Bạn trai mới quen đã trao nhẫn cầu hôn
Hai đứa mới hẹn hò uống nước được 5-6 lần. Trong lần gặp vừa rồi đột nhiên anh cầu hôn, tôi né tránh nhưng anh chụp tay tôi và lấy ra chiếc nhẫn đeo vào ngón tay áp út của tôi.
Tôi và anh biết nhau qua lớp học ban đêm, tôi 30 và anh 32 tuổi. Hiện tại hai đứa vẫn trong giai đoạn tìm hiểu chứ chưa nói đến chuyện tương lai. Giữa chúng tôi là mối quan hệ chỉ hơi trên mức bình thường, chưa có những cảm xúc yêu đương sâu đậm gì lắm, mới hẹn hò uống nước được 5-6 lần.
Trong lần gặp vừa rồi đột nhiên anh cầu hôn, tôi né tránh nhưng anh chụp tay tôi và lấy ra chiếc nhẫn đeo vào ngón tay áp út. Tôi tháo ra nhưng anh chặn lại và bảo “Nếu tháo ra thì sẽ rất ‘hệ’. Nó sẽ luôn làm em trắc trở trong tình cảm sau này”. Tôi sẽ tháo ra vì tôi không yêu, tôi chỉ xin tư vấn việc đó thật sự có “hệ” không và phải tháo như thế nào cho đúng cách? (Nguyễn).
Ảnh minh họa: ngoisao.
Trả lời:
Chào bạn,
Trong văn hóa hôn nhân của người Việt, từ xa xưa, không hề có sự hiện diện của chiếc nhẫn cưới bạn ạ. Thông thường, thời xưa khi yêu nhau, đôi trai gái chỉ trao nhau những vật làm tin như một lọn tóc nhỏ, một mảnh vải nhỏ cắt ra từ chiếc áo mặc hàng ngày, hoặc có thể chỉ là một cái vỏ ốc… Điều quan trọng đó là lời nhắn gửi, là tình cảm, là lời hứa hẹn chờ nhau đằng sau những hiện vật đó.
Nhẫn tỏ tình, nhẫn đính hôn, nhẫn cưới… xuất phát từ nền văn hóa của châu Âu và được du nhập vào Việt Nam khi đất nước ta được tiếp xúc với nền văn minh Âu châu. Tuy là du nhập, nhưng chiếc nhẫn sớm được chấp nhận trong văn hóa hôn nhân của người Việt không phải ở giá trị vất chất của nó, mà chính từ ý nghĩa văn hóa mà chúng ta đưa vào chiếc nhẫn này.
Video đang HOT
Nhẫn tỏ tình, nhẫn đính hôn mà hai người trao cho nhau thể hiện như một lời hứa ràng buộc gắn bó với nhau. Nhẫn cưới trao nhau giữa cô dâu chú rể thể hiện giây phút cả 2 chính thức thuộc về nhau, được xã hội công nhận “trở thành một”. Ngoài ra, chiếc nhẫn cưới còn là một lời nhắn gửi, một sự mong muốn, và một sự mong ước đôi ta cần biết “nhẫn’ trong cuộc sống chung với nhau. Chồng giận thì vợ bớt lời, biết nhẫn để đưa cái “tôi” xuống dưới cái “chúng ta”, biết nhẫn để cùng chung tay xây tổ ấm.
Với những ý nghĩa như vậy, rõ ràng sự trao và nhận chiếc nhẫn khi tỏ tình, khi hứa hôn, khi đính hôn… là một nghi thức mang tính tượng trưng. Điều đó thay cho lời hứa chung thủy sắt son, bên nhau trọn đời và cùng “nhẫn” để xây dựng hạnh phúc gia đình.
