Bạn trai buộc tôi phá thai, phải làm gì?
Gần đây em biết mình có thai, đã được 5 tuần tuổi. Lúc mới biết tin, anh vui mừng và bảo để lo đám cưới cho em. Nghe anh nói như vậy em thấy yên tâm và thương anh nhiều lắm. Nhưng 2 ngày sau anh lại bắt em phải bỏ cái thai.
Em và anh quen nhau dược hơn 3 năm rồi, gia đình 2 bên đều biết và nhất trí cho chúng em tiếp tục. Gần đây em biết mình có thai, cái thai đã được 5 tuần tuổi. Lúc mới biết tin, anh vui mừng và bảo để lo đám cưới cho em. Nghe anh nói như vậy em thấy yên tâm và thương anh nhiều lắm. Nhưng 2 ngày sau, anh bắt em phải bỏ cái thai. Em hỏi lý do, anh bảo là điều kiện chưa cho phép.
Ảnh minh họa: ngoisao.
Năm nay anh cũng 27 tuổi và em cũng 25 tuổi rồi. Cả hai đều đã đi làm. Em có nói với anh là phải để cho gia đình biết và đưa ra lời khuyên, nhưng anh nói là mẹ anh biết rồi, mẹ không chấp nhận và không có trách nhiệm gì hết. Xin chuyên gia cho em lời khuyên nên làm gì lúc này, em thực sự rất rối bời. ( Ngọc).
Trả lời:
Bạn và bạn trai yêu nhau, hai gia đình đã biết và ủng hộ. Tôi cũng không nghe nói hai bạn có mâu thuẫn hay không hợp tính tình nhau gì. Hơn nữa hai bạn đã đi làm và có thu nhập do đó tôi không thấy có lý do gì để phải bỏ cái thai đó. Hơn nữa khi nghe tin có thai, bạn trai của bạn cũng vui mừng và còn nói tổ chức đám cưới điều đó càng chứng tỏ bạn cần giữ đứa con của mình. Bởi đó là kết quả của tình yêu, mặc dù có thể bào thai đến sớm hơn mong đợi nhưng nó xứng đáng được sống và tồn tại.
Theo bạn mô tả, hình như vấn đề là người mẹ của bạn trai không đồng ý, và điều đó tác động đến sự thay đổi thái độ của bạn trai của bạn khi nói rằng “Điều kiện chưa cho phép”. Người Việt chúng ta có câu “Tri nhàn là nhàn” vì trên thực tế có nhiều người cho rằng chưa rảnh để làm việc này, hay chưa rảnh để làm việc kia, hay để khi nào nhàn rỗi hơn rồi làm, và cuối cùng là không làm gì hết. Vậy khi bạn cứ cho rằng mình đang nhàn rỗi để làm điều gì đó mà bạn thấy cần làm thì bạn sẽ làm được. Trong trường hợp này, nếu chúng ta thấy điều kiện chưa cho phép thì nó chưa cho phép thật, còn nếu chúng ta thấy “có thể làm được” thì chúng ta sẽ làm được, quan trọng là thái độ của chúng ta.
Tôi không rõ mẹ bạn trai làm công việc gì và tính cách người như thế nào. Không biết bạn trai của bạn là người thế nào về lập trường và thái độ sống. Tuy nhiên theo lộ trình giải quyết, bạn cần cố gắng thuyết phục bạn trai mình trước rồi sau đó cả hai bạn hãy cùng thuyết phục người mẹ.
Video đang HOT
Hai bạn cũng đã đi làm nên chắc chắn có sự độc lập về tài chính nhất định và đây là yếu tố hết sức quan trọng khi ra quyết định giữ bào thai. Bạn hãy cố gắng thuyết phục hay nhờ người thuyết phục thêm bạn trai của mình vì có thể anh ta cũng căng thẳng khi nhìn thấy trước mắt nhiều trách nhiệm hơn trong thời gian tới.
Với người mẹ, bạn cần tìm hiểu xem có phải đơn giản là vì mẹ bạn trai không chấp nhận việc bạn có thai trước hôn nhân hay còn vì những lý do nào khác dẫn đến không chấp nhận bào thai. Có thể lý do là vì người mẹ chưa sẵn sàng với trách nhiệm đến sớm hơn dự kiến thì các bạn hãy cố gắng cho thấy là các bạn tự lo liệu được, người mẹ không phải chăm non, bồng bế hay chu cấp tiền bạc gì nhiều. Nếu nguyên nhân là vì danh dự gia đình thì hai bạn hãy cho gia đình biết là các bạn sẽ tổ chức đám cưới và đăng ký kết hôn đàng hoàng.
