Bạn trai cho vay tiền nhưng đòi tính lãi
Em tưởng anh đùa, nhưng hết một tháng anh cộng lãi thật khiến em ngã ngửa người ra vì choáng váng.
Chị Thanh Bình thân mến!
Thực sự em cảm thấy rất ngại khi phải nói ra những lời này. Bởi lẽ nó là một điều đáng xấu hổ. Nhưng em không biết phải hiểu thế nào cho đúng về con người anh. Em mong chị cho em một lời khuyên để em có quyết định đúng đắn cho mình.
Chúng em yêu nhau được hơn 1 năm rồi. Anh đã đi làm, thu nhập rất khá và gia đình anh có điều kiện. Nói như vậy để biết rằng anh không phải là người rơi vào trong hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu. Còn em, em mới ra trường, đi làm lương tháng bập bõm, bố mẹ cũng không dư giả gì. Nhìn chung, chúng em không có khác biệt quá lớn về điều kiện kinh tế nhưng ở một mức độ nào đó thì gia đình anh nhỉnh hơn nhà em một chút.
Em yêu anh từ năm cuối đại học. Quãng thời gian yêu chúng em hiểu hoàn cảnh của mình chưa cho phép nên rất ít khi đi ăn quá xá linh tinh. Chúng em thường nấu cơm cho nhau ăn rồi đi trà đá nói chuyện cho vui. So với đám bạn cùng trang lứa, em và người yêu không biết đến hàng quán gì cả. Em cũng không lấy thế làm buồn vì em nghĩ mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, miễn hai đứa yêu thương nhau là được.
Anh là người làm ra tiền, gia đình không phải quá túng thiếu nhưng lại quá keo kiệt, bủn xỉn (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, em nhận thấy rằng anh là một người rất keo kiệt. Có vài lần đi chơi cùng bạn bè anh, anh toàn tảng lờ không chịu trả tiền. Thậm chí có lần bạn anh bực quá còn nói ra mặt nhưng anh vẫn chỉ cười trừ mà không chịu thanh toán. Yêu em hơn 1 năm nhưng chưa bao giờ anh tặng em một món quà nào cả. Lần nào anh cũng chỉ mua cái thiếp, ghi vài dòng vào đó bảo làm kỉ niệm chứ tuyệt nhiên không có lấy một món quà nào dù nhỏ thôi.
Em không phải đứa ham vật chất nhưng em cảm thấy anh như vậy là quá chi ly. Yêu nhau, hai gia đình đều ủng hộ, anh đến nhà em như con cái trong nhà nhưng lần nào đến nếu phải mua quà gì thì anh thường cố gắng chọn quà rẻ tiền nhất cảm đến. Qua hành động đó của anh, em có cảm giác gia đình mình không được coi trọng.
Gần đây, em phải đi học cao học nên tốn chút tiền. Bố mẹ em cũng đã già, em không muốn bố mẹ bận tâm nên ngỏ ý mượn anh để kịp đóng cho khóa học. Em nghĩ chỉ cuối năm nay cưới nhau, chuyện mượn tiền như vậy cũng không phải là lợi dụng. Hơn nữa, khoảng 2 tháng sau em được tiền thưởng ở nơi làm việc sẽ gửi trả anh. Em là người sống rất rõ ràng, không phải kẻ muốn ăn không của người khác.
Thế nhưng, lời nói, hành động của anh làm em thất vọng và cảm thấy sợ con người này. Anh cho em vay tiền, bắt làm giấy biên nhận mà chỉ có hơn 4 triệu. Đã vậy anh còn nói, đồng tiền của anh là tiền làm ăn nên cho em mượn cũng phải tính lãi. Anh còn động viên “Em yên tâm, anh lấy lãi rẻ thôi”. Em tưởng anh đùa, nhưng hết một tháng anh cộng lãi thật khiến em ngã ngửa người ra vì choáng váng.
Video đang HOT
Thực sự nói ra những lời này em cảm thấy ngượng vô cùng vì người ta có bạn trai được bạn trai lo cho mọi điều. Em chỉ nhờ anh ấy một chút, xác định trả tiền rõ ràng mà anh ấy lại chi ly với em từng đồng, từng hào như vậy. Nếu em nói chia tay vì điều này thì em có phải là kẻ tham lam, ích kỉ không. Nhưng nếu tiếp tục thì liệu em có thể hạnh phúc với một người đàn ông tính toán đến vậy hay không? Em mong chị cho em một lời khuyên. Em cảm ơn chị nhiều lắm! (Em gái)
Trả lời:
Em gái thân mến! Cảm ơn em đã gửi những tâm sự của mình về cho chuyên mục. Qua thư, chị hiểu rằng em đang cảm thấy hoang mang không biết nên quyết định như thế nào với tình yêu của mình khi mà người đàn ông em yêu keo kiệt, bủn xỉn. Không chỉ với người ngoài, với em và gia đình em, anh ấy cũng tính toán từng đồng một khiến em lo sợ không thể nào hạnh phúc được. Em băn khoăn không biết có nên dừng lại hay không.
