Bạn trẻ đau thắt lưng vùng thấp, bác sĩ chỉ cách phòng ngừa
Đau lưng vùng thấp hay còn gọi là đau cột sống thắt lưng là hội chứng đau khu trú ở vùng lưng từ đốt sống L1 đến nếp lằn mông ở một hoặc cả hai bên của cơ thể.
Tê bì từ đùi xuống cẳng chân, anh N.V.T (20 tuổi, ngụ TP.HCM) cảm giác đau khi đi lại. Sau thăm khám, kết quả chụp X-quang, cho thấy anh V.T bị đau lưng thấp do thoát vị đĩa đệm L4-5.
Khối thoát vị chèn rễ thần kinh của bệnh nhân 20 tuổi. (Ảnh: BSCC)
Tương tự anh V.T, chị M.T.H (25 tuổi, ngụ Bình Thuận), làm công việc văn phòng cũng được chẩn đoán đau lưng thấp do thoát vị đĩa đệm L4-5 sau khi chụp X-quang, MRI cột sống.
Qua khai thác bệnh sử, chị T.H cho biết mình làm công việc văn phòng đã 3 năm, thường xuyên ngồi làm việc, ít vận động. Vừa rồi, sau khi bê thùng nước thì cảm thấy nhói vùng lưng lan xuống hai chân, tình trạng đau ngày càng tăng.
Liên quan đến bệnh đau thắt lưng vùng thấp, BS.CKII Kiều Mạnh Hà, Chủ nhiệm khoa Thần Kinh, Bệnh viện Quân y 7A, TP.HCM, nhận định, hiện nay, đau thắt lưng không chỉ là vấn đề sức khỏe của riêng người lớn tuổi mà còn là triệu chứng thường gặp ở giới trẻ, đặc biệt là trong nhóm tuổi từ 25 – 30 tuổi.
Video đang HOT
“Do cậy sức còn trẻ nên nhiều bệnh nhân còn khá thờ ơ với triệu chứng đau mỏi cột sống. Chỉ đến khi cơn đau xuất hiện trầm trọng và kéo dài, người bệnh mới vội vàng tìm kiếm phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, một phần do tính chất công việc thường xuyên ngồi lâu, ít vận động hoặc lao động sai tư thế, nhiều bạn trẻ hằng ngày đã vô tình gây ra các áp lực lên cột sống, khiến cột sống bị chấn thương hoặc thoái hóa sớm“, BS Hà nói.
Theo BS Hà, triệu chứng đau thắt lưng ở người trẻ thường xuất hiện dưới dạng đau cấp hoặc mãn tính. Theo đó, đau lưng cấp là cơn đau xuất hiện đột ngột, từ 2,3 ngày đến vài tuần và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu ban đầu báo hiệu cấu trúc cơ khớp cột sống đang bị quá tải hoặc có sự sai lệch. Nếu không tích cực điều trị, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Còn đặc trưng đau lưng mãn tính với các cơn đau âm ỉ kéo dài từ 3 tháng trở lên, khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển và không thể đứng thẳng lưng. Nếu bệnh đã bước vào giai đoạn mãn tính thì quá trình điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn.
Nguyên nhân đau lưng thường gặp làm việc lâu với tư thế ít thay đổi, ngồi cong lưng khiến cho các dây chằng, đĩa đệm cột sống bị chèn ép, cơ bắp bị co cứng, cản trở tuần hoàn máu, từ đó dẫn đến các cơn đau nhức mỏi. Xoay vặn cột sống đột ngột, mang vác vật nặng sai tư thế có thể làm nhóm cơ và dây chằng ở lưng bị căng quá mức.
Đồng thời, các hoạt động trong sinh hoạt tưởng rất đơn giản như bê nhấc xe máy, xách xô nước, khuân vác vali,… lại có thể gia tăng áp lực khá lớn lên cột sống, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa cột sống.