Vì vậy, việc tháo chiếc nhẫn ra khỏi tay khi chưa hề có tình yêu là một chuyện cần phải làm và làm dứt khoát, chẳng có vấn đề gì “hệ” hay “không hệ” cả. Khi bạn chưa rõ ràng về đối tác của mình thì chưa thể ký kết một bản ghi nhớ, có vậy thôi. Chứ chẳng có chuyện nó sẽ luôn làm bạn trắc trở trong tình cảm sau này. Mặt khác nó chỉ “hệ” khi bạn chưa hề yêu mà dùng dằng không tháo nó ra khỏi tay mình để trả về chính chủ thôi bạn ạ.
Tình yêu và hôn nhân là một chuyện quan trọng, chỉ nhận lời khi đã hiểu rõ về người mà mình chọn. Chẳng có thần thánh nào bắt bạn phải nhận một chiếc “nhẫn” mà bạn không thích cả.
Chúc bạn bình tĩnh, tự tin và sáng suốt để có quyết định tháo nhẫn hay tiếp tục đeo chiếc nhận trên tay mình bạn nhé.
Theo VNE
Người yêu bỏ vì quá quan tâm
Một lần cô ấy đi chơi về muộn sau khi dạy thêm, em vì muốn làm lành nên ngồi đợi từ 22h tới 24h khuya. Sau đó em còn vỗ vai nhắc nhở người bạn trai đã chở cô ấy về nhà. Có thể vì thế mà bạn cảm thấy mất tự trọng nên đâm ra chán em.
Em là con trai, 21 tuổi, đang yêu một bạn nữ bằng tuổi được gần một năm. Hai đứa quen nhau từ cấp 2. Năm đầu cô ấy thi trượt đại học nên ở nhà ôn. Em hay liên lạc và nói chuyện như một người bạn bình thường, thậm chí còn tâm sự an ủi lúc cô ấy chia tay với người yêu cũ.
Khi cô ấy thi đậu rồi ra trường, em vẫn quan tâm như bạn thân, sau đó lại cảm thấy có tình cảm, nên công khai đưa đón. Chính cô ấy cũng thừa nhận không phải vì rung động ban đầu mà vì sự chân thành nên mới yêu em, cũng vì thế yêu bằng lý trí nhiều hơn tình cảm. Em cũng biết điều đó.
Ảnh minh họa: Ngoisao.
Một năm yêu nhau bọn em đã trải qua nhiều cảm xúc thăng trầm, có những lần cãi vã, tất nhiên là đều giải quyết êm xuôi. Cách đây gần một tuần bọn em có bất đồng quan điểm và chán nhau. Vì cái tôi lớn nên dù hôm đi chơi lại cả hai cũng tỏ ra bình thường, nhưng cuối cùng vẫn không được.
Trong thời gian đó có thêm 2 sự việc nữa xảy ra. Thứ nhất là một lần cô ấy đi chơi về muộn sau khi dạy thêm, em vì muốn làm lành nên ngồi đợi từ 22h tới 24h khuya. Lúc sau cô ấy về, em ra vỗ vai người bạn trai chở cô ấy và hỏi xem hôm nay có việc gì, sau đó cũng kết một câu rằng "nhưng mà về hơi muộn đấy".
Hôm sau, về nhà bọn em không nói chuyện vì cô ấy muốn ở một mình. Em gặp chú của cô ấy trên Facebook (hai người rất thân thiết với nhau), cũng hỏi thăm và nhờ chú nói chuyện với cô ấy cho tinh thần tốt lên. Cái sai lầm của em là cô ấy đang gặp chuyện tình cảm, chú thì chỉ giúp được phần lý trí thôi. Em rất ân hận vì làm việc đó.
Sau đó cô ấy gặp em và bảo: "Bình thường anh rất lý trí, nhưng khi có chuyện gì thì lại đặt tình cảm lên nhiều khi có quyết định sai lầm". Cô ấy cũng nói rằng: "Kể cả hôm trước có nắm tay hay ôm đều không thấy cảm giác yêu nữa, chỉ là thương anh thôi, không phải em thương hại, mà nó chưa đủ là yêu". Thực sự em rất đau lòng. Em định sẽ thử nói chuyện lại trong một vài tuần, khi mà người con gái sau khi chia tay thấy nhớ người yêu nhất. Liệu đó có phải là cách hay? (Hải).
