Bạn trai cũ lừa tiền tỷ của người yêu trong nháy mắt!
Được ủy quyền sử dụng tài khoản của bạn gái để kinh doanh, nhưng khi phát hiện tài khoản của bạn gái có hơn 7 tỷ đồng tiền bán nhà, Quý đã nhanh chóng chuyển số tiền này sang tài khoản của mình để chi tiêu cá nhân.
Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Ngọc Quý (SN 1970) ở phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. Hồ Chí Minh về hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, được ủy quyền sử dụng tài khoản của bạn gái để kinh doanh nhưng khi phát hiện tài khoản của bạn gái có hơn 7 tỷ đồng tiền bán nhà, Quý đã nhanh chóng chuyển số tiền này sang tài khoản của mình để chi tiêu cá nhân.
Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2012, khi quan hệ còn thân thiết, Quý nhờ chị Huyền là bạn gái mở tài khoản để Quý sử dụng kinh doanh chứng khoán vì theo quy định của Ủy ban chứng khoán, một nhà đầu tư không được quyền mua và bán cùng một mã chứng khoán trong cùng một tên người sử dụng và cùng một tài khoản. Vì vậy, để giúp Quý, chị Huyền đã mở tài khoản tại ngân hàng Vietcombank rồi làm giấy ủy quyền có giá trị trong 5 năm (từ 2012 đến 2017) để Quý có thể sử dụng tài khoản của mình giao dịch thường xuyên với ngân hàng.
Ảnh minh họa
Sau một thời gian, giữa chị Huyền và Quý xảy ra mâu thuẫn nên hai người cắt liên lạc, chị Huyền cũng quên hẳn việc đã mở tài khoản trên. Cho đến cuối năm 2013, chị Huyền chuyển nhượng một căn nhà ở quận Hoàn Kiếm trị giá gần 7,3 tỷ đồng. Để tiện cho việc giao dịch, chị Huyền đến Ngân hàng Vietcombank mở tài khoản cho người mua nhà chuyển tiền. Sau khi cung cấp thông tin cá nhân, phía ngân hàng thông báo chị Huyền đã mở tài khoản từ năm 2012. Không nghĩ gì đến việc đã ủy quyền cho Trần Ngọc Quý được sử dụng tài khoản trong thời gian 5 năm, chị Huyền đã đề nghị khách mua nhà trả tiền cho mình qua số tài khoản này. Tuy nhiên, khi chị Huyền đến làm thủ tục rút tiền thì được ngân hàng thông báo Trần Ngọc Quý đã chuyển toàn bộ số tiền bán nhà của chị Huyền vào tài khoản của Quý mở tại Vietcombank chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Chị Huyền liên lạc với Quý nhưng anh ta tắt máy. Buộc lòng, chị Huyền phải đến cơ quan điều tra tố cáo hành vi chiếm đoạt tiền của Quý.
Sau khi xác minh, thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Ngọc Quý về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Do anh này bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã. Đến tháng 4/2015, Trần Ngọc Quý bị bắt giữ.
Tại cơ quan công an, Quý khai nhận do được chị Huyền ủy quyền sử dụng tài khoản ngân hàng để kinh doanh chứng khoản nên mỗi khi tài khoản có sự thay đổi đều gửi tin nhắn tới số điện thoại của Quý. Ngày 18/9/2013, sau khi khách mua nhà chuyển gần 7,3 tỷ đồng vào tài khoản của chị Huyền thì Quý cũng nhận được tin nhắn của ngân hàng thông báo về số tiền này trong tài khoản. Quý liền ra ngân hàng làm thủ tục chuyển số tiền trên sang tài khoản của mình cũng mở tại ngân hàng Vietcombank. Ngay trong ngày, anh ta chuyển 5,5 tỷ đồng vào tài khoản Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng thanh toán tiền mua căn hộ, chuyển khoản trên 500 triệu đồng vào tài khoản của một công ty chứng khoán, còn lại trên 1,3 tỷ đồng trong tài khoản. Theo khai nhận của Quý, do trước đây chị Huyền có vay một khoản tiền nhưng không trả nên Quý đã lấy số tiền bán nhà trong tài khoản để buộc chị Huyền phải vào TP Hồ Chí Minh gặp Quý giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, Quý không chứng minh được việc chị Huyền vay tiền.
Video đang HOT
Sau khi làm rõ việc sử dụng tiền trên của Trần Ngọc Quý, theo yêu cầu của cơ quan điều tra, phía ngân hàng đã thu hồi số tiền trên 1,3 tỷ đồng trong tài khoản của Quý và 5,5 tỷ đồng từ tài khoản của công ty Phú Mỹ Hưng chuyển vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra, phục vụ việc giải quyết vụ án.
Hiện cơ quan điều tra đang làm thủ tục hoàn tất kết luận điều tra, chuyển Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đề nghị truy tố Trần Ngọc Quý về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Chuyện do sơ suất trong quản lý tài khoản cá nhân dẫn đến bỗng dưng bị kẻ xấu lấy mất tiền tỷ trong tài khoản như chị Nguyễn Thị Huyền không phải là trường hợp hy hữu. Chị Nguyễn Thị Minh, chủ một cửa hàng kinh doanh đồ hiệu ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng từng bị “siêu lừa” Nguyễn Phượng Ly (SN 1985) dùng chiêu lừa mở tài khoản ngân hàng rồi lợi dụng sơ hở của chị Minh rút sạch 5 tỷ đồng mà chủ tài khoản không hay biết.
Đối tượng Nguyễn Phượng Ly
Để thực hiện kế hoạch lừa đảo, cuối năm 2014, Nguyễn Phượng Ly thường xuyên qua cửa hảng của chị Minh mua đồ. Ly tự giới thiệu mình là Trưởng phòng một ngân hàng. Thấy Ly đi ô tô Mecedes, mua rất nhiều đồ hiệu của cửa hàng nên chị Minh hoàn toàn tin tưởng ở vị khách VIP này. Một thời gian thấy chị Minh đã “cắn câu”, đầu năm 2015, Ly rủ chị Minh sang Hồng Kông “đánh hàng”. Ly dụ chị Minh mở tài khoản thanh toán quốc tế cho tiện việc thanh toán. Sau khi chị Minh đồng ý, Ly đưa chị Minh đến ngân hàng Maritimebank để mở tài khoản.
Do đã có chủ ý từ trước nên trước khi đến ngân hàng, Ly khuyên chị Minh không nên sử dụng số điện thoại đang dùng để nhận dịch vụ tin nhắn của ngân hàng để tránh “bị điều tra” về việc buôn bán mà nên sử dụng số “sim rác” để đăng ký. Nghĩ Ly là cán bộ ngân hàng nên chị Minh rất tin những gì cô ta nói. Ly liền mua 2 số “sim rác” có số đuôi gần giống nhau. Khi đến ngân hàng, do quá tin tưởng ở Ly nên chị Minh đã để Ly khai giúp những thông tin cá nhân trong tờ khai mở tài khoản. Nhân sơ hở này, Ly đã điền số điện thoại của mình vào phần nhận tin nhắn của ngân hàng và đưa cho chị Minh số sim có đuôi gần giống với số máy đăng ký. Đồng thời, Ly nắm được mật khẩu tài khoản.
Ít ngày sau, khi nhận được tin nhắn của hệ thống ngân hàng thông báo chị Minh vừa nộp vào số tài khoản của mình số tiền 5 tỷ đồng, Nguyễn Phượng Ly lập tức rút sạch số tiền này chiếm đoạt rồi bỏ trốn.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Trả hồ sơ điều tra lại vụ mẹ vợ tố con rể lừa tiền tỷ
Theo kháng nghị của Viện KSND TP.Hà Nội, số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của bà Minh là thuộc sở hữu của bà Minh. Trần Minh Anh giả mạo chữ ký, rút tiền; sau đó lại lập giấy ủy quyền giả chữ ký của bà Minh là hành vi gian dối...
Theo tin tức báo Công an Nhân dân, ngày 20/10, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử vụ mẹ vợ tố con rể lừa tiền tỷ liên quan đến giao dịch chứng khoán.
Vụ án này được các cơ quan tiến hành tố tụng nhận định là phức tạp, xảy ra trong thời gian dài và cơ quan xét xử cũng đã nhiều lần trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung nhằm làm rõ thêm chứng cứ liên quan.
Trần Minh Anh đã giả mạo chữ ký và làm giấy ủy quyền giả để rút tiền trong tài khoản của mẹ vợ (Ảnh minh họa)
Theo báo Dân Việt, vụ án mẹ vợ tố con rể lừa đảo này đã kéo dài 4 năm, sau nhiều lần xét xử và trả hồ sơ điều tra bổ sung, đến ngày 17.9.2014, TAND TP.Hà Nội xử sơ thẩm bản án số 403/2014HSST tuyên bị cáo Trần Minh Anh (54 tuổi, trú tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP.Hà Nội) không phạm tội " Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
Chị Trần Kim Ngân (con gái bà Bùi Thị Minh, trú tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội) và Trần Minh Anh trước đây cùng làm ăn sinh sống tại Cộng hòa Liên bang Đức và có quan hệ tình cảm với nhau, dẫn tới có một con chung là cháu Trần Minh Hoàng.
