Bạn trai nói “chờ tính” rồi chặn số, cô gái một mình đi phá thai 5 tháng
Cô nữ sinh năm hai tâm sự: “Khi nghe tin em có thai, anh nói chờ anh tính nhưng chờ hoài, đến khi cái thai trong bụng đã qua tháng thứ 5, anh chặn mọi liên hệ.
Ngày mai, em lên bàn phá thai…”.
Tâm sự “Ngày mai, em lên bàn phá thai… ” của H. – cô nữ sinh năm 2 một trường đại học ở TPHCM trong một nhóm kín làm nhiều người không kìm nổi lòng.
H. chia sẻ, từ đầu năm nhất, cô có mối quan hệ tình cảm với anh họ một người bạn cùng khu trọ, lớn hơn cô 4 tuổi. Cả hai, sau những mặn nồng ban đầu thì thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã vì quá khác quan điểm sống.
Nhiều cô gái bị bạn trai bỏ rơi khi có bầu (Ảnh minh họa).
Đã có đôi lần H. nghĩ đến chuyện chia tay nhưng không thể. Cuối đợt nghỉ hè vừa rồi, thấy trong người có dấu hiệu khác lạ, H. mua que thử thai về thử. Sau một hồi nín thở chờ đợi, hai vạch hiện lên, cái thai được xác định đã bước vào tuần thứ 8.
Đó là việc không hề nằm trong kế hoạch của H. Chính H. cũng không biết mình phải làm gì lúc đó, cô cũng chưa từng nghĩ đến việc mình sẽ kết hôn khi còn đang đi học. Cho dù trong thời gian yêu nhau, bạn trai luôn nói: “Có bầu thì cưới!”.
Khi H. báo tin cho bạn trai, anh ta còn tỏ ra rất vui mừng cùng lời hứa hẹn “chờ anh tính”. Nhưng việc “chờ anh tính” đó là sự tránh mặt. Cô không liên lạc được với bạn trai. Trước khi chặn số điện thoại của H., anh ta gửi đến cô tin nhắn: “Bỏ đi, chứ em nuôi làm sao nổi” và chuyển luôn cả chỗ ở.
H. cay đắng kể, anh ta chuyển cho cô 3 triệu đồng chi phí đi bỏ thai, cũng là dấu chấm hết mối quan hệ này.
Cô nữ sinh chới với. Phải lấy hết dũng khí, H. mới dám nhờ người chị họ nói chuyện với mẹ mình ở quê. Nhưng đáp lại từ gia đình chỉ là cái lắc đầu cùng tiếng thở dài của người mẹ 51 tuổi: “Đừng về đây làm nhục tao”.
Cô gái nói, có hàng loạt rào cản phía trước như cô đang sống bằng chu cấp từ gia đình, không làm ra tiền, đang đi học. Về tinh thần thì bị bạn trai và người thân quay lưng.
Video đang HOT
“Con em đã bước qua tháng thứ 5, nặng hơn 400gr. Con đã hình thành nhưng em không thể giữ con lại bên mình, ngày mai em lên bàn phá thai các chị ơi… Hãy giúp em vượt qua cú sốc này!”, H. viết.
Tâm sự của H. kéo theo hàng loạt sự quan tâm với rất nhiều bình luận. Rất nhiều người khuyên cô gái hãy làm mọi cách để giữ đứa bé lại, có người còn giới thiệu cho cô gái những địa điểm cưu mang, hỗ trợ mẹ đơn thân sinh nở…
Có người còn kể về hậu quả hay nỗi day dứt vì quá khứ từng phá thai để mong cô gái cân nhắc lại. Nhưng mọi lời tha thiết dường như đi trong vô vọng, không ai biết cô gái sẽ quyết định thế nào…
Bên cạnh đó cũng không ít các ý kiến lên án cô gái trẻ.
Bé sơ sinh được tìm thấy trong rừng ở Quảng Nam (Ảnh: Trung tâm y tế huyện Quế Sơn).
