Bạn trẻ góp khẩu trang y tế, bán tranh ủng hộ bác sĩ chống dịch Covid-19
Từ lời kêu gọi mọi người chung tay đóng góp để mua khẩu trang y tế gửi đến các khu cách ly, một số bạn trẻ đã đồng lòng góp tiền, hiện vật thậm chí rao bán tranh để ủng hộ.
Ngoài mục đích bán tranh lấy tiền mua khẩu trang, bạn trẻ còn mong muốn lan toả phong trào chung tay chống dịch Covid-19 – Chụp màn hình
“Gia tài” 50.000 đồng/ngày vẫn góp mua khẩu trang y tế
Cách đây khoảng vài ngày, một nhóm nhỏ trên mạng xã hội phát động phong trào “góp lửa cho tiền tuyến chống dịch” bằng cách đóng góp khẩu trang hoặc hiện vật để gửi đến đội ngũ y, bác sĩ ngày đêm chống dịch.
Chị Thái Thị Thanh Huyền, Phó bí thư chi bộ KP4, P.5, Q.8 (TP.HCM), một thành viên trong nhóm, cho biết từ những lần đi thực tế tại các bệnh viện trong thời điểm dịch mới biết được các bác sĩ ở khu cách ly rất cần khẩu trang và thiết bị y tế. Do đó, chị cùng với bạn bè đứng ra kêu gọi mọi người cùng chung tay đòng hành với ngành y chống chọi dịch bệnh.
Sau khi kêu gọi, nhóm chị Huyền nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Trong 5 ngày kêu gọi, điều đáng nhớ nhất của chị Huyền là những người lao động nghèo ở khu Mã Lạng (P.Nguyễn Cư Trinh,TP.HCM) ủng hộ số tiền lên đến 6 triệu đồng. Đến hiện tại, nhóm chị Huyền đã nhận được hơn 25 triệu đồng, trên dưới 25 hộp khẩu trang và vài chục bộ đồ bảo hộ y tế, bao tay, nước sát khuẩn. Ngày mai nhóm phối hợp với Thành Đoàn TP.HCM đến bệnh viện dã chiến Củ Chi để trao tặng.
“Có những bạn thanh niên không có tiền nhiều vẫn ủng hộ 50.000 – 100.000 đồng. Đó là cả gia tài của họ trong một ngày. Khi tiền chuyển về, chúng tôi muốn rớt nước mắt bởi vì số tiền đó không là bao nhưng đã đánh động được ý thức mỗi người chung tay vì cộng đồng. Các bạn sẵn sàng cho đi cái tốt nhất của các bạn”, chị Huyền chia sẻ.
Có 2 hộp khẩu trang vẫn đóng góp
Nguyễn Quỳnh Mơ, giáo viên, ngụ đường Trần Hưng Đạo, Q.5 (TP.HCM) đi xe buýt từ nhà đến P.Nguyễn Cư Trinh để đóng góp. Chị Mơ cho biết: ” Khi nghe phát động phong trào, Mơ có sẵn 2 hộp khẩu trang để dành từ lâu nên quyết định nhường lại cho các y, bác sĩ”.
Video đang HOT
Bức tranh Hạo Anh tự tay vẽ mặc dù không phải là họa sĩ chuyên nghiệp – chụp màn hình
“Người nhỏ làm việc nhỏ, góp 2 hộp khẩu trang mình có vì tôi cũng nghĩ mình không làm việc trong môi trường nguy hiểm nên cũng không cần. Khẩu trang y tế ngày càng khang hiếm thì tôi để lại cho những người làm nghề y sử dụng. Tôi sử dụng khẩu trang vải cũng được”, chị Mơ cho hay.
Bán đấu giá tranh ủng hộ
Trần Hạo Anh, làm việc tại Trường doanh nhân Quốc tế Pi Institute (TP.HCM), lại chọn cách rao bán những bức tranh của mình để lấy tiền ủng hộ. Hạo Anh cho biết thay vì góp tiền trực tiếp, đã quyết định chọn những bức tranh mình yêu thích nhất bán đấu giá lấy tiền ủng hộ.