Trả lời:
Chào Hải,
Qua những gì em chia sẻ cùng với lời khẳng định của bạn gái, có thể nhận thấy tình yêu này vốn dĩ chỉ phát xuất từ một phía. Do thiếu đi sự rung động từ con tim nên bạn gái yêu em bằng lý trí nhiều hơn là tình cảm. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những mâu thuẫn, bất đồng giữa hai người thời gian qua.
Người ta nói rằng, trong tình yêu luôn cần một cái đầu lạnh và một trái tim nóng. Điều đó cho thấy có sự liên kết, tác động qua lại giữa lý trí và tình cảm. Do tình yêu của bạn gái em chỉ được nuôi dưỡng bằng lý trí nên một khi lý trí không muốn tiếp tục nữa thì dù có muốn, em sẽ rất khó khăn nếu muốn níu kéo mối tình này.
Việc Hải ân hận về những gì mình đã làm cho thấy em yêu cô ấy bằng tất cả tình cảm của mình. Cũng chỉ vì lo lắng cho người yêu nên Hải mới đợi cô ấy đi chơi về khuya, mới gặp gỡ chú của bạn gái để nói chuyện và tìm lời khuyên bảo... Động cơ của những việc em làm là rất tốt, tuy nhiên có thể do cách thể hiện của mình, cộng với việc bạn gái không còn mặn mà với em nữa nên những việc Hải làm lại gây tác dụng ngược.
Nếu như bạn ấy cũng dành tình cảm cho em như vậy thì cô ấy mới hiểu và cảm thông về những việc em đã làm. Vì lẽ đó, em không nên áy náy hay ân hận về những việc đã qua vì làm như thế, chẳng những không giúp em giải quyết được vấn đề mà còn khiến bạn gái cảm thấy chán nản và mệt mỏi hơn nữa.
Việc bạn gái không còn yêu em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể do cách ứng xử của em, nhưng cũng có thể do cô ấy chỉ yêu em bằng lý trí như đã khẳng định. Cũng không loại trừ khả năng cô ấy có cho mình một đối tượng khác nên không muốn duy trì tình cảm với em. Do vậy, trước khi dự định làm gì, Hải nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cho mình hướng giải quyết phù hợp.
Cho dù cô ấy nói vẫn cho em cơ hội nhưng cũng không quên nhắc em đừng vì hy vọng quá để rồi lại ôm thất vọng tràn trề. Đừng nghĩ rằng quyết định của cô ấy là hệ quả từ những gì đã xảy ra dồn dập trong thời gian qua, để rồi Hải lại đặt hết hy vọng vào một nơi mà em không biết mình có quyền được hy vọng hay không.
Hải nên cho bản thân và bạn gái thêm thời gian để cả hai tự thẩm định về tình yêu của mình. Sau thời gian ấy, em có thể gặp gỡ cô ấy để cùng trao đổi về những gì đã tồn tại và tìm ra câu trả lời cuối cùng. Trường hợp bạn ấy vẫn chỉ yêu em bằng lý trí, bằng tình thương như cô ấy khẳng định, Hải nên tôn trọng quyết định của cô ấy bởi tình yêu cần được bắt nguồn từ hai phía và không có bất kỳ sự gượng ép hay nài nỉ. Làm được việc đó, Hải cũng đã tôn trọng chính mình và không để mình bị tổn thương thêm trong mối quan hệ này.
Chúc em bình tâm để có thể tháo gỡ mọi chuyện theo hướng êm đẹp nhất.
Thân mến.
Theo VNE
Bố mẹ cấm lấy người đàn ông đã ly dị vợ Em đang quen một người ly dị vợ và có con riêng. Trong quá trình ly dị anh sống buông thả, nhưng hiện tại anh đã cải thiện và sống rất tốt. Còn về phía gia đình, ba của anh làm cấp trên nhưng thường lợi dụng chức quyền hà hiếp cấp dưới theo kiểu "thượng đội hạ đạp". Gia đình em biết...