Có thai ngoài ý muốn, nhiều cô gái rơi vào những bi kịch đau lòng. Có người như H. tìm cách bỏ đứa con, thậm chí mất mạng vì phá thai. Hay cô gái trẻ vì cái bầu mà trở nên quỵ lụy, hạ mình để xin “danh phận” hoặc rơi vào cảnh làm mẹ đơn thân khi không đủ điều kiện.
Các cô gái trẻ mang bầu ngoài ý muốn đi bỏ thai thường xuất phát từ những áp lực điều tiếng dư luận, gia đình quay lưng và đặc biệt là bạn trai chối bỏ.
Nhiều chàng trai khi yêu thề thốt “có gì anh chịu trách nhiệm” nhưng khi “có gì” ập đến thì họ tìm cách “đánh bài chuồn”. Có người bỏ mặc bạn gái cùng sinh linh trong bụng như thể mình không liên quan hoặc ép bạn gái phá thai.
Cách đây không lâu, tại TPHCM cũng ầm ĩ vì sự việc bí thư đoàn một học viện rũ bỏ trách nhiệm, ép bạn gái phá thai. Khi đó cô gái cầu xin “cho em một con đường sống” nhưng anh bạn trai dồn bạn gái đi phá thai vì “sinh con ra không thể lo trọn vẹn cho nó” và “thà mang tội giết người còn hơn để con sinh ra mà thiệt thòi”. Cuối cùng, cô gái đành đi bỏ thai…
Khi một cô gái mang thai ngoài ý muốn, trách nhiệm luôn ở cả hai bên. Nhưng thực tế, mọi thứ gần như đổ đầu phái nữ, không ai nhắc đến trách nhiệm của các chàng trai. Đã có những câu chuyện kinh hoàng của các “bà mẹ trẻ” như sinh con ra rồi vứt, ngày càng nhiều đứa trẻ sơ sinh được nhặt ở thùng rác, bên lề đường. Vấn đề trẻ sơ sinh bị bỏ rơi cũng nhiều lần được báo động.
Th.S Nguyễn Ngọc Mai, chuyên gia tâm lý ở TPHCM cho biết, chúng ta không xa lạ với hình ảnh chàng trai khi yêu thề thốt nhưng bạn gái có thai là phủi trách nhiệm.
Ngoài những kẻ vô trách nhiệm thì nữ chuyên gia tâm lý cũng chỉ ra thực trạng quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn trẻ đi quá giới hạn ngay ở tuổi học đường. Nhiều bạn trở thành bố, thành mẹ trẻ con khi còn là con trẻ. Có những bạn mẹ còn phải đưa đón, chăm từng miếng ăn thì rất khó để đòi trách nhiệm “làm bố” ở đây. Nhiều bạn trở thành bố trẻ con khi còn là con trẻ.
Vậy nên, theo bà Mai, vấn đề nằm ở chỗ giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho con trẻ, cả bé trai và bé gái càng sớm càng tốt. Ở đó, cả nam lẫn nữ cần phải hiểu về kiến thức cơ bản như ở tuổi nào có thể quan hệ tình dục về mặt pháp luật, trách nhiệm trong các mối quan hệ tình cảm. Các em cần được hướng dẫn các biện pháp tránh thai an toàn, trách nhiệm đi cùng hành vi của mình, trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ…
Nhiều bạn gái rơi vào bi kịch vì mang thai ngoài ý muốn (Ảnh minh họa).
Bà Mai cho rằng, việc giáo dục giới tính cho trẻ phải bắt đầu bằng việc giáo dục cho các em về việc trân trọng bản thân, biết giữ gìn bản thân, biết trì hoãn. Tiếp đó là việc giúp các em hiểu về kiến thức giới tình tình dục, biết về các biện pháp tránh thai an toàn.