Ngoài ra bạn cần xem ai là người có khả năng tác động đến người mẹ thì nhờ họ nói giúp thêm. Có thể bạn cần phải cho gia đình mình biết nữa để có thể hỗ trợ hay can thiệp thêm. Thậm chí gia đình bạn có thể chủ động gặp gia đình bạn trai để trao đổi, bàn bạc hay thuyết phục thêm.
Chúc bạn thành công giữ được đứa con của mình và có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc!
Theo VNE
Nữ sinh mất tương lai vì mang bầu
21 tuổi, trẻ trung và đầy ước mơ nhưng Thảo (Thái Bình) đã phải từ giã đời sinh viên. Cái thai trong bụng đã 7 tháng và cô phải gấp rút kiếm sống lo cho con gái sắp chào đời.
Thảo sinh ra trong một gia đình có 2 chị em, bố mẹ là giáo viên. Cũng như bao sinh viên khác, cô đam mê với ngành mình học và dự định sau khi tốt nghiệp sẽ học lên thạc sĩ, tiến sĩ, đồng thời đi theo con đường nghiên cứu. Thế nhưng bao nhiêu ước mơ, dự định dần tan biến và mọi chuyện đã thay đổi chóng mặt từ lúc cô biết mình mang thai.
Thảo là sinh viên năm 3 một trường Đại học ở Thanh Xuân (Hà Nội), yêu một cậu học Đại học Xây Dựng. Hai người quen biết nhau và nhanh chóng thân thiết trong những lần đi hoạt động tình nguyện hay lên Hồ Hoàn Kiếm nói chuyện với khách du lịch nước ngoài để mở rộng vốn ngoại ngữ. Tình yêu của họ đã được 2 năm. Cả hai dự định ra trường sẽ lo cho sự nghiệp rồi mới kết hôn.
"Nhìn cái quen thử từ từ hiện lên 2 vạch mà em choáng váng như rơi xuống vực. Việc đầu tiên em nghĩ là đã mang tiếng xấu đến cho bố mẹ. Thế nên khi bạn trai khuyên em bỏ con, em cũng nghe theo. Nhưng lúc đến đến bệnh viện, lòng em tràn đầy tội lỗi, em khóc và đòi anh ấy về thưa chuyện với gia đình", giọng Thảo nghẹn ngào khi nhớ lại sự việc xảy ra cách đây vài tháng.
Ban đầu, bố mẹ Thảo trách mắng cô nhưng sau đó cũng sang nhà trai bàn chuyện của con. Một lễ cưới đã được quyết định, nhà Thảo đã thông báo cho họ hàng, làng xóm. Tuy nhiên, lấy lý do Thảo sinh con gái, nhà trai đòi hủy bỏ đám cưới.
"Họ nói anh ấy là con trưởng trong dòng họ. Họ bảo em cứ sinh con để họ nuôi, còn không có cưới xin gì nữa. Ban đầu anh cũng phản đối lại quyết định của gia đình, nói là sẽ bỏ học đi làm lấy tiền nuôi con nhưng sau anh lại nhút nhát, nghe theo và ra Hà Nội đi học. Em giận người không có chính kiến nên quyết định làm bà mẹ đơn thân", Thảo cho biết.
Đến lúc này, bố mẹ Thảo không chịu được sóng gió dư luận, một mặt bắt cô bỏ thai, mặt khác vạch ra cho cô một tương lai mờ mịt - đi học lại, cắt đứt với bố đứa bé, sau này sẽ quen người khác tốt hơn. Vì sợ phải bỏ thai nên Thảo đã trốn lên Hà Nội và tính tìm một ngôi chùa nương nhờ đến lúc sinh con.
"Bố mẹ đi tìm em nhiều nơi, cuối cùng cũng chịu cho em giữ con. Để tránh điều tiếng, em được đưa vào Nam sống với chị gái, kiếm việc làm thêm, bố mẹ em sẽ giúp đỡ một phần cho em nuôi con". Vì việc này mà sự học bị gián đoạn, Thảo đã xin bảo lưu kết quả. Bà bầu 7 tháng cũng dự định khi con cứng cáp sẽ về Bắc tiếp tục theo học.
Theo kết quả khảo sát mới nhất của Bệnh viện Phụ sản trung ương, phần lớn sinh viên biết cách tránh thai nhưng gần như không tránh. Lúc biết có thai do tâm lý lo sợ nên thường bỏ thai muộn. Ảnh minh họa: P.D.
Nguyệt và Quảng (đều là sinh viên năm 2 một đại học dân lập ở Hà Nội) cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự - mang thai khi đang là sinh viên.
