Bạn trẻ Huế giới thiệu cảnh đẹp quê hương bị lãng quên
Miếu Văn Thánh vừa là danh lam thắng cảnh, vừa là di tích lịch sử, nhưng tiếc thay lại chẳng mấy ai biết đến nơi này, từ khách du lịch đến các bạn trẻ đang sống tại Huế.
Nếu ở Hà Nội nhiều bạn đã quá quen thuộc với sự nổi tiếng của văn miếu Quốc Tử Giám, thì ở Huế cũng có một văn miếu với tuổi đời hàng trăm năm như thế. Cả hai đều là nơi lưu trữ những nét đẹp lịch sử, là nơi ghi dấu, làm rạng danh những con người tài ba, tri thức ở thời xưa. Nhưng vấn đề ở trăm năm sau, văn miếu Quốc Tử Giám và miếu Văn Thánh lại có sự khác biệt rất nhiều.
Trong khi một nơi đang là địa điểm nổi tiếng, mỗi năm có đến hàng nghìn, hàng triệu lượt người ở khắp mọi nơi ghé thăm. Chưa kể vào mùa thi cử, sĩ tử cả nước đổ về Quốc Tử Giám để cầu nguyện, vuốt đầu rùa lấy may. Thì lúc đó, miếu Văn Thánh lại “buồn bã”, một mình nó trầm ngâm và lặng lẽ trôi đi theo năm tháng.
Cậu bạn Nguyễn Chí Long – nam sinh của trường Đại học Y Dược Huế, cũng là một trong những người con được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này đã quyết định thực hiện một đoạn clip vô cùng đẹp về nơi đã mang đến cho cậu một cảm xúc rất lạ…
Chúng ta hãy cùng xem một Huế thật đẹp, một nơi thật tuyệt vời mà nó hiện đang bị bỏ quên.
Cái giếng “già” nằm phía sau Miếu với khu vườn xanh mát
Chí Long chia sẻ: “Từng chiều một mình trên chiếc xe, đi khắp ngõ ngách thành phố Huế, hay băng qua những cánh đồng bát ngát, tai nghe những điệu nhạc quê hương nữa thì mới thấy quê hương mình đẹp biết bao các bạn ạ. Và cũng nhờ những chiều như thế, mình mới biết thêm quê hương còn có những danh thắng và di tích lịch sử rất đẹp, nhưng tiếc rằng… chúng đã bị lãng quên.
Video đang HOT
Thực hiện đoạn clip này, mình hy vọng các bạn có thể cùng ngồi lại cảm nhận những nét đẹp của quê hương, đất nước mình chẳng thua gì nước ngoài đâu. Mình cũng hy vọng thông qua đoạn clip này, sẽ giúp Miếu Văn Thánh trở nên gần gũi hơn với bạn bè trong nước lẫn quốc tế”.
Buổi chiều bên trong ngôi Miếu này được nhuộm một màu vàng ruộm bởi ánh nắng tà.
Bạn nào đã có dịp đến thăm ngôi miếu Văn Thánh này, thì hẳn sẽ hiểu rõ, nhớ rất kỹ những vẻ đẹp hiện đang tồn tại quanh nó. Toàn bộ ngôi miếu được bao quanh bằng những kiến trúc cổ, rêu phong, nhưng tuyệt đẹp. Cây cối, đồng cỏ xanh mướt lay động ở bốn phía, càng khiến những người từng đặt chân đến đây trở nên khó quên hơn bao giờ hết. Nhưng buồn thay, vì sự khai thác chưa đúng cách đã khiến ngôi miếu này không được giới thiệu đến nhiều người, thậm chí là ít ai nhớ để mà nhắc đến nó.
Đẹp đến thế, nhưng sự thật là đa số giới trẻ tại Huế chẳng mấy ai biết đến sự tồn tại của địa điểm này. Theo một bạn đang sống tại đây cho biết: “Ngôi miếu này bình thường gần như bỏ hoang, chẳng có ai tới cả. Thỉnh thoảng lắm mới thấy được một vài đoàn khách nước ngoài ghé thăm một chút rồi đi, còn không nơi này làm địa điểm tụ tập, tán gẫu của vài nhóm bạn trẻ, hoặc khách vãng lai đi đường tấp vào nghỉ mệt.
Mình cũng vô tình biết đến nơi này thời gian gần đây khi xem cuộc thi Miss của trường Đại học Huế. Ngỡ ngàng phát hiện một nơi quá đẹp nằm ở ngay thành phố của mình mà trước giờ chẳng để ý. Tới khi mình mò đến thử, thì thấy thật lãng phí quá. Cảnh ở đây đẹp vô cùng nhưng cả “người của ta” lẫn khách du lịch chẳng ai biết cả.
Từ trung tâm thành phố Huế đi xe máy chỉ mất tầm 15 – 20 phút thôi, đi ngang chùa Thiên Mụ”.
Hình ảnh nhẹ nhàng, mộc mạc của cô nữ sinh mặc chiếc áo dài trắng, mái tóc đen dài đúng chất Huế, cộng thêm hình ảnh ngôi miếu hiện ra dưới nền nhạc dịu dàng, chắc chắn sẽ khiến bạn có những giây phút bồi hồi, lắng đọng bởi một vẻ đẹp hiện đang bị… lãng quên ở mảnh đất cố đô Huế.
Đây từng là nơi làm rạng danh những học sĩ tài danh của đất nước.
Hình ảnh các cụ rùa không khác gì trong Quốc Tử Giám.
Nhưng ngôi miếu luôn vắng lặng không một bóng người…
Hoàng hôn vô cùng đẹp ở con sông bên cạnh văn miếu.
Theo Kenh14
Hoàn thành tu bổ di tích Đền A Sào
Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia đình, đền, bến tượng A Sào (xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) vừa tổ chức lễ khánh thành và khai mạc Lễ hội đền A Sào.
Đền này còn có tên gọi là Đệ nhị sinh từ thờ Quốc Công Tiết Chế - Hưng Đạo Đại Vương. Năm 18 tuổi, Trần Quốc Tuấn được phong tước Thượng Vị Hầu đã về A Sào xây dựng căn cứ và kho dự trữ lương thảo. Đây được coi là vùng đất có vị trí chiến lược góp phần làm nên chiến thắng trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông.
Đặc biệt Bến Tượng A Sào đã ghi dấu tích voi chiến của Trần Hưng Đạo bị sa lầy trong trận đánh quân của Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng và gắn với lời thề quyết tử của Hưng Đạo Vương. Nhớ công ơn của Ngài, sau chiến thắng quân Nguyên, nhân dân đã lập đền thờ Ngài gọi là Đệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu. ể tương xứng với tầm vóc lịch sử của Khu di tích, UBND tỉnh Thái Bình đã chính thức phê duyệt quy hoạch tu bổ tôn tạo Khu di tích lịch sử nhà Trần gồm đình, đền, bến Tượng tại xã An Thái. Tổng thể khu di tích rộng hơn 31,7ha. Công trình được khởi công năm 2012, với tổng vốn đầu tư khoảng 40 tỷ đồng.
Theo ANTD
Bí ẩn dòng sông ngầm không bao giờ cạn ở Hòa Bình Trong núi Chùa Hang ở tỉnh Hòa Bình, có một dòng sông ngầm trong mát, chảy mãi không bao giờ cạn. Nơi đây còn có nhiều điều bí ẩn về chiếc bàn cờ cổ, kho bạc Nhà nước và những vết tích từ nền văn hóa Hòa Bình. Dòng sông ngầm không bao giờ cạn Để được mục sở thị về ngọn núi...