“Phụ nữ là người mang bầu nên dù thế nào tôi vẫn luôn khuyên các bạn gái hãy chủ động giữ mình. Biết từ chối, biết nói không khi chưa sẵn sàng cho những trách nhiệm đi kèm. Và nếu rơi vào tình huống không hay, các bạn hãy lên tiếng tìm sự giúp đỡ… “, ThS Nguyễn Ngọc Mai nhấn mạnh.
Tân sinh viên chật vật tìm nhà trọ ở Hà Nội
Năm học mới cận kề, nhu cầu tìm kiếm nhà trọ tăng cao, do vậy, nhiều khu trọ trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn trong tình trạng "cháy phòng".
Năm học mới bắt đầu, nhiều gia đình ở ngoại tỉnh có con đỗ đại học lại chạy đôn đáo khắp Hà Nội tìm phòng trọ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, để tìm được một phòng trọ vừa "tươm tất", vừa phù hợp với điều kiện kinh tế một chút là không dễ, bởi do nhu cầu thuê nhà cao nên giá thuê nhà cũng bị đội lên so với trước.
Theo khảo sát của PV, phòng trọ có diện tích từ 15-17m2 có giá từ 2,5 triệu đồng/tháng. Với các căn phòng khép kín ở chung cư mini, giá thuê từ 3,5-4 triệu đồng.
Phân khúc nhà ở phổ biến nhất có giá thuê từ 2,5-3,2 triệu đồng/tháng, có thể ở ghép 2-3 người. Phòng được trang bị nội thất cơ bản như giường, tủ quần áo, bếp, điều hòa, nóng lạnh... Do nhu cầu thuê tăng cao nên tất cả các phân khúc nhà trọ đang trong tình trạng "cháy phòng".
Còn các khu nhà trọ trên phố Yên Hoà, Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hồ Tùng Mậu, Dịch Vọng, Trần Thái Tông, Nguyễn Phong Sắc, Trung Kính, Trần Duy Hưng, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Quốc Việt...gần Học viện Báo Chí, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Thương mại... cũng đều kín phòng.
Một khu nhà trọ trên phố Xuân Thủy dán thông báo "hết phòng".
Tại các ngõ nhỏ trên phố Xuân Thủy, nhiều dãy nhà trọ dán thông báo "hết phòng". Một số khu nhà trọ khác quanh khu vực Cầu Giấy, khi PV gọi vào các số điện thoại dán trên tường để liên lạc, hầu hết chủ trọ cho biết, không còn phòng trọ hoặc nếu còn thì chỉ là những phòng trọ không khép kín được cho thuê với giá rẻ, từ 1,2 triệu-1,5 triệu đồng/tháng, không đủ đồ dùng thiết yếu, phòng xuống cấp và ẩm thấp.
Chị Ngô Thanh Vân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, đã 3 ngày nay chị đi tìm phòng trọ cho cháu (ở Quảng Ninh) vừa đỗ đại học, tuy nhiên, đi đến đâu cũng được trả lời là hết phòng trọ. Chị Vân than vãn, trước đây cũng đã nhiều lần đi tìm nhà trọ cho em, cháu từ quê xuống học nhưng chưa bao giờ chị thấy việc đi tìm nhà trọ lại khó như năm nay.
Trước tình trạng "cháy phòng" thuê trọ, em Linh Anh (sinh viên năm thứ 3, trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, do việc tìm nhà quá khó nên trong năm học mới này, em và một nhóm bạn cùng nhau thuê 1 căn nhà với giá hơn 7 triệu đồng ở Mai Động, cách trường học từ 2-3 km. Tính ra, mỗi người chỉ phải trả từ 1-1,2 triệu/người/tháng (bao gồm cả điện, cả nước).
Em Nguyễn My (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cũng cho hay, do khó tìm nhà trọ và để giảm bớt chi phí, em cùng 2 bạn nữa phải thuê trọ 1 căn phòng trọ với giá rẻ, chỉ khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Theo My, đây là giải pháp tạm thời vừa giảm thời gian tìm nhà trọ, vừa giảm bớt chi phí hàng tháng.
