hàng chục gái bán dâm là con nợ của một người đàn ông tên Thành.
Cứ tầm khoảng 20h mỗi ngày, sau khi thu tiền từ những người bán hàng rong quanh khu vực Suối Tiên, Thành chở vợ đến chờ những cô gái bán dâm lần lượt mang tiền tới trả. Nếu ai bận đi khách, phải gửi lại tiền cho "đồng nghiệp" trả giùm, chưa đủ tiền trả thì gần sáng, Thành cho đàn em tới thu. Không chỉ cho vay nặng lãi, Thành còn bao luôn việc cung cấp xe tay ga, "điểm đáp" cho gái bán dâm để dễ thu nợ. Nói chung, kiểu nào cũng không thể thoát khỏi tay Thành.
Tương tự, những cô gái bán dâm tại khu vực quanh làng đại học Thủ Đức, cầu vượt Thủ Đức cũng là con nợ của 2 người đàn ông tên Hiếu và Hiền. Đã có nhiều cô gái không đủ tiền trả lãi bị đàn em các chủ nợ truy tìm, đánh đập dã man hoặc bị cấm hoạt động ở địa bàn mình "quản lý".
300.000 đồng/tháng tiền thuê chỗ
Muốn có một chỗ đậu xe đón khách, những người chạy xe ôm tại trạm xe buýt trước cổng Suối Tiên phải đóng 300.000 đồng/tháng gọi là tiền thuê chỗ. Những ai không tiền, xớ rớ vào khu vực trên sẽ khó tránh khỏi "đổ máu". Ngoài ra, những người bán hàng rong, nước giải khát trên xe buýt cũng phải đến "tài" mới được leo lên xe bán theo sự sắp xếp của các "ông chủ" cho vay nặng lãi. Dù không có một văn bản nào quy định nhưng không ai dám vi phạm, nếu còn muốn kiếm sống.
Theo xahoi
Nhà tuyển dụng lao động lý giải về "chọn giải pháp an toàn" Hàng ngàn phản hồi của bạn đọc với thông tin: một số doanh nghiệp ở Bình Dương không tuyển lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh... lại phá "kỷ lục" của ngày hôm trước. Diễn đàn tiếp tục đưa thêm những ý kiến từ các nhà tuyển dụng lý giải cho lựa chọn của mình. Mặc dù treo biển tuyển dụng 400 lao...