Mục địch đấu giá để lấy được số tiền cao nhất sẽ gửi ủng hộ mua khẩu trang tặng cho các bác sĩ. Có như thế việc chung tay đóng góp mới tạo được ý nghĩa, lan toả mạnh trong cộng đồng và kéo theo nhiều người khác tham gia.
Ngày 18.3 vừa qua, Hạo Anh viết dòng trạng thái trên Facebook kêu gọi mọi người mua tranh của mình. Hạo Anh viết: “Kêu gọi đấu giá tranh “góp lửa” cho tiền tuyến chống dịch. Tuy hơi muộn màng nhưng có còn hơn không. Hưởng ứng ý tưởng quyên góp mỗi nhà 1 hộp khẩu trang cho đội ngũ y, bác sĩ tiền tuyến trắng đêm chống dịch. Thân mời các anh chị, bạn bè trên Facebook tham gia đấu giá tranh được đăng trong album này”.
Không phải là họa sĩ chuyên nghiệp, Hạo Anh chỉ vẽ những bức tranh đơn giản theo sở thích riêng. Lần này Anh chọn ra 3 bức tranh mình thích nhất để bán.
Hạo Anh chia sẻ: “Đến thời điểm này đã có người trả cho một bức tranh với giá 3 triệu đồng. Nếu trong vài ngày tới không có người nào trả giá cao hơn thì Hạo Anh sẽ bán và chuyển tiền cho nhóm chị Huyền để mua khẩu trang. Hành động nhỏ cộng với số tiền nhỏ này của Hạo Anh hy vọng sẽ góp phần cùng chung tay với mọi người mua khẩu trang y tế tặng bác sĩ chống lại dịch Covid-19″.
'Tài khoản chỉ còn 200.000 đồng tôi vẫn đóng góp chống dịch'
Dân mạng hào hứng chia sẻ, kêu gọi quyên góp tiền để hỗ trợ công cuộc chống dịch. Nhiều người dù đang là sinh viên, thậm chí nghỉ làm vì dịch vẫn sẵn sàng đóng góp.
"Tuy đây là quãng thời gian khó khăn, nhưng cũng là lúc mọi người cùng chung tay, góp sức với chính phủ cùng nhau đẩy lùi Covid-19. Ai có tiền góp tiền, ai có hiện vật góp hiện vật, ai có sức góp sức, ai có ý tưởng góp ý tưởng" - đó là nội dung được nhiều người chia sẻ, hưởng ứng lời kêu gọi cả nước chống dịch Covid-19.
Phía dưới ghi kèm số tài khoản nhận ủng hộ bằng tiền, địa chỉ nơi đóng góp hiện vật và cả cơ sở nhận làm bảng biểu cổ vũ chống dịch để người dân tiện thực hiện đóng góp.
Lời kêu gọi được đông đảo người dân nhiệt tình ủng hộ. Người có ít góp ít, người có nhiều góp nhiều, thậm chí có những người đang khó khăn, thất nghiệp vì dịch bệnh hay học sinh, sinh viên cũng sẵn sàng quyên góp.
Dù khó khăn vì dịch, nhiều người sẵn sàng đóng góp số tiền cuối cùng còn lại trong tài khoản để cả nước chống dịch.
Ảnh chụp màn hình đã chuyển khoản 139.000 đồng cho công tác chống dịch được Yến (TP. Vinh, Nghệ An) để lại dưới phần bình luận, xác nhận đã góp chút sức nhỏ cho cuộc chiến này.
Nhiều người không khỏi thắc mắc tại sao lại là 139.000 đồng mà không phải một con số khác. Kể với Zing.vn, Yến cho hay đó là toàn bộ số tiền còn lại trong tài khoản của cô.
"Mình làm bên dịch vụ khách hàng nên dịch như thế này thành ra chẳng có việc. Mình mới đi làm lại từ tháng 3 nên cũng chưa có chút lương nào cả. Trong thẻ còn 200.000 đồng, cứ bị trừ hết các khoản phí dịch vụ, nên chỉ còn đúng 139.000 đồng nữa, mình quyết định góp hết".
