Bạn trẻ 18 tuổi là ‘đại sứ môi trường’ mùa Covid-19
Mỗi sinh viên đang biến thời gian được nghỉ học tránh Covid-19 của mình thành có ích.
Tuyết Trinh (thứ 2 từ trái qua) cùng những người bạn yêu môi trường Trường ĐH Bách khoa TP.HCM – Ảnh: Thúy Hằng
Những bạn trẻ 18 tuổi Khoa Tài nguyên – Môi trường, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng vậy. Họ đang là những “đại sứ môi trường” trong chính gia đình mình.
Nguyễn Ngọc Hải Hà (18 tuổi), sinh viên năm nhất của trường nói trên, cho biết trong những ngày được nghỉ học, cô có nhiều thời gian ở cùng gia đình tại TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) hơn. Mỗi khi cùng mẹ đi chợ, nấu nướng, làm việc nhà, Hà chia sẻ với mẹ nên dùng ít nhất túi ni lông có thể, thay vào đó mình có thể xách giỏ đi chợ, hoặc dùng những loại túi có thể dùng đi dùng lại nhiều lần. Thông điệp đó được con gái nhắc đi nhắc lại nhiều lần, trong nhiều ngày liên tiếp nên mẹ Hải Hà cũng đang dần dần thay đổi được thói quen, cùng con gái “sống xanh” hơn.
Video đang HOT
Hay như Phạm Thị Tuyết Trinh, 18 tuổi, quê Quảng Ngãi, đang là “đại sứ” môi trường theo cách khác. Cô nhắc nhở những thành viên trong gia đình mình bảo vệ môi trường từ chiếc khẩu trang y tế mang hằng ngày để phòng dịch. “Những ngày phòng dịch bệnh Covid-19, số lượng khẩu trang y tế sử dụng và thải ra bên ngoài lớn hơn, nếu không dùng đúng cách, bỏ vào thùng rác đúng chỗ thì lại là nguồn lây lan bệnh tật, ô nhiễm môi trường”, Trinh chia sẻ.
Trong khi đó, dịp nghỉ học vì Covid-19 là thời gian để Nguyễn Như Ý, trú TP.HCM trồng được nhiều cây xanh hơn trong không gian ngôi nhà mình. Như Ý cho biết là sinh viên theo học ngành này của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cô ít có thói quen dùng đồ nhựa một lần rồi bỏ đi. “Mọi thành viên trong gia đình em cũng dường như quen với điều đó, hạn chế tối đa túi ni lông hay đồ nhựa một lần. Nếu có chai, hộp không dùng đến, em đều tận dụng để trồng cây”, Như Ý nói.
Phạm Thị Tuyết Trinh cùng với những bạn trẻ 18 tuổi khác của lớp thiết kế ra thùng trồng rau hai ngăn nuôi giun quế kết hợp xử lý rác thải hữu cơ. Trinh cho hay giun quế trong quá trình ăn rác thải hữu cơ cũng sẽ sinh ra phân, để làm màu mỡ, tơi xốp cho đất. Ở nhiều vùng quê để làm nông nghiệp, họ có những bãi đất để ủ rác hữu cơ làm phân bón, tuy nhiên, nếu kết hợp nuôi cùng giun quế, hiệu quả xử lý rác thải hữu cơ sẽ cao hơn gấp nhiều lần. “Những chiếc thùng có 2 ngăn, một ngăn để ủ rác thải hữu cơ trong gia đình, như vỏ trái cây, gốc rau xanh… và kết hợp nuôi giun, ngăn kia để trồng rau. Thùng nhỏ phù hợp với nhịp sống ở đô thị, ngay như TP.HCM nếu có ban công, sân thượng có ánh sáng đều có thể tận dụng trồng rau được”, Trinh trao đổi.
Trong khi đó, Nguyễn Như Ý và các bạn học của mình thiết kế mô hình trồng cây thanh long kết hợp năng lượng mặt trời. Theo đó, tấm pin năng lượng mặt trời được lắp ở bên trụ trồng cây thanh long, điện năng dùng để thắp sáng cho vườn cây vào ban đêm, một phần để kích hoạt máy bơm nước nhỏ giọt, còn lại nếu không tiêu thụ hết có thể phục vụ trong gia đình.
Theo Thanh niên
Khen thưởng 3 nhóm nghiên cứu sản phẩm phòng COVID-19
Ba nhóm nghiên cứu sản phẩm phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 của ba trường đại học đã được Quỹ phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM khen thưởng 120 triệu đồng.
Nhóm nghiên cứu thuộc bộ môn kỹ thuật hoá hữu cơ - khoa kỹ thuật hóa học Trường ĐH Bách khoa cơ pha chế nước rửa tay - Ảnh: U.T
Cụ thể, nhóm nghiên cứu thuộc bộ môn kỹ thuật hóa hữu cơ - khoa kỹ thuật hóa học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) được khen thưởng 70 triệu đồng.
Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Nhan - trưởng bộ môn kỹ thuật hóa hữu cơ nhà trường, các loại gel rửa tay được nhóm nghiên cứu pha chế gồm: Instant Hand Sanitizer (gel sát khuẩn nhanh), Surface Sanitizer Spray (xịt sát khuẩn nhanh) có công dụng làm sạch và kháng khuẩn nhanh không dùng nước và sản phẩm Antibacterial Hand Wash (rửa tay sát khuẩn) có công dụng rửa sạch và kháng khuẩn tay với nước.
"Đây là các sản phẩm tẩy rửa và sát khuẩn có tác dụng làm sạch và kháng vi sinh vật có thể gây viêm nhiễm" - bà Nhan cho biết.
Thứ hai, nhóm nghiên cứu CLB Sáng tạo khởi nghiệp Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) được khen thưởng 30 triệu đồng. Anh Vũ Tấn Phát - trợ lý sinh viên khoa hóa học, chủ nhiệm CLB - cho biết nhóm đã chế tạo, chuyển giao công thức pha chế và tặng miễn phí hơn 10.000 chai dung dịch nước rửa tay sát khuẩn cho mọi người để đề phòng lây nhiễm COVID-19.
Nhóm nghiên cứu thuộc khoa kỹ thuật y sinh Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) được khen thưởng 20 triệu đồng.
PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp - trưởng khoa kỹ thuật y sinh nhà trường, cho biết sản nhóm đã nghiên cứu chế tạo sản phẩm sát khuẩn với tên gọi Antiviral colloidal silver có công dụng phòng nhiễm vi rút, bao gồm các vi rút thuộc họ corona, kháng nấm, sát trùng.
"Sản phẩm này gồm các thành phần: nano bạc, chất ổn định nano và ethanol, dùng để xịt lên khẩu trang trước khi mang, sát trùng tay sau khi ho, hắt hơi hoặc trước khi ăn hay sau khi tiếp xúc với động vật, chất thải động vật" - bà Hiệp cho biết thêm.
TRẦN HUỲNH
Theo Tuổi trẻ
TP.HCM có tuyến phà biển đầu tiên, từ Cần Giờ đi Vũng Tàu chỉ 30 phút Tuyến vận tải hành khách, hàng hóa bằng phà biển từ Cần Giờ - Vũng Tàu có cự ly vận chuyển khoảng 15 km (1 chiều), thời gian hành trình khoảng 30 phút. Tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu dự kiến đưa vào khai thác trong đầu tháng 4.2020 Nguồn: Sở GTVT TP.HCM Theo thông tin từ Sở GTVT TP.HCM, nhằm...