“Đau thắt lưng là triệu chứng báo hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, người trẻ dù có sức khỏe đến đâu cũng phải cảnh giác với các triệu chứng đau lưng xuất hiện đột ngột. Bên cạnh đó, người bệnh không nên lạm dụng các thuốc giảm đau, chống viêm hoặc sử dụng các thuốc đắp dán không rõ nguồn gốc. Tốt nhất, bệnh nhân nên đến gặp các bác sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh để bệnh diễn tiến nặng hơn, sẽ rất khó điều trị”, BS Hà lưu ý.
BS.CKII Kiều Mạnh Hà đang thăm khám cho bệnh nhân.
Có nhiều phương pháp để điều trị đau thắt lưng vùng thấp như tiêm ngoại màng cứng dưới hướng dẫn siêu âm, X-quang hoặc CT scanner. Ngoài ra có thể sử dụng sóng cao tần (RFA) dưới hướng dẫn bằng Siêu âm, X-quang hoặc CT scanner; phong bế thần kinh dưới sự hướng dẫn của CT scanner.
Bên cạnh đó, còn có các phương pháp điều trị khác như kéo giãn cột sống là phương pháp dùng lực cơ học tác động theo chiều dọc của cột sống nhằm làm giãn nở khoảng cách giữa các khoang đốt sống để đem lại hiệu quả điều trị.
Có nhiều trường hợp được chỉ định thực hiện phẫu thuật lưng, tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm, thường gặp trong trường hợp thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là nếu có đau liên tục và chèn ép dây thần kinh có thể dẫn đến yếu cơ.
“Sức khỏe xương khớp là yếu tố quan trọng mà tất cả mọi người nên quan tâm, kể cả những người trẻ tuổi. Nếu gặp các vấn đề như tê mỏi, đau nhức vùng cột sống lưng thì nên nhanh chóng liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm”, BS Hà nhấn mạnh.
Bức tâm thư người phụ nữ mang bộ ngực 8 kg suốt 15 năm
Một phụ nữ bị bộ ngực phì đại cấp độ 5 nặng 8 kg vừa được các bác sĩ tháo gọn thành công, trả lại cuộc sống bình thường sau 15 năm khốn khổ không thể nằm ngửa ngủ
Sáng 11-10, Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện các thủ tục cuối cùng để cho một bệnh nhân đặc biệt -người phụ nữ mang bộ ngực khổng lồ 8 kg xuất viện.
Bệnh nhân là chị H.L (quê Bình Thuận), chịu nỗi khốn khổ suốt 15 năm qua khi gồng mình mang "khối trọng lượng" quá cỡ. May mắn là cơ thể chị, đặc biệt là cột sống, chưa bị ảnh hưởng biến dạng.
Theo BSCK2 Đỗ Quang Út, Phó khoa Khoa Tạo hình Thẩm mỹ - Bệnh viện Chợ Rẫy, chị L. được xác định bị chứng ngực phì đại sa trễ cấp độ 5 sau sinh và được chỉ định phẫu thuật cắt gọn.
Bộ ngực phì đại khổng lồ khiến chị L. chịu đựng khốn khổ suốt 15 năm qua
Dù vết thương vẫn còn đau sau hậu phẫu nhưng đối với chị L., không có được niềm vui nào bằng khi thoát khỏi nỗi ám ảnh đeo bám chị suốt hàng chục năm trời với tình trạng không nằm ngửa thở được, toàn thân đau nhức. Với chị, cuộc đời mình như được hồi sinh, được cắt bỏ luôn u lành trong ngực ngăn ngừa tái phát, biến thành ác tính.
Trước khi xuất viện, chị L. gửi bức tâm thư cảm ơn đến đội ngũ y bác sĩ với nhiều dòng chia sẻ đầy cảm xúc.
Thư có đoạn: "15
Khi tắm chăm kỳ cọ 3 bộ phận giúp giảm cân, sống lâu; 3 vị trí khác không cần quá sạch Chăm chỉ kỳ cọ 3 bộ phận này khi tắm giúp cơ thể luôn sạch sẽ, thoải mái, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 3 bộ phận cần được kỳ sạch khi tắm Nách Nách là nơi tuyếnmồ hôihoạt động mạnh, đặc biệt là vào mùa hè. Mồ hôi tiết ra nhiều dễ sinh ra mùi hôi, nếu không vệ sinh...