Lý giải về sự khan hiếm phòng trọ, anh Nguyễn Hữu Văn, chủ một dãy nhà trọ trên phố Xuân Thủy cho biết, nhiều tân sinh viên ở ngoại tỉnh, ngay từ khi biết kết quả đỗ đại học, gia đình đã nhờ anh em ở Hà Nội hoặc trực tiếp lên Hà Nội đi tìm chỗ trọ và đặt cọc trước tiền nhà cho con em mình. Hiện, 100% phòng trọ của anh đã được đặt cọc, trong số này có cả sinh viên năm 2, 3 và cả tân sinh viên đang chuẩn bị nhập học. Ngày nào anh cũng phải nghe hàng chục cuộc điện thoại hỏi thuê nhà, nhưng rất tiếc không còn nhà cho thuê.
Cẩn trọng "treo đầu dê, bán thịt chó"
Nắm bắt được nhu cầu thuê nhà trọ của sinh viên, thời gian này, trên các diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều bài đăng tìm phòng trọ với các thông tin cho thuê phòng trọ, chung cư giá rẻ, chung cư mini dành cho sinh viên tại Hà Nội. Tuy nhiên, do nhu cầu thuê phòng trọ của sinh viên tăng cao nên rất khó để tìm được phòng trọ có giá rẻ, chất lượng tốt.
Bên cạnh đó, có tình trạng "treo đầu dê, bán thịt chó", quảng cáo một đằng, thực tế một nẻo. Hơn nữa, chủ nhà hét giá quá cao, do đó, nhiều sinh viên cảm thấy ái ngại khi tìm kiếm thông tin thuê nhà trên các diễn đàn này.
Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều hội, nhóm đăng thông tin cho thuê phòng trọ, chung cư giá rẻ, chung cư mini.
Em Đào Thu Hồng, sinh viên trường ĐH Sư phạm Ngoại Ngữ cho hay, trước đây, em ở trọ cùng bạn ở phố Hoàng Hoa Thám, nhưng địa điểm này xa trường nên em muốn tìm một căn phòng trọ gần trường hơn. Mấy ngày nay, ngày nào cũng tìm kiếm phòng trọ ở các hội, nhóm trên mạng xã hội nhưng vẫn chưa tìm được căn ưng ý và phù hợp với điều kiện kinh tế.
"Ngoài việc đi tìm nhà trực tiếp ở các khu phố gần trường học, thời gian rảnh, e vào hội, nhóm trên mạng xã hội để tìm nhà trọ. Tuy nhiên, khi gọi điện thì các chủ nhà trọ nơi thì kêu hết phòng, người thì hét giá quá cao, thường từ 4 - 5 triệu đồng/phòng, mức giá này thực sự quá sức với sinh viên tỉnh lẻ như chúng em", em Hồng chia sẻ.
Số lượng sinh viên đến học tập và người lao động đến làm việc tại Hà Nội ngày càng tăng, nguồn cung nhà ở cho thuê hiện nay còn hạn chế, chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu của hàng triệu người dân có nhu cầu. Do đó, rất mong các trường học sẽ có những giải pháp hỗ trợ việc tìm kiếm phòng trọ trong đợt cao điểm. Cùng với đó, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ nhằm tăng số lượng nhà ở dịch vụ, phòng trọ, ký túc xá... cho sinh viên tại Hà Nội để các em có chỗ ở ổn định và yên tâm học tập, nghiên cứu./.
TP.HCM: Điều tra vụ người đàn ông tử vong tại nhà trọ trong tư thế treo cổ Sau khi về quê, người vợ quay lại TP.HCM thì phát hiện chồng mình tử vong trong tư thế treo cổ tại phòng trọ. Ngày 7.8, Công an Q.Bình Tân (TP.HCM) đang điều tra vụ người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ tại phòng trọ trên địa bàn P.Bình Trị Đông B. Khu nhà trọ nơi phát hiện người đàn...