Nguyệt cho biết: "Bình thường vòng kinh của em rất đều, đột nhiên tháng này bị chậm. Lúc em nghĩ đến tình huống mình mang thai thì đi siêu âm em bé đã được 4 tuần rồi".
Trong suy nghĩ của cô gái này, chuyện "vượt rào" trong sinh viên không phải là ghê gớm, song mang bầu lại là một tai tiếng quá lớn và không phải ai cũng có thể vượt qua. "Trước đây em cũng thấy những người bỏ đi con của mình là độc ác, nhẫn tâm và em cũng khâm phục những bạn sinh viên giữ lại con nếu lỡ mang thai. Nhưng quả thật rơi vào tình huống này mới khó xử", cô nữ sinh bấn loạn kể.
Bản thân Nguyệt, dù còn rất mơ hồ nhưng vẫn muốn giữ cái thai lại. Trong khi bạn trai cô một mực muốn bỏ đứa bé. "Anh ấy kêu em cho anh ấy suy nghĩ nhưng đã vài lần rồi quyết định của anh ấy chỉ là 'bỏ'. Anh bảo sợ có lỗi với bố mẹ, dòng họ, sợ tai tiếng, sợ ảnh hưởng chuyện học. Rằng, anh ấy cam đoan sau này sẽ cưới em. Anh ấy cho rằng em sợ anh không cưới nên mới không muốn bỏ đứa bé", Nguyệt cho biết.
Đã hơn 1 tháng từ khi biết bạn gái có thai, Quảng vẫn chưa đưa cho Nguyệt một quyết định. "Anh bảo chiều nay nhất định sẽ đưa ra quyết định nhưng em biết anh ấy vẫn sẽ không thể vượt qua được danh dự để cùng em sinh con", cô sinh viên quê Thanh Hóa buồn bã kể.
"Tối qua em vừa mơ đứa bé, thấy linh hồn nó lang thang. Mấy ngày nay em cũng suy nghĩ rất nhiều, em biết còn nhiều khó khăn phía trước nếu như em quyết định giữ bé. Nhưng em không thể ích kỷ để con phải gánh chịu lỗi lầm do mình gây ra. Mặc dù tiếc thời sinh viên chơi bời, bay nhảy nhưng em quyết định đánh đổi để con em được sống. Nó sẽ là một thiên thần xinh đẹp", Nguyệt thút thít.
Theo chuyên gia tâm lý Hồng Hà, Trung tâm tư vấn Tình yêu, Hôn nhân và gia đình, chuyện sinh con và chăm sóc một đứa trẻ là vấn đề vô cùng lớn và phải thận trọng. Một đứa trẻ sinh ra cần tình yêu thương, sự chăm sóc đầy đủ cả về tinh thần lẫn vật chất từ người lớn.
Mang thai ở sinh viên không phải là hiếm nhưng đa phần khi rơi vào trường hợp này ít người trẻ tuổi nào có được lối ứng xử vẹn toàn. Số đông sẽ chọn cách bỏ thai, số khác bỏ học nuôi con tạm bợ, một số ít may mắn được gia đình chấp nhận cho cưới xin, nuôi con hộ.
"Khi rơi vào tình huống này, trước tiên các bạn phải tự trách mình đã không biết cách bảo vệ cả hai, vô trách nhiệm với gia đình. Sau đó cần cân nhắc nặng, nhẹ. Nếu quyết định phá thai vì tương lai, học tập, gia đình thì theo tôi hãy chọn bệnh viện uy tín để thực hiện và sau đó phải quán triệt chuyện ngừa thai, biết cách bảo vệ sức khỏe. Có thể không cần cho gia đình biết vì hai bạn cũng đủ tuổi nhận thức".
"Nếu quyết định giữ thai lại, đương nhiên cần nói với gia đình để có sự trợ giúp. Phải xác định gia đình cũng khó chấp nhận chuyện này, cho nên cần kiên định. Trong lúc này nếu không được đám cưới thì chỉ cần đăng ký kết hôn, sống chung, được gia đình hỗ trợ kinh tế, chăm sóc em bé và vẫn phải tiếp tục việc học", chuyên gia tâm lý Hồng Hà bày tỏ quan điểm.
Theo VNE
Nhờ người mang thai, tôi có phải thứ đàn bà hư hỏng? Tôi không bị vô sinh. Nhưng bác sỹ nói, ở tuổi này, tôi mang thai là không đơn giản. Bác sỹ gợi ý, chúng tôi có thể thụ tinh nhân tạo, ghép vào một người khác để nhờ mang thai. Tuyệt vời! Tôi nhận ra đoạn cuối này thực sự có hậu. Các anh chị kính mến! Tôi đã từng nghĩ mình là...