Yến cho hay, thất nghiệp vì dịch bệnh, tài khoản chỉ còn ít tiền cô vẫn sẵn sàng đóng góp khi đất nước cần.
"Số tài khoản nhận quyên góp được công khai trên thời sự nên mình tin tưởng, yên tâm. Mình buồn nhất là khi đọc thấy một số bình luận thắc mắc kiểu 'Có đến được tay người bệnh không? Rồi biết vào tay ai'".
Trước đó, khi tình hình dịch diễn biến căng thẳng hơn, Yến rất muốn đăng ký đi tình nguyện. Song vì không có chuyên môn về y tế, hiện cô vẫn chưa thấy có vị trí tình nguyện nào phù hợp cho mình.
Yến chia sẻ thêm về mong muốn lớn nhất của cô hiện tại là dịch bệnh sớm kết thúc, đồng thời "sếp trụ vững để không ai phải nghỉ nữa bởi công ty cũng đang cắt giảm một số nhân sự".
Từ người đi làm, người thất nghiệp đến sinh viên đều sẵn lòng ủng hộ.
Đang làm việc trong ngành truyền thông, dịch bệnh bùng phát khiến tình hình công việc của Trịnh Hùng cũng gặp nhiều khó khăn, "trước đây 10 phần giờ chỉ còn 5 phần".
Thế nhưng khi đọc thấy bài đăng kêu gọi cả nước ủng hộ, anh cũng quyên góp 1 triệu đồng - số tiền nhỏ để động viên tinh thần những chiến sĩ ở tuyến đầu chống dịch.
"Ai nấy đều nhiệt tình dù đang gặp khó khăn, có người đang tạm thất nghiệp không ngại đóng góp, đồng lòng cùng cả nước. Mình thấy đó là việc nên làm ở mỗi cá nhân giúp nhà nước có thêm sức mạnh, có kinh tế để tiếp tục chống dịch".
Trịnh Hùng cũng tin tưởng chính quyền đang có những động thái tích cực, đông đảo người dân cũng rất trách nhiệm với phận sự của mình.
Cường (24 tuổi, sinh viên ĐH Y Hà Nội) cũng góp chút sức của mình khi thấy mọi người đồng lòng ủng hộ. Dù số tiền anh đóng góp không lớn về mặt vật chất nhưng Cường cho rằng mỗi người góp một chút "gió", cả nước sẽ làm nên "bão" để thổi bay dịch bệnh.
Là sinh viên ngành Y, hơn ai hết anh hiểu những vất vả của các nhân viên y tế cũng như gánh nặng của cả nước trong tình hình dịch Covid-19.
Từ khi kết thúc đợt nghỉ Tết, trong khi học sinh - sinh viên cả nước kéo dài kỳ nghỉ để chống dịch, những sinh viên trường Y như Cường đã đi học trở lại. Với mục tiêu chuẩn bị tốt nhất kiến thức, kỹ năng để đối phó dịch bệnh, Cường cũng chia sẻ những hiểu biết của mình cho người thân, bạn bè.
Dân mạng cùng bày tỏ niềm phấn khởi khi thấy người người, nhà nhà đều nhiệt tình đóng góp. Mọi người hy vọng những sự ủng hộ này kịp thời được chuyển đến các đơn vị, cá nhân đang trực tiếp làm công tác phòng chống dịch, những khu vực đang phải cách ly, trường hợp đang được điều trị bệnh cần sự giúp đỡ.
Theo Zing
Nam sinh Bắc Giang nhảy vũ điệu "Ghen Cô Vy" gây sốt mạng Dân mạng bày tỏ sự thích thú trước đoạn clip cover vũ điệu "Ghen Cô Vy" của nam sinh điển trai đến từ Bắc Giang - Trần Văn Tuyến. Vũ điệu "Ghen Cô Vy" được nam sinh cover lại trong giờ ra chơi Liên hệ với Trần Văn Tuyến (sinh năm 2003, quê Bắc Giang), cậu bạn cho biết: "Clip này được quay...