Bán tranh giá rẻ trên cầu Long Biên, chú họa sĩ được CĐM mua ủng hộ
Hơn 1 ngày qua, hình ảnh người họa sĩ nghèo bày bán tranh trên cầu Long Biên nhận được sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Theo đuổi đam mê bất kể đói khổ, những bức vẽ của người họa sĩ đã nhận được sự ủng hộ đông đảo từ cư dân mạng.
Không chỉ đến tận nơi mua, nhiều người còn gọi điện để “đặt hàng” để có thể mua được bức tranh giá rẻ từ người họa sĩ nghèo đó.
Những bức vẽ với giá chỉ từ 150.000 – 450.000 đồng. (Ảnh: Phan Hữu Lập)
Cư dân mạng mua ủng hộ tranh cho người họa sĩ nghèo
Miệt mài với những nét vẽ nghệ thuật, người họa sĩ già Nguyễn Văn Minh (62 tuổi, Ngọc Lâm, Hà Nội) tên thật là Nguyễn Văn Bình – nghệ danh là Bình Minh ngày ngày bày bán những bức họa của mình trên cầu Long Biên.
Mỗi bức tranh “ông chủ” này bán chỉ dao động từ 150.000 – 450.000 đồng, một mức giá quá rẻ cho những bức tranh vải được vẽ tỉ mẩn từ bàn tay của người họa sĩ già, mức giá này cũng thấp gấp 10 lần giá trong phòng tranh. Thế nhưng, với sự đam mê của mình, ông vẫn ngày ngày bày bán tranh từ 5 giờ chiều với tiêu chí “lấy công làm lãi”.
Dịch Covid-19 cũng “không tha” cho người họa sĩ nghèo, bất đắc dĩ, ông cũng phải “xách những đứa con tinh thần” của mình lên cầu Long Biên rao bán. Ban đầu chỉ có 2 người tới mua. Ấy nhưng, những ngày tiếp theo có nhiều người đến ủng hộ ông hơn. Tín hiệu tích cực giúp cho người họa sĩ nghèo có cái mà “đong gạo”.
Người họa sĩ già Bình Minh. (Ảnh: Hóng)
Nhận được sự ủng hộ của những vị khách qua đường, ông Minh luôn miệng nói những lời cảm ơn dành cho các vị khách của mình. Hóa ra, “tiệm” tranh ngoài trời của ông trở nên nổi tiếng hơn sau 1 chia sẻ của một vị khách vô danh trên mạng xã hội. Nhiều cư dân mạng sau khi thấy bài đăng về những bức tranh đã lập tức tìm đến cầu Long Biên để mua tranh ủng hộ ông Minh. Thậm chí có người còn lặn lội đi cả vài chục km để tìm mua tranh của ông. Số khác thì lại gọi điện “đặt hàng” trực tiếp.
Video đang HOT
Có những hôm trời mưa sấm chớp, người mua tranh vẫn mải mê với những bức họa của người họa sĩ nghèo. Những tín hiệu tích cực mà những người mua tranh đã mang đến cho ông Minh niềm hạnh phúc.
Chiếc xe chở “nghệ thuật” của họa sĩ Bình Minh. (Ảnh: Dâu Đen Man)
Dành 3/4 cuộc đời cho những nét vẽ
Là người mê mẩn những nét vẽ từ năm 11 tuổi, họa sĩ Bình Minh đã dành cả 3/4 cuộc đời để chăm chút “đánh bóng” những nét vẽ trên bức tranh vải của mình. Thời trẻ, ông theo học trung cấp chuyên ngành mỹ thuật rồi lại lên cao đẳng, sau này lại “nhảy” lên đại học. Dù mỗi lớp ông theo học đều trên dưới 150 sinh viên nhưng đến hiện tại, số người cầm nổi cây vẽ cho đến giờ chỉ được khoảng trên dưới 10 người.
Dẫu biết nghề họa sĩ không mua nổi bát cơm nhưng người họa sĩ 62 tuổi ấy yêu công việc đến nỗi có đủ đam mê và nghị lực để lấp tất cả những khó khăn. Ông cho hay, cây bút, cây cọ vẽ nhìn bé thế thôi mà phải dũng cảm lắm thì mới có thể cầm lên vẽ nổi.
Suốt 37 năm cống hiến cho nghệ thuật, ông đã phải trải qua đủ mọi cay đắng, khổ đau. Ông phải chịu cảnh “gà trống nuôi con” khi người vợ mất cách đây 16 năm.
Những bức họa của ông Minh được bày bán trên cầu Long Biên. (Ảnh: Phan Hữu Lập)
Làm nghệ thuật nhưng để có thể vẽ được 1 bức tranh cũng cần có cảm hứng. Chính vì thế mà những ngày “năng suất”, ông Minh sẽ được 1 – 2 bức, nhưng nếu không có hứng thú thì một tháng cũng chẳng được bức nào. Trong suốt 37 năm qua, ông Minh đã vẽ được hơn 6.000 bức họa, chủ đề chính là về tình yêu phong cảnh, quê hương, đất nước và con người.
Gắn bó 3/4 cuộc đời với nghệ thuật, có lẽ đối với người họa sĩ trên, số tiền kiếm được từ những bức họa không khiến ông hạnh phúc bằng những ánh mắt thích thú từ người mua tranh để lại.
Mưa bão còn diễn biến phức tạp, lo 23 sự cố đê điều
Trong bối cảnh mưa lũ còn diễn biến vô cùng phức tạp, điều các địa phương lo ngại nhất hiện nay là hệ thống đê điều gặp sự cố.
Theo ông Trần Công Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý đê điều (Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NNPTNT), toàn quốc có tổng số 9.080km đê (đê sông, đê cửa sông 6.890km; đê biển 1.150km); trên 2.700 km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt có nhiệm vụ bảo vệ diện tích lớn, dân số tập trung đông và nhiều khu vực trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng tập trung ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Nước sông Hồng từ thượng nguồn vẫn đang đổ về khu vực cầu Long Biên. Ảnh: P.V
Tuy nhiên, hệ thống đê điều ở nhiều địa phương đang bị xuống cấp do những tác động của thiên tai và con người.
Theo thống kê, các tuyến đê từ cấp III trở lên còn 399km đê thiếu cao trình; 683km đê mặt cắt còn nhỏ; 160km đê thường bị đùn sủi, thẩm lậu; 482 cống cũ, hư hỏng; 158km kè sạt lở, hư hỏng. 230 trọng điểm xung yếu, cần đặc biệt chú ý trong mùa lũ, bão.
"Từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 23 sự cố; đặc biệt, trong những đợt mưa lũ vừa qua, có một số sự cố nghiêm trọng, uy hiếp đến an toàn đê" - ông Tuyên cho biết.
Cụ thể, sự cố nứt dọc mặt đê, chân đê tả Đáy từ K130 096 - K130 365, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam với tổng chiều chiều dài khoảng 500m, nứt dọc giữa mặt đê và chân mái hạ lưu, chiều rộng vết nứt từ 1-3cm.
Tổng cục Phòng chống thiên tai đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh xử lý, tỉnh đã ban hành quyết định tình huống khẩn cấp khắc phục sự cố, tuy nhiên, việc triển khai xử lý sự cố vẫn chưa được thực hiện.
Ngoài ra, sự cố nứt đê đoạn K123 920 - K123 980 đê ta Hông, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên cũng rất nghiêm trọng. Theo đó, ngày 03/8/2020, xuât hiên vêt nưt doc mặt đê dai khoang 60m, bê rông vêt nưt 1-2cm.
Địa phương đã xử lý giờ đầu, đào vết nứt hình nêm, đắp và đầm chặt. UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành tình huống khẩn cấp khắc phục sự cố, hiện đang tiến hành khảo sát, lập phương án xử lý triệt để sự cố.
Trong khi đó, do mưa lũ phức tạp cộng với việc Trung Quốc xả lũ xuống sông Hồng khiến mực nước ở nhiều hệ thống đê vượt mức báo động và gây ra những sự cố nghiêm trọng.
Cụ thể, tại tỉnh Phú Thọ xảy ra sự cố sạt mái đê phía đồng tại K87 200, K95 100 đê tả Thao, huyện Lâm Thao vào ngày 19/8/2020, xuất hiện 3 cung sạt mái đê phía đồng, tổng chiều dài 50m.
Ngoài ra, bờ sông tại K1 200 đê hữu Thao (đê chưa phân cấp), huyện Hạ Hòa bị sạt lở với chiều dài cung sạt 30m, cách chân đê 100m. Hiện địa phương đang tiến hành xử lý giờ đầu bằng giải pháp thả đá hộc hộ chân.
Tại TP.Hà Nội, xảy ra sự cố sụt, sạt cống trạm bơm Tảo Khê, trên đê hữu Đáy (đê cấp IV), xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức. Đây là cống xây dựng năm 1986, khẩu độ (1,8x2)m, tường xây đá hộc, trần bê tông cốt thép.
Ngày 19/8/2020, thượng lưu cống và một phần thân cống bị sạt, sụt. Đến 10h30 ngày 20/8/2020, toàn bộ thân đê hữu Đáy phía trên cống bị sụt thành hố sâu 8m, đường kính 10m. Ngoài ra, còn có sự cố sạt lở bờ sông tương ứng K23 450 - K24 000 đê hữu Hồng, huyện Ba Vì...
Theo đánh giá của ông Tuyên, những sự cố đê điều này là vô cùng nghiêm trọng, vì vậy, các địa phương cần huy động nguồn lực, tập trung xử lý các sự cố đê điều đã xẩy ra, đam bao chông lu.
Thực hiện nghiêm việc tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ theo đúng quy định để phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu theo phương châm "bốn tại chỗ", bảo đảm thông tin liên lạc và báo cáo kịp thời khi có sự cố xảy ra.
"Phải tiếp tục kiểm tra, rà soát và sẵn sàng triển khai phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm, chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực, trang thiết bị theo phương án được duyệt để kịp thời xử lý khi có tình huống. Tăng cường thông tin truyền thông để các cấp, các ngành và người dân chủ động, tích cực tham gia bảo vệ đê điều, tránh tư tưởng chủ quan, lơ là" - ông Tuyên nhấn mạnh.
Gợi sóng sông Hương Nói tới Huế, không thể không nhắc tới sông Hương. Sông Hương, dòng sông mang cái tên dịu dàng ấy gắn liền miền đất cố đô, là một phần của Huế. Thật khó có thể tưởng tượng Huế không có sông Hương. Ấy là nói vậy thôi chứ đương nhiên sông Hương là dòng sông của Huế, sông Hương là một phần của...