Đầu tháng 8.2006, Trần Minh Anh bị trục xuất về Việt Nam; còn chị Ngân và cháu Hoàng vẫn sinh sống tại Cộng hòa Liên bang Đức.
Ngày 23.1.2007, Trần Minh Anh cùng bà Bùi Thị Minh đến Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nhận số tiền 176.000 euro. Số tiền này là của chị Ngân, nhưng lại đứng tên con trai là Trần Minh Hoàng gửi về cho bà ngoại là Bùi Thị Minh theo tài khoản của bà Minh mở tại ngân hàng. Số tiền euro nêu trên quy đổi được hơn 3 tỷ đồng và 34.000USD.
Trước đó một ngày, Trần Minh Anh cùng bà Bùi Thị Minh đến Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (Công ty CKBV), Hà Nội làm thủ tục mở tài khoản đứng tên bà Minh tại công ty chứng khoán này. Tuy nhiên, khi ký hợp đồng mở tài khoản, Trần Minh Anh lại là người ký mạo danh tên bà Bùi Thị Minh. Sau khi nhận số tiền 176.000 euro, Trần Minh Anh và bà Minh cùng đến nhưng bà Minh đã nhận hơn 3 tỷ đồng và tự nộp vào tài khoản đứng tên bà Minh tại Công ty CKBV.
Trong thời gian từ 25.1.2007 đến 30.1.2008, Trần Minh Anh đã 19 lần đến Công ty CKBV gặp một số nhân viên kế toán công ty này để làm thủ tục rút gần 5 tỷ đồng có trong tài khoản của bà Minh. Trong đó có 9 lần Trần Minh Anh tự viết nội dung, mạo danh viết tên Bùi Thị Minh ở mục "chủ tài khoản" và mục "người lĩnh tiền", những lần rút tiền còn lại sau này Trần Minh Anh sử dụng giấy ủy quyền giả.
Ngày 6.3.2008, bà Bùi Thị Minh đến Công ty CKBV để rút tiền trong tài khoản của mình thì được biết gần như toàn bộ số tiền có trong tài khoản đã bị Trần Minh Anh rút, vì vậy bà Minh đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an.
Cũng theo báo Công an nhân dân, tại phiên tòa sơ thẩm, ông Anh cho rằng, số tiền hơn 3 tỷ đồng trong tài khoản giao dịch chứng khoán mang tên cụ Minh là tài sản của vợ chồng ông được vợ ông gửi từ nước ngoài về. Vậy nên việc ông dùng tên mẹ vợ để mở tài khoản mua bán chứng khoán đã được ông bàn với vợ từ trước. Trên thực tế thì nhiều lần ông Anh đi rút tiền đều có cụ Minh chứng kiến. Quá trình xét xử, HĐXX sơ thẩm xác định, Viện kiểm sát truy tố ông Anh về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chưa đủ căn cứ nên đã quyết định tuyên ông Anh không phạm tội.
Sau phiên tòa sơ thẩm, Viện KSND TP Hà Nội đã ra quyết định kháng nghị bản án trên của TAND TP Hà Nội. Viện kiểm sát cho rằng, số tiền hơn 3 tỷ đồng mà cụ Minh nộp vào tài khoản của cụ tại Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt không phải là tài sản chung của ông Anh và bà Ngân vì việc bà Ngân vay tiền của cụ Minh là có thật. Điều này đã được thể hiện tại ghi nhận trên tài liệu của Tòa án Đức. Vì thế số tiền hơn 3 tỷ đồng mà bà Ngân chuyển vào tài khoản của cụ Minh là thuộc sở hữu của cụ Minh. "Việc ông Anh giả mạo chữ ký của cụ Minh để nhiều lần rút tiền số tiền hơn 3 tỷ đồng, sau đó lại lập giấy ủy quyền giả chữ ký của cụ Minh là hành vi gian dối", kháng nghị nêu rõ.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị hại là cụ Minh không đến tham dự phiên tòa dù HĐXX đã gửi giấy triệu tập. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại và để phiên tòa phúc thẩm được xét xử khách quan, đúng quy định của pháp luật, cũng như thu thập thêm chứng cứ pháp lý nên TAND cấp cao tại Hà Nội đã quyết định hoãn phiên tòa.
NINH LAN (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Không giảm án cho nhóm đối tượng giả danh công an đi lừa đảo Nhóm lừa đảo này đã giả danh công an, cán bộ Viện Kiểm sát đang điều tra vụ án rửa tiền, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của &'ban chuyên án'. Theo nguồn tin trên báo Pháp luật, ngày 29/10, TAND cấp cao tại TP.HCM đã bác kháng cáo, y án các bị cáo trong đường dây chuyên giả mạo công an...