Anh chàng mà em yêu chẳng những ki bo với những người bạn, với những mối quan hệ xã giao bên ngoài mà ngay cả với em và gia đình em anh ấy cũng toan tính như vậy thì thật khó chấp nhận. (ảnh minh họa)
Thực sự nghe những gì em chia sẻ, chị cảm thấy người đàn ông nào keo kiệt quá sức tưởng tượng. Đúng là trong cuộc sống cũng có không ít những chàng trai chi ly. Sở dĩ họ có tính như vậy là vì có thể trước kia gia đình họ nghèo túng, khó khăn, có được đồng tiền họ càng trân trọng. Hoặc giả để kiếm được đồng tiền đó họ đã phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt rất nhiều nên không muốn tiêu tiền bừa bãi. Tuy nhiên, việc chi tiêu tiết kiệm và keo kiệt là hai việc hoàn toàn khác nhau.
Anh chàng mà em yêu chẳng những ki bo với những người bạn, với những mối quan hệ xã giao bên ngoài mà ngay cả với em và gia đình em anh ấy cũng toan tính như vậy thì thật khó chấp nhận. Cuộc sống vợ chồng sau này có rất nhiều điều liên quan trực tiếp đến kinh tế, nếu như anh ấy vẫn giữ thói quan này thì mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, nếu ngay bây giờ em dừng lại mọi chuyện thì có thể sẽ chưa thấu đáo. Nếu như em cảm thấy anh ấy là một người tốt, yêu thương em chân thành, có nhiều điều kiện phù hợp với bản thân em và chỉ có tính xấu đó thôi thì em nên lựa lời góp ý để anh ấy nhận ra khuyết điểm của mình. Em nên khuyên nhủ và phân tích cho anh ấy thấy việc tiết kiệm và keo kiệt là hoàn toàn khác nhau. Nếu như anh ấy nhận thức được rằng mình đã sai và sửa đổi thì đừng nên buông tay tình cảm này và từ từ giúp anh ấy khắc phục những khuyết điểm. Nhưng nếu anh ấy vẫn “đâu đóng đấy” thì đây là bản chất khó có thể thay đổi và mọi chuyện chỉ còn ở khía cạnh em có thể chấp nhận lấy người chồng như vậy hay không chứ không thể “uốn nắn” anh ấy được nữa.
Chúc em có quyết định đúng đắn cho mình.
Theo Eva
Những 'tai nạn' khi giao tiếp phi ngôn ngữ
Dạng giao tiếp phổ biến nhất mà chúng ta ít khi nhận thấy đó là giao tiếp phi ngôn ngữ. Nó biểu hiện thông qua tất cả các hành vi, cử chỉ, tương tác giữa con người với nhau nhưng không bằng ngôn ngữ. Đây cũng được xem là dạng giao tiếp có thể vượt mọi biên giới về ngôn ngữ quốc gia. Tuy nhiên, càng ứng dụng nó một cách phổ biến, người ta càng nhận thấy có rất điều đáng bàn về dạng ngôn ngữ này.
Giải mã một hành vi phi ngôn ngữ nhưng ở những nền văn hóa khác nhau cho thấy các cách thông tin nhận được là khác nhau, và nhiều khi là thông tin trái chiều. Tổng hợp về giao tiếp phi ngôn ngữ của các nền văn hóa phổ biến trên thế giới được trình bày dưới đây chủ yếu xem xét dạng hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ ở một số biểu hiện, như ánh mắt, các dạng biểu cảm trên khuôn mặt, tiếp xúc cơ thể, cử chỉ tay, không gian riêng tư khi trò chuyện, âm lượng giọng nói và các hành vi biểu cảm.
Cẩn trọng khi giao tiếp phi ngôn ngữ.
Mexico
Chống tay vào hông được xem là hành vi thể hiện sự đối kháng thù địch. Bắt tay được dùng cho cả nam giới lẫn phụ nữ khi chào hỏi, nhưng nam giới thường bắt tay lâu hơn và nắm tay chặt hơn. Với quan hệ bạn bè hoặc thân thiết hơn, nam giới thường chào hỏi nhau bằng động tác ôm và vỗ nhẹ vào lưng, phụ nữ thường được ôm và hôn nhẹ vào má.
Mỹ
Nhìn thẳng vào mắt người đối diện là được xem là hành vi thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp thông thường, đặc biệt là trong kinh doanh. Trong dùng bữa, hạn chế tốt đa việc để cả khuỷu tay lên bàn, đây là hành vi được xem là không lịch sự. Sử dụng ngón trỏ với lòng bàn tay úp xuống dưới, vẫy về hướng cơ thể là cử chỉ ra dấu hiệu muốn gọi ai đó. Giơ ngón tay giữa là hành vi rất xấu ở Mỹ. Xếp hàng chờ đến lượt phải được tôn trọng thực hiện. Phụ nữ chào hỏi nhau bằng cái ôm nhẹ, trong khi nam giới thường hôn nhẹ vào má người phụ nữ trong lần gặp đầu tiên.
Argentina
Để nâng chén chúc mừng ai đó thì nhấc chén của mình lên và nói "salud". Khi dùng xong bữa, nĩa và dao ăn của bạn đặt ở giữa đĩa ăn. Hành động giơ nắm đấm tay lên cao và hướng ra ngoài là biểu tượng của chiến thắng. Người Argentina có xu hướng đứng gần nhau hơn trong khi trò chuyện so với người Mỹ hay châu Âu. Khi rót rượu không nên cầm ở cổ chai và ngửa lòng bàn tay lên.
Bị coi là thô lỗ nếu ngáp nơi công cộng. Luôn rót đồ uống bằng tay phải (không bao giờ được rót bằng tay trái).Tay chống nạnh được xem là thái độ thù địch và khiêu chiến. Phụ nữ vỗ vào đùi được xem như hành động khiêu dâm. Chào hỏi khi gặp gỡ thường bằng cái bắt tay nồng ấm giữa những người đàn ông và hôn tay nếu là phụ nữ.
Brazil
Ánh mắt nhìn người đối diện rất quan trọng trong giao tiếp đối với người Brazil. Cử động tay được sử dụng nhiều trong giao tiếp để nhấn mạnh ý của người nói, đặc biệt hành động sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ siết nhẹ dáy tay là hành động biểu hiện sự cảm kích, ngưỡng mộ và đánh giá cao ai đó.
Chile
Nam giới đứng dậy khi phụ nữ bước vào phòng. Rót rượu tay phải và ngáp phải che miệng. Ngửa lòng bàn tay hướng lên, các ngón tay duỗi thẳng ra vẫy ngược vào trong là cử chỉ ám chỉ ai đó ngốc nghếch.
Colombia
Để ám chỉ rằng ai đó keo kiệt, người Colombia thường có hành động lấy các ngón tay của tay này gõ nhẹ vào khuỷu tay kia. Đặt muỗng và dao ăn ngang đĩa ăn để ra hiệu mình đã kết thúc dùng bữa. Phụ nữ chào hỏi giao tiếp bằng cách cầm nhẹ ống tay (phần trên cổ tay và dưới khuỷu tay), thay vì bắt tay như thông thường.
Costa Rica
Người Costa Rica tắm rất nhiều lần trong ngày và những người khách cũng được mong muốn làm điều tương tự. Nắm đấm tay lại với ngón cái nhô ra giữa ngón trỏ và ngón giữa được xem như một cử chỉ rất thô lỗ. Rung tay, chân được xem là mất lịch sự.
Iran
Tháo giày trước khi vào nhà và các ngôi đền Hồi giáo. Bắt tay với trẻ con là thể hiện sự tôn trọng với ba mẹ chúng. Là thô lỗ khi trỏ ngón cái thẳng lên phía trên. Để ra hiệu đồng ý, người Iran gật và ngẩng nhẹ đầu lên.Ra hiệu không hay từ chối người Iran ngẩng đầu lên cao vào gật mạnh.
Saudi Arabia
Phụ nữ không được phép lái xe. Tránh để nhìn thấy đế giày, cái này được coi như phần thấp hèn và dơ bẩn nhất của con người. Cầm dọc cánh tay, bàn tay đặt vào khuỷu tay người đối diện thể hiện sự tôn trọng và quý mến. Khoanh chân là hành vi thể hiện sự không tôn trọng người đối diện.
Lòng bàn tay úp xuống, chỉ thẳng ngón trỏ hướng xuống là hành vi xỉ nhục người khác. Người lớn tuổi chào hỏi giao tiếp bằng cách nói "Salaam", nam giới chào hỏi bằng cách ôm và hôn, trong khi phụ nữ thường đeo mạng che mặt và không được giới thiệu ở Saudi Arabia.
Theo VNE
Ly dị vì bà vợ hay so sánh "Anh mở to mắt mà coi anh Ân kìa. Chồng người ta thấy mà ham, công danh thành đạt, bảnh bao lịch sự. Đằng này...", nghe vợ so mình với ông hàng xóm, anh Hoàng tự ái, càng nhậu nhẹt bê tha. Chị Kim Oanh (phường 16, quận 4, TP HCM) thường tự hào khoe với các chị em rằng